Go Back

Report Abuse

352. Nguyet Que Thai
352Nguyet Que Thai (5)_Fotor
352Nguyet Que Thai (4)_Fotor
352Nguyet Que Thai (2)_Fotor
352Nguyet Que Thai (1)_Fotor

Nguyệt quế thái

0 (0 Reviews)

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Nguyệt quế lá lớn, Nguyệt quế hoa to, Nguyệt quới thái
Tên địa phương
Nguyệt quế thái
Tên tiếng Anh
Dwarf Tree Jasmine, Peep Thong
Tên khoa học
Radermachera peninsularis Steenis, 1976

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Rà - đẹt, Boọc Bịp, Rọc Rạch
Họ
Quao
Bộ
Hoa môi
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc từ các nước Châu Á nhiệt đới.
Phân bố
Cây chỉ xuất hiện ở huyện Năm Căn (Thị trấn Năm Căn,).
Sinh cảnh
Cây được trồng làm thuốc ở trong vườn nhà.
Cách trồng
Cây được nhân giống bằng cách giâm cành.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Cây bụi
Chiều cao
Cây trưởng thành có thể cao đến 2m..
Thân cây
Cây thân gỗ
Cành nhánh
Cây nguyệt quế thái có cành và lá to hơn các loài nguyệt quế thông thường.
Lá bách hợp gồm các lá chét nhẵn bóng. Các lá tờ rơi có hình dạng elip, với toàn bộ lề.
Cụm hoa
Hoa có màu hồng nhạt đến trắng, thơm, có các sọc màu cam đến vàng cam ở cổ họng. Chúng xuất hiện thành từng cụm lớn gần ngọn cành. Hoa mềm và mịn.
Quả
Quả nguyệt quế có hình oval, xanh khi non và đỏ hoặc cam khi chín. Quả có nhiều thịt, mọng nước, mỗi quá có 1 -2 hạt.
Sinh học
Cây chịu được ánh sáng một phần hoặc toàn phần. Mặc dù cây chịu được mức độ ánh sáng yếu trong nhà nhưng nó sẽ nở nhiều hoa hơn và thơm hơn dưới ánh sáng chói. Cây dễ bị thối rễ trong đất ngập nước, vì vậy hãy để đất khô trước khi tưới nhiều nước.
Mùi hương
Hoa có hương thơm nhẹ vừa phải, thanh và ngọt, không quá nồng, giống hương hoa hồng.
Mùa hoa
Cây cho hoa gần như quanh năm và nở rộ nhất vào mùa hè.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Trong hạt nguyệt quế có hàm lượng dầu lớn (30%).
Trong lá và quả có nhiều tinh dầu như: cineol, geraniol, pinen.
Ngoài ra, trong quế cũng có thành phần: acid caffeic, catechin, quercetin, dưỡng chất thực vật parthnolide.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Vị cay, chát, tính hàn.
Khái quát chung công dụng
Dùng để chữa bệnh ngoài da và dạ dày.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Lá và quả
Thời gian thu hoạch
Lá thu hái vào tháng 6 – 7 hàng năm và quả thu hái vào tháng 8 – 9 hàng năm.
Chế biến
Lá và quả mang về sẽ được phơi khô dùng dần, hoặc nghiền thành bột mịn, hoặc chế biến thành tinh dầu.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuộc độc vị 1

Loại trừ vi khuẩn, nấm gây nhiễm trùng da: Lấy lá nguyệt quế, rửa sạch rồi đun sôi với nước. Lọc lấy nước để trong chai thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi ngày 2 lần lấy nước lá nguyệt quế rửa mặt để loại bỏ nấm và vi khuẩn gây nhiễm trùng da.

Bài thuốc độc vị 2

Chăm sóc, thanh tẩy da cơ thể, nuôi dưỡng da: Lấy lá nguyệt quế, phơi khô, nghiền thành bột mịn rồi bảo quản trong lọ thủy tinh. Mỗi ngày, lấy 2 thìa bột quế bọc vào trong tấm vải sạch, buộc kín lại rồi thả vào chậu nước tắm. Tắm nước bột quế sẽ giúp thanh tẩy da chết, chăm sóc, nuôi dưỡng da rất tốt.

Bài thuốc độc vị 3

Chống nhiễm trùng trên vết thương hở: Lấy lá nguyệt quế, tán thành bột mịn. Sau đó, hãy đắp bột lên vết thương hở, hoặc vết thương mới lành.

Bài thuốc độc vị 4

Trị chứng khó tiêu: Lấy 1 nắm lá nguyệt quế tươi hoặc khô, rửa sạch rồi cho vào ấm hãm với nước sôi. Dùng nước lá nguyệt quế uống như trà hàng ngày.

Bài thuốc độc vị 5

Bảo vệ tim mạch: lấy lá hoặc thân cây nguyệt quế, sắc lấy nước uống sẽ giúp rất tốt.

Bài thuốc độc vị 6

Giúp ngủ ngon: Dùng máy khuếch tán tinh dầu quế trước khi đi ngủ 30 phút sẽ giúp có giấc ngủ ngon. Ngoài ra, cũng có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu quế ở gối, hoặc nhỏ vào khăn lót dưới gối cũng có tác dụng tương tự.

Bài thuốc độc vị 7

Giảm stress: Hãy lấy một vài lá nguyệt quế khô đốt lên ở không gian sống để cho mùi hương từ từ lan tỏa khắp nơi. Đây là cách giúp giảm stress rất tốt vì mùi hương của lá nguyệt quế có thể giúp lưu thông khí huyết, cho tinh thần thoải mái.

Bài thuốc độc vị 8

Thư giãn: Mùi thơm của cây nguyệt quế có tác dụng thư giãn rất tốt. Chính vì thế, chỉ cần nhỏ một vài giọt tinh dầu quế ở không gian sống giúp mùi hương lan tỏa để có tinh thần thoải mái, thư giãn tốt hơn.

Bài thuốc độc vị 9

Tốt cho hô hấp: Lấy 1 nắm lá nguyệt quế tươi hoặc lá nguyệt quế khô cho vào đun sôi với nước. Sau đó, hãy lấy nước vừa sôi mang ra xông hơi vào mũi, cho hơi đi vào phổi để giúp lọc bỏ những chất độc, chất thải trong phổi. Ngoài ra, cũng có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu quế vào nước sôi rồi dùng xông hơi cũng có tác dụng tương tự.

Bài thuốc độc vị 10

Điều hoà kinh nguyệt, chữa khí hư ra nhiều: Lấy 1 nắm lá nguyệt quế tươi, hoặc khô rửa sạch, cho vào sắc nước. Uống nước lá nguyệt quế hàng ngày sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt, chữa khí hư ra nhiều hiệu quả.

Bài thuốc độc vị 11

Chữa ho, cảm lạnh: Xoa tinh dầu quế lên ngực và gan bàn chân mỗi khi bị ho hoặc cảm lạnh.

Bài thuốc độc vị 12

Giúp giảm đau xương khớp: Dùng tinh dầu quế thoa lên các vùng xương khớp bị đau, massage nhẹ nhàng. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần sẽ giúp giảm đau xương khớp hiệu quả.

Bài thuốc độc vị 13

Chữa ho, cảm lạnh: Nhỏ 5 – 10 giọt tinh dầu quế vào bát nước sôi. Sau đó nhúng một khăn sạch vào bát nước, đắp lên ngực.

Bài thuốc độc vị 14

Chữa trào ngược dạ dày: Uống trà nguyệt quế nóng.

Bài thuốc đa vị 1

Kích thích mọc tóc: Nguyên liệu: Tinh dầu quế; tinh dầu bưởi (hoặc tinh dầu jojoba). Trộn hai loại tình dầu với nhau với lượng vừa đủ, bôi lên tóc ướt trong 15 – 20 phút. Sau đó, tiến hành gội đầu sạch lại với nước.

Bài thuốc đa vị 2

Giảm ngứa da đầu, trị gàu: Lúc gội đầu, cho thêm vài giọt tinh dầu quế vào nước. Việc làm này vừa giúp trị gàu, vừa giúp ngăn ngừa gàu phát triển.

Bài thuốc đa vị 3

Chữa da bị kích thích: Nguyên liệu: Lá và quả nguyệt quế; kem dưỡng vaseline. Lá và quả bột quế tán thành bột mịn, trộn với vaseline rồi bôi lên vùng da bị kích thích.

Bài thuốc đa vị 4

Chữa viêm đường tiết niệu: Lấy bột nguyệt quế; sữa tươi (hoặc sữa bò) pha sữa với 1 cốc nước, cho thêm 1 thìa bột nguyệt quế vào rồi uống. Mỗi ngày 1 – 2 cốc.

Bài thuốc đa vị 5

Chữa trào ngược dạ dày: Uống trà nguyệt quế nóng: Lấy 5gr lá nguyệt quế và 1 miếng gừng đun sôi với 200ml nước. Đun đến khi nào nước cạn chỉ còn 50ml nước thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 2 phần uống trong ngày.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Không nên dùng nguyệt quế chữa bệnh cho mẹ bầu, người đang cho con bú hoặc trẻ nhỏ.
Người dị ứng với thành phần của cây nguyệt quế cũng không nên dùng.
Thành phần của cây nguyệt quế có thể tương tác với các thuốc trị tiểu đường hoặc thuốc insulin vì thế không nên sử dụng song song hai loại này.
Cây nguyệt quế chữa bệnh chỉ là các bài thuốc dân gian, chưa có cơ sở khoa học vì thế không nên quá lạm dụng vào nó. Đặc biệt, khi dùng cần đúng liều lượng để không ảnh hưởng tới sức khỏe.