Quách
THÔNG TIN CHUNG
Tên khác
Cần thăng, Bằng thăng
Tên địa phương
Quách
Tên tiếng Anh
Wood-apple, Elephant-apple
Tên khoa học
Limonia acidissima Groff, 1924
Tên đồng nghĩa
Schinus limonia L.
BẢN ĐỒ VỊ TRÍ
PHÂN LOẠI KHOA HỌC
Họ
Cam quýt
Bộ
Bồ hòn
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kính
Giới
Thực vật
NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH
Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc từ các nước châu Á nhiệt đới (Việt Nam, Ấn Độ, Srilanca, Đông Dương).
Phân bố
Cây chỉ xuất hiện ở 03 huyện là Huyện Thới Bình (xã Khánh Tiến) và huyện Cái Nước (thị trấn Cái Nước), huyện Ngọc Hiển (xã Tân Ân)
Sinh cảnh
Cây được trồng nhiều trong vườn nhà để làm thuốc
Cách trồng
Cây có thể trồng theo cách chiết cành hoặc gieo hạt
MÔ TẢ THỰC VẬT
Chu kỳ sống
Cây lâu năm
Dạng cây
Cây gỗ nhỏ
Chiều cao
Cây cao tới 12m
Cuốn lá
Cuống lá có cánh.
Lá
Lá kép lông chim lẻ, có 2-3 đôi lá chét mọc đối, gần như không cuống, nhẵn, dạng màng hay hơi dai, có điểm chấm; cuống lá có cánh
Cụm hoa
Chùm hoa dầy trắng, mọc ở nách lá và ngọn.
Hoa lượng tính
Hoa trắng kem, xanh lục hay hơi hồng tía, thành chùm đơn ở kẻ lá, ngắn hơn quả.
Quả
Quả có dạng quả mọng, gần đầu hình cầu, đường kính 7-8cm. Quả có vỏ dày hóa gỗ, màu trắng hay hơi xám, loang lỗ kiểu hạt li ti nhìn giống trái dây cám. Phần thịt bên trong có nhiều sợi cứng, các hạt bám lên đó. Khi trái chưa chín có phần thịt màu trắng, khi chín phần thịt chuyển sang màu nâu sậm cho đến màu đen. Nếu để chín quá thì sẽ bị lên men. Quả chữa nhiều hạt.
Hạt
Hạt nhiều, láng, dài 6 mm, bao phủ bởi những lông ẫm ướt.
Sinh học
Cây mọc khỏe chịu được khí hậu nóng, khô và trãi nắng.
Mùi hương
Quả có mùi hôi đặc trưng
Mùa hoa
Tháng 2 đến 4
Mùa quả
Tháng 7 đến 11
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC
Thành Phần Hóa Học
"Trong 100g phần thịt quả ăn được thì có chứa 74g nước, 8g protid, 1,5g lipid, 7,5g carbonhydrat và 5g tro. Với thịt quả phơi khô thì có chứa 15% acid citric, một lượng nhỏ K, Ca và muối Fe.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, toàn bộ cây quách đều dùng được và đặc biệt là quả chín có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt trái quách chứa nước, đường, đạm, chất xơ, chất béo. Các khoáng chất vi lượng (Ca, P, K, Fe) và vitamin thiết yếu (A, B1, B2, C).
Ngoài ra thịt trái quách còn chứa nhiều hoạt chất có giá trị như tanin, flavanoid và coumarin."
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, toàn bộ cây quách đều dùng được và đặc biệt là quả chín có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt trái quách chứa nước, đường, đạm, chất xơ, chất béo. Các khoáng chất vi lượng (Ca, P, K, Fe) và vitamin thiết yếu (A, B1, B2, C).
Ngoài ra thịt trái quách còn chứa nhiều hoạt chất có giá trị như tanin, flavanoid và coumarin."
CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG
Tính vị, tác dụng
Quả, vỏ Quách có vị đắng, hôi; lá có mùi thơm, tính mát, khống độc.
Khái quát chung công dụng
Chữa ho, đau mắt đỏ (Lá). Rối loạn chức năng gan, mật (Vỏ). Dịch quả kích thích ăn ngon, giúp tiêu hóa tốt, chữa mụn nhọt ở miệng, làm chắc răng lợi.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Quả, vỏ thân, gai và lá.
Thời gian thu hoạch
Các bộ phận của cây có thể thu hái quanh năm.
Tác dụng dược lý
Quách có tác dụng thanh phong nhiệt, làm hết chống mặt, tiêu thũng thấp, hết nấc cụt.
Chế biến
Quả còn xanh thì đem xắt mỏng, phơi khô
ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC
Bài thuốc độc vị 1
Trị bệnh viêm loét dạ dày: Chuẩn bị 3 lá quách và 1 chén nước. Ngâm lá quách trong nước, để qua đêm, Sau đó lọc hỗn hợp này lấy nước, bỏ lá và uống khi dạ dày còn rỗng, uống 1 lần/ ngày, liên tục trong 3 – 4 tuần.
Bài thuốc độc vị 2
Giúp giảm đau và kháng viêm: Lấy nước ép từ trái quách uống.
Bài thuốc độc vị 3
Thanh nhiệt, chống táo bón: Dùng trái quách chín làm nước giải khát (người ta thường dầm quách với đá để ăn).
Bài thuốc đa vị 1
Hỗ trợ gân cốt, tăng cường sức khỏe: Lấy quả Quách, cạo sạch lớp vỏ cám bên ngoài trái quách, đem phơi vừa ráo và tạo các đường nứt trên thân trái. Sau đó cho trái quách vào bình và ngâm với rượu trắng cùng đường phèn. Sau khi lên men rượu, uống.
LƯU Ý:
Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
"Chỉ nên dùng trái chín, hạn chế dùng trái còn tươi vì có thể gây đau họng, khàn giọng.
Tránh sử dụng trái đã bị nứt vì có thể phần thịt quả bên trong đã bị mốc."
Tránh sử dụng trái đã bị nứt vì có thể phần thịt quả bên trong đã bị mốc."