Nha đam

Report Abuse

353. Nha dam
0 0 Reviews

Nha đam

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Lô hội, Long tu
Tên địa phương
Nha đam
Tên tiếng Anh
Barbados Aloe, Medicinal Aloe, Burn Plant, Aloe
Tên khoa học
Aloe vera (L.) Burm.f., 1768
Tên đồng nghĩa
Aloe barbadensis Mill.
Aloe barbadensis var. chinensis Haw.
Aloe chinensis Steud. ex Baker
Aloe elongata Murray
Aloe flava Pers.
Aloe indica Royle
Aloe lanzae Tod.
Aloe perfoliata var. barbadensis (Mill.) Aiton
Aloe perfoliata var. vera L.
Aloe rubescens DC.
Aloe vera var. chinensis (Steud. ex Baker) Baker
Aloe vera var. lanzae Baker
Aloe vera var. littoralis J.Koenig ex Baker
Aloe vulgaris Lam.

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Lô hội, Nha đam
Họ
Măng tây
Bộ
Măng tây
Lớp
Một lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Bắc Phi
Phân bố
Cây có sự phân bố rộng rãi hầu như đều có thể tìm thấy ở 09 đơn vị hành chính của tỉnh Cà Mau.
Sinh cảnh
Nha đam được trồng nhiều trong vườn nhà, vườn thuốc nam, ven ao, ven đường đi để dùng làm thuốc và làm thực phẩm.
Cách trồng
Nha đam không trồng được từ lá cắt ra mà được trồng từ cụm cây con tách ra từ gốc cây mẹ hoặc từ bộ rễ liên kết.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống nhiều năm
Dạng cây
Cây thân thảo
Chiều cao
Cây cao từ 40 – 80 cm
Thân cây
Cây có khi không có thân, có khi thân cao lên hóa thành gỗ, ngắn, to, thô.
Lá cây mập mọng nước, phát triển từ dưới đất lên. Số lượng bó lá từ 16 – 20 tạo, mọc thẳng đứng hoặc hơi lòe xòe ra tạo thành hình dáng giống hoa hồng. Lá không cuống, phiến lá thẳng hoặc hình mũi dáo cao khoảng 40 – 50 cm và rộng 6 – 7 cm. Đỉnh lá nhọn bìa phiến hơi hồng có gai cứng màu vàng sáng cao 2 mm.
Cụm hoa
Cụm hoa dài chừng 1m mọc thành chùm, mọc thành chùm dài.
Hoa lượng tính
Hoa màu vàng xanh lục nhạt, lúc đầu mọc đứng, sau rũ xuống, dài 3 - 4cm.
Quả
Quả nang hình trứng thuôn, lúc đầu màu xanh sau nâu và dai, có 3 ô, mỗi ô đựng nhiều hạt.
Mùi hương
Có mùi đặc biệt do chứa tinh dầu.
Mùa hoa
Mùa Thu

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Lô hội có các thành phần hóa học chính như:
Các Monosaccharid và Polysaccharid bao gồm glucose, aldopentose, xylose, rhamnose, arabinose, cellulose, acemannan và mannose.
Axít béo chưa bão hoà và prostaglandin như acid gama linolenic
Enzym: Amilaza, oxydaza, lipaza, Allnilaza và Catalaza
Nhóm anthraglycoside như barbaloin, aloe Emodin, Aloinosit A, Aloezin, Aloectin, Aloinosit B, Anthranol, aloin, axít cinnamiaxít và hysophanic.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Nhựa Nha đam có vị đắng, tính hàn.
Khái quát chung công dụng
Nhựa thường dùng trị: Kinh bế, kinh nguyệt ít, táo bón; đại tiện bí, sung huyết não, kinh phong. Lá thường dùng trị: Ðau đầu, chóng mặt, táo bón, trẻ em co giật, suy dinh dưỡng, ho gà. Còn dùng trị sâu răng, viêm mủ da, vết chảy và bỏng, eczema. Dùng lá 10-15g nhựa 1,5-3g làm viên, cũng dùng nghiền thành bột đắp tại chỗ.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Phần gel và lớp thịt dày bên trong lá lô hội.
Thời gian thu hoạch
Thu hái lá hoa quanh năm.
Tác dụng dược lý
- Nha đam có tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hoá, điều kinh và trị giun. Lá và hoa có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tiêu viêm, nhuận tràng, diệt ký sinh trùng.

- Tác dụng đối với Vị trường: Aloin là chất tẩy xổ mạnh và mạnh hơn so với Đại hoàng. Aloin tác động trên kết trường. Lô hội dùng thụt Đại trường có tác dụng cũng như uống (Trung Dược Học).

- Tác dụng tẩy xổ: Aloin là chất tẩy xổ mạnh, tác dụng kích thích đại trường gây xổ thường kèm theo đau bụng, hố chậu sung huyết. Nghiêm trọng có thể gây viêm Thận. Lô hội dùng thụt Đại trường có tác dụng cũng như uống (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

- Tác dụng đối với tim mạch: nước sắc Lô hội có tác dụng ức chế tim cô lập của ếch (Trung Dược Học).

- Nước ngâm kiệt Lô hội có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với nấm gây bệnh ngoài da (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

- Lô hội còn có tác dụng kháng hoạt tính ung thư (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

- Tác dụng chữa vết thương và vết phỏng: nướcsắc Lô Hội 10% bôi trên thỏ và chuột thấy rút ngắn được thời gian điều trị. Trong những năm gần đây, nướcsắc Lô hội dùng điều trị phỏng có kết quả tốt, 1 số trường hợp cho thấy Lô hội kháng được với Pseudomonas aeruginosa (Trung Dược Học).

- Tác dụng chống khối u: Lô hội chiết xuất bằng alcohol có tác dụng ức chế sự phát triển của 1 số khối u và xơ gan cổ trướng (Trung Dược Học).

- Các Anthraquinon của các loại Aloe kết hợp được với các ion Calcium trong đường tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước tiểu (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 80: 23).

- Tác dụng kháng sinh: các nghiên cứu mới nhất chứng minh gel Lô Hội tươi có tính sát khuẩn, gây tê (làm giảm đau sau khi bôi), tăng vi tuần hoàn vì vậy giúp mau lành vết thương khi bôi lên (Cuzzel 1986, David và cộng sự 1987, Rodriguez và cộng sự 1988, Hogan 1988).

- Aloe vera gel có tác dụng làm săn da, kháng sinh, làm đôngkết dịch rỉ (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 80: 24).
Chế biến
Sơ chế: Sử dụng nha đam tươi, gọt bỏ phần vỏ, làm sạch lớp nhựa mủ màu vàng rồi cắt thành khúc. Ngoải ra, lá sau khi thu hái có thể cắt nhỏ, gĩa và ép lấy nước. Để lắng 24 giờ, gạn nước thu được đem cô ở ngoài nắng hoặc đun cho đặc.
Bào chế: Rạch 1 đường giữa lá Lô hội tươi, tách mở ra rồi dùng sống dao nạo phần giữa lá ra sẽ có 1 chất gel trong suốt. Đó là gel Lô hội (Aloe vera gel). Phơi khô gel này sẽ có chất Nha đam (Aloès) màu nâu đen hoặc màu ánh lục. Tán vừa nhỏ, dùng sống. Khi sắc thuốc, lấy nước thuốc đang sôi, chế vào Lô hội cho tan ra, lọc bỏ tạp chất ở dưới rồi hòa chung với thuốc uống. Làm thuốc hoàn: thường dùng nó làm hồ để viên hoặc làm áo ngoài viên thuốc.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuộc độc vị 1

Trị vết cháy và bỏng, dùng lá Lô hội chiết dịch xoa tại chỗ. Lấy một lá (15-18cm) đun nước sôi, thêm đường dùng uống.

Bài thuốc độc vị 2

Trị táo bón, tiểu bí do nhiệt kết: Lô hội 6g, Nghiền nát. Phân ra cho vào 6 viên nang nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 viên nang. Nếu không có viên nang, dùng đường trộn với thuốc, ngậm nuốt dần.

Bài thuốc độc vị 3

Trị phỏng nắng: Bôi ngay gel Lô hội lên da vài giờ 1 lần.

Bài thuốc độc vị 4

Trị viêm loét dạ dày: Uống gel tươi của lá Lô hội: cứ vài giờ uống 1 muỗng canh gel tươi, lúc bụng đói.

Bài thuốc độc vị 5

Trị mụn mặt ở thanh niên: Chế cao xoa mặt có gia thêm nướclá Lô hội 5-7%, xoa ngày 1-3 lần.

Bài thuốc độc vị 6

Trị mụn mặt ở thanh niên: Chế cao xoa mặt có gia thêm nướclá Lô hội 5-7%, xoa ngày 1-3 lần.

Bài thuốc độc vị 7

Chữa bệnh tiểu đường và cao huyết áp: Dùng 1 nắm lá lô hội, bỏ vỏ và phần gai hai bên, rửa sạch. Sau đó, nấu sôi để nguội. Cuối cùng cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và lấy nước uống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 muỗng. Nên nhớ uống trước khi ăn 15 phút.

Bài thuốc độc vị 8

Trị mụn: Mỗi ngày dùng khoảng 200 gram lô hội tươi, gọt vỏ và rửa sạch. Sau đó, cắt thành từng miếng và thêm 2 muỗng mật ong cùng với 50 gram đường cát trắng và ăn.

Bài thuốc độc vị 9

Chữa bệnh tiểu đường và cao huyết áp: Dùng 2 – 3 nhánh cây lô hội, gọt bỏ vỏ và rửa sạch. Sau đó, nấu sôi rồi uống và ăn cả phần thịt lá. Mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần uống 1 muỗng canh trước bữa ăn 15 phút.
Cách 3: Dùng 1 đến 2 lá lô hội đem gọt lấy phần thịt, rửa sạch và ăn sống. Tốt nhất nên ăn 3 lần mỗi ngày để cải thiện triệu chứng bệnh. Lưu ý: Để dễ ăn hơn, người bị huyết áp mà không bị tiểu đường có thể ăn lô hội với đường phèn hoặc đường nguyên chất. Còn đối với người bị tiểu đường nhưng không bị cao huyết áp thì nên ăn với muối.

Bài thuốc độc vị 10

Trị cam nhiệt, giun đũa: Lô hội 15g, tán bột. Mỗi ngày uống 6g lúc đói với nước ấm.

Bài thuốc độc vị 11

Trị mụn mặt ở thanh niên: Chế cao xoa mặt có gia thêm nước lá Lô hội 5-7%, xoa ngày 1-3 lần.

Bài thuốc độc vị 12

Phòng ngừa sỏi niệu: Dùng vài lá Lô hội tươi, lấy gel nấu với đậu xanh làm nước uống hàng ngày. Ăn mỗi tuần vài lần.

Bài thuốc độc vị 13

Trị trĩ ra máu: Bôi gel Lô hội vào, ngày vài lần.

Bài thuốc độc vị 14

Trị táo bón, tiểu bí do nhiệt kết: Dùng bài: Lô hội thông tiện giào hoàn: lô hội 6g. Nghiền nát, phân ra cho vào 6 viên nang nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 - 3 viên nang. Nếu không có viên nang, dùng đường trộn với thuốc, ngậm nuốt dần.

Bài thuốc độc vị 15

Trị mụn nhọt: lá lô hội tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt.

Bài thuốc độc vị 16

Trị mụn trứng cá: Lá lô hội tươi bóc vỏ, lấy phần gel tươi, xoa lên vùng bị trứng cá, ngày làm 1 lần. Làm liên tục nhiều ngày.

Bài thuốc độc vị 17

Chữa đái tháo đường: lá lô hội 20g. Sắc uống ngày 1 thang (có thể uống sống).

Bài thuốc độc vị 18

Trị bệnh ngoài da, chăm sóc da
Chất nhầy trong gel nha đam có khả năng thấm ướt, tạo độ ẩm cho da từ đó giúp da dễ đàn hồi, giảm nếp nhăn. Chỉ cần lấy phần thịt nha đam xoa đều lên vùng da mặt mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp da đẹp hơn.

Bài thuốc độc vị 19

Trị môi nứt nẻ: Lấy nhựa nha đam bôi lên môi vào mỗi tối trước khi đi ngủ, sau một thời gian, bạn sẽ có bờ môi mọng như ý.

Bài thuốc độc vị 20

Chữa rụng tóc: Lấy chất nhờn của cây nha đam bôi vào chân tóc trong khoảng 2 – 3 giờ cho khô rồi gội sạch đầu. Thực hiện liên tục trong 6 tháng.

Bài thuốc đa vị 1

Trị táo bón (do trường vị thực nhiệt) mạn tính: Lô hội 20g, Chu sa 15g,cùng tán nhỏ, hòa với ít rượu làm viên. Mỗi lần uống 4g với rượu hoặc nước cơm, ngày 2 lần (Canh Y Hoàn - Cục Phương).

Bài thuốc đa vị 2

Trị màng tiếp hợp viêm cấp: Lô hội 3g, Hồ hoàngliên 3g, Đương quy 10g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 3g, Vô di 10g, Mộc hương 3g, Long đởm thảo 6g. Sắc nước uống (Lô Hội Hoàn Gia Vị - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Bài thuốc đa vị 3

Trị can đởm thực nhiệt gây ra táo bón, tiểu đỏ, ít, hoa mắt, chóng mặt, nặng hơn thì co giật, phát cuồng, nói nhảm: Lô hội, Đại hoàng, Thanh đại (thủy phi), mỗi thứ 4g, Đương quy, Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Hoàng bá, Hoàng liên mỗi thứ 6g, Mộc hương 5,5g, Xạ hương 0,3g (để riêng). Tán bột, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 6-10g, ngày 3 lần.

Bài thuốc đa vị 4

Trị cam tích, táo bón, giun đũa, suy dinh dưỡng: Lô hội, Diên hồ sách, Mộc hương đều 3g, Vô di Thanh bì đều 6g, Đương quy, Phục linh, Trần bì đều 10g, Chích thảo 3g. Tán bột, trộn hồ làm hoàn. Ngày uống 4-6g.

Bài thuốc đa vị 5

Trị ghẻ lở, lở loét hậu môn: Lô hội 30g, Cam thảo 15g. Tán bột. Dùng nướcđậu hũ rửa chỗ loét rồi đắp thuốc vào.

Bài thuốc đa vị 6

Trị táo bón, khó tiêu vì thiếu nước mật, vàng da, yếu gan yếu ruột: Bột Lô hội 0,08g, Cao mật bò tinh chế 0,05g, Phenltalein 0,05g, bột Cam thảo 0,05g. Tá dược vừa đủ 1 viên. Ngày uống 1-2 viên vào bữa cơm chiều. Trẻ nhỏ dưới 15 tuổi không dùng.

Bài thuốc đa vị 7

Phòng ngừa sỏi niệu: Dùng vài lá Lô hội tươi, lấy gel nấu với đậu xanh làm nước uống hàng ngày. Ăn mỗi tuần vài lần.

Bài thuốc đa vị 8

Trị mụn: Dùng 500 ml nước cốt nha đam trộn đều với 200 ml mật ong và để tủ lạnh dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 3 muỗng canh trước khi ăn dùng. Ngoài ra cũng có thể dùng phần thịt nha đam trộn chung với nước vo gạo đã lắng và đắp lên mặt vào mỗi buổi tối.

Bài thuốc đa vị 9

Trị cam, sát trùng, hòa vị, chỉ tả: Dùng bài Lô hội hoàn: Lấy lô hội 40g, hạc sắt 40g, lôi hoàn 40g, mộc hương 40g, thanh đại 40g, thuyền thoái 20 cái, vu di 40g, xạ hương 4g. Các vị tán bột làm hoàn, ngày uống 2 - 4g.

Bài thuốc đa vị 10

Chữa tiểu đục: lô hội tươi 20g giã nát, thêm đạm qua tử nhân 30 hạt, uống trước bữa ăn, ngày 2 lần. Có thể dùng hoa lô hội 20g nấu với thịt lợn ăn.

Bài thuốc đa vị 11

Chữa tiêu hóa kém: lô hội 20g, bạch truật 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.

Bài thuốc đa vị 12

Chữa viêm loét tá tràng: lô hội 20g, dạ cẩm 20g, nghệ vàng 12g (tán bột mịn), cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Nếu ợ chua nhiều, thêm mai mực tán bột 10g chiêu với nước thuốc trên. 15-20 ngày là 1 liệu trình.

Bài thuốc đa vị 13

Chữa bế kinh, đau bụng kinh: lô hội 20g, nghệ đen 12g, rễ củ gai 20g, tô mộc 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1thang, chia 2-3 lần.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Người bị yếu dạ dày, ruột và phụ nữ có thai không nên dùng.
Đang có thai hoặc đang hành kinh: không dùng.
Người Tỳ hư hàn, rối loạn tiêu hóa: không dùng.
Tỳ Vị suy yếu, tiêu chảy, phụ nữ có thai: không dùng.
Lô hội gây sung huyết, do đó, không dùng cho người bị lòi dom và có thai.
Độc tính: Dùng liều quá cao (8g), có thể gây ngộ độc chết người.
Lô hội có tác dụng tẩy mạnh, vì vậy, nên giảm liều hoặc ngưng thuốc nếu có hiện tượng đi ngoài phân lỏng. Người đã bị đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng.
Nên thận trọng khi dùng cho người cao tuổi.
Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược không được dùng.