Cây lạc tiên – Công dụng, cách dùng và những bài thuốc dân gian

Cây lạc tiên hay còn gọi là nhãn lòng là loại cây quen thuộc, mọc hoang ở nhiều nơi. Tuy nhiên, ít người biết được công dụng tuyệt vời của loại thảo dược này. Bài viết dưới đây, xin gửi tới quý bạn đọc những thông tin về công dụng, cách dùng và bài thuốc dân gian từ thảo dược lạc tiên. 

Tác dụng của cây lạc tiên trong Đông y

Theo y học cổ truyền, dược liệu lạc tiên có vị ngọt, hơi đắng, có tính bình và được quy vào hai kinh Can, Tâm.

  • Lá, dây, hoa lạc tiên có công dụng trừ tà khí, giải nhiệt, mát gan, trị chứng mất ngủ, đau đầu hiệu quả.
  • Quả lạc tiên được sử dụng chữa ho phế quản, có thể dùng nước tắm để chữa bệnh viêm da, mụn ghẻ.

Một số tác dụng nổi bật của dược liệu này trong Đông y như sau:

  • Hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ kinh niên, ngủ không sâu giấc, rối loạn giấc ngủ.
  • Có tác dụng trong việc an thần, thanh tâm, thanh nhiệt, dưỡng can, giải độc cơ thể và lợi tiểu.
  • Làm mát gan và hỗ trợ đắc lực trong quá trình điều trị một số bệnh lý về gan.
  • Giúp điều trị những bệnh liên quan tới da liễu: mụn mủ, ghẻ ngứa, viêm da. Với những bạn ở tuổi dậy thì, xuất hiện nhiều mụn thì sử dụng lạc tiên là biện pháp trị mụn hiệu quả, tối ưu được thời gian và kinh phí.
  • Tham gia vào quá trình điều trị các bệnh lý về tim, suy nhược thần kinh.
  • Hỗ trợ điều trị tình trạng ho phế quản, đau bụng do nhiệt táo.
  • Có hiệu quả giảm mệt mỏi, căng thẳng do áp lực và làm việc quá công suất.

Tác dụng theo khoa học hiện đại

Tác dụng của thảo dược lạc tiên đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu khoa học hiện đại. Các thành phần có trong thảo dược có công dụng rất tốt cho sức khỏe người dùng:

Thành phần hóa học chính: Sapomart, Hermalin, Chất xơ, Vitexin,Saponaretin, Passiflorin, Protein, muối khoáng, đường đơn, glucose, vitamin A, vitamin C, fructose, các acid hữu cơ…

Với những thành phần đó có trong lạc tiên, dược liệu này cũng như những loại thuốc được chiết xuất từ cây lạc tiên có tác dụng trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị những bệnh lý như: bệnh ngoài da, ho phế quản, chứng mất ngủ….

Hầu hết các bộ phận của dược liệu đều có thể sử dụng làm thuốc

Cách sử dụng cây lạc tiên hiệu quả

Cách sử dụng dược liệu ảnh hưởng không nhỏ tới dược tính mà lạc tiên mang lại. Dưới đây là một số cách sử dụng thảo dược hiệu quả:

  • Chế biến thành món ăn: Nhiều gia đình đã sử dụng lạc tiên là một nguyên liệu cho nhiều món ăn trong gia đình. Có thể dùng ngọn lạc tiên để luộc, xào tỏi hoặc nấu canh. Đây là cách dùng đơn giản, dễ sử dụng và cũng rất bổ dưỡng.
  • Pha trà: Sử dụng lạc tiên để pha trà cũng được không ít người dùng áp dụng. Với phương pháp này, chỉ cần rửa sạch thảo dược và hòa cùng nước sôi, hãm trong khoảng 20 phút và có thể sử dụng. Có thể dùng trà lạc tiên thay thế những loại trà khác trong ngày.
  • Sắc thuốc: Sự kết hợp của lạc tiên và một số loại dược liệu khác giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau và mang lại hiệu quả rất tốt.
  • Ngâm rượu lạc tiên: Sử dụng quả lạc tiên sau khi đã thu hoạch, phơi hoặc sấy khô rồi ngâm rượu. Sau khoảng 1-2 tháng có thể sử dụng. Tuy nhiên cần phải lưu ý về liều lượng rượu thuốc dùng mỗi ngày và không dùng để nhậu nhẹt.
  • Nấu cao: Có thể thấy, đây là phương pháp còn khá lạ lẫm với nhiều người. Người dùng có thể nấu lạc tiên thành cao sệt rồi bảo quản và dùng dần. Cao lạc tiên có mùi hương đặc trưng, dễ chịu nên rất dễ uống. Với mỗi lần dùng, chỉ nên sử dụng 1 muỗng nhỏ cao và pha với nước ấm.

Các bài thuốc từ dược liệu lạc tiên hiệu quả nhất

Cây lạc tiên trị bệnh gì và các bài thuốc từ dược liệu này được chế biến như thế nào? Hãy tiếp tục theo dõi những thông tin dưới đây của chuyên trang để tìm hiểu về những bài thuốc từ cây dược liệu này.

Điều trị mệt mỏi, giảm căng thẳng

Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, stress có thể xảy ra ở rất nhiều người, đặc biệt với những người thường xuyên gặp áp lực từ cuộc sống và làm việc quá công suất. Sử dụng dược liệu lạc tiên giúp an thần và giảm tình trạng căng thẳng.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Dây, quả, lá lạc tiên: 300gr
  • Râu ngô: 200gr
  • Rau má: 100gr

Thực hiện theo các bước:

  • Sấy khô, phơi khô hoặc sao vàng các bộ phận trên của cây lạc tiên và các loại dược liệu kết hợp cùng.
  • Đun các nguyên liệu với 750ml nước rồi thêm ¼ thìa muối hạt.
  • Đun nhỏ lửa trong khoảng thời gian 20 phút, chờ tới khi các dưỡng chất từ dược liệu ngấm ra nước thuốc và chỉ còn 300ml  nước thì tắt bếp.
  • Uống nước cây lạc tiên 2 lần một ngày, vào trưa và tối. Kiên trì áp dụng trong khoảng 7 đến 10 ngày sẽ thấy được hiệu quả mang lại.

Hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ, chứng mất ngủ kinh niên

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, phụ thuộc vào mức độ bệnh lý khác nhau sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Vậy, lá cây lạc tiên có tác dụng gì trong điều trị chứng mất ngủ kinh niên và bài thuốc điều trị như thế nào?

Bài thuốc 1: Làm nguyên liệu chế biến món ăn

Sử dụng cây lạc tiên và chế biến thành món ăn hàng ngày là một phương pháp chữa mất ngủ hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Người bệnh có thể luộc ngọn lạc tiên và dùng nấu canh. Các chuyên gia khuyên rằng, sử dụng vào bữa tối sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho người bệnh.

Bài thuốc 2: Sắc thuốc

Chuẩn bị nguyên liệu: 20gr cây lạc tiên, 6gr cam thảo, 12gr hạt sen, 15gr cỏ mọc, 12gr lá vông nem, 6gr xương bồ, 10gr cỏ tre, 10gr táo nhân sao, 10gr lá dâu.

Thực hiện theo các bước:

  • Cần phải rửa sạch, sơ chế tất cả các nguyên liệu trước khi sử dụng.
  • Đun tất cả các dược liệu với 600ml nước, đun sôi rồi vặn thật nhỏ lửa. Đun cho tới khi chỉ còn 200ml nước thì tắt bếp.
  • Dùng thuốc 2 lần mỗi ngày và áp dụng trong khoảng 1-2 tháng để thấy tác dụng và dược liệu mang lại.

Bài thuốc 3: Chế biến cao lỏng

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lạc tiên: 50gr
  • Lá vông: 30gr
  • Tâm sen: 2.2gr
  • Lá dâu tằm: 10gr

Thực hiện theo các bước:

  • Đun tất cả các nguyên liệu cùng 100ml nước, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun cho tới khi chỉ còn một chút nước, cô thành cao lỏng thì tắt bếp.
  • Sử dụng 2-4 thìa nhỏ mỗi ngày và pha cùng nước ấm để dùng trước khi đi ngủ.

Điều trị ho và viêm phế quản

Sử dụng quá nhiều kháng sinh để điều trị ho hay viêm phế quản khiến dạ dày của người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều. Thay vào đó, áp dụng bài thuốc từ cây lạc tiên giúp điều trị hiệu quả và rất lành tính.

Với bài thuốc này, người bệnh chỉ cần chuẩn bị cây lạc tiên và thực hiện theo những bước sau đây:

  • Rửa sạch dược liệu rồi để thật ráo nước.
  • Đun dược liệu cùng với 500ml nước, đun nhỏ lửa cho tới khi chỉ còn 150ml thì tắt bếp và sử dụng.
  • Dùng thuốc cho tới khi nào hết tình trạng ho.

Giảm đau nhức ở người cao tuổi

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lạc tiên: 500gr, có thể sử dụng các bộ phận của dược liệu
  • Lá mướp đắng non: 100gr
  • Hoa thiên lý: 300gr

Các bước thực hiện:

  • Phơi, sấy khô hoặc sao vàng dược liệu rồi tán thành bột mịn. Có thể trộn còn khoảng 50gr đậu xanh để át được vị đắng, ngái khi sử dụng.
  • Mỗi ngày pha cùng 100ml nước ấm, uống thay trà. Người bệnh phải kiên trì áp dụng liên tục trong 2 đến 4 tháng để thấy được hiệu quả của lạc tiên.

Lưu ý khi sử dụng dược liệu lạc tiên

Dù là một loại dược liệu lành tính, mang lại công dụng vàng cho sức khỏe, tuy nhiên, khi sử dụng, người tiêu dùng cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Uống cây lạc tiên nhiều có tốt không và chúng ảnh hưởng như thế nào khi sử dụng quá nhiều? Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cần phải tham khảo ý kiến của những người có chuyên về liều lượng sử dụng.
  • Không được phép tự ý sử dụng kết hợp lạc tiên với thuốc Tây hay các loại dược liệu khác.
  • Tìm hiểu kỹ về những món ăn, các loại thực phẩm cần phải kiêng kỵ. khi điều trị những bài thuốc từ cây lạc tiên.
  • Trước khi sử dụng dược liệu, cần phải tham khảo ý kiến của chuyên gia và những người có chuyên môn.

Trên đây là những thông tin về cây lạc tiên, công dụng, cách dùng và các bài thuốc từ dược liệu này. Bên cạnh việc áp dụng những bài thuốc trên, người bệnh cần phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để việc điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt hơn.


Nguồn: Bác sĩ Lê Phương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *