Ngũ triều

Report Abuse

350. Ngu trieu
0 0 Reviews

Ngũ triều

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Dây tứ giác, Chạc chìu (Tày), Tích diệp đằng, Chong co (Thái), Dạt lồng nhây (Dao)
Tên địa phương
Ngũ triều
Tên tiếng Anh
Stone leaf
Tên khoa học
Tetracera Scandens (L.) Merr., 1719

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Dây chiều
Họ
Sổ
Bộ
Sổ
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ
Phân bố
Cây chỉ xuất hiện ở huyện Cái Nước (xã Thạnh Phú)
Sinh cảnh
Cây được trồng làm thuốc ở trong vườn nhà
Cách trồng
Cay được trồng bằng cách giâm cành

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống nhiều năm
Dạng cây
Cây dạng dây trườn
Chiều cao
Cây dài 3-5m hay hơn
Thân cây
Thân cây có màu nâu
Cành nhánh
Cành cây mềm dài, cành non có lông nhám và tẩm silic (SiO2)
Lá mọc so le, phiến hình bầu dục, không dài hơn 10cm, cũng rất nhám, mép khía răng
Cụm hoa
Chuỳ hoa to, ở nách lá hay ở ngọn cành
Hoa lượng tính
Hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa màu trắng, mau rụng, nhiều nhị và bầu 1 lá noãn
Quả
Quả đại có lông, chứa 1-2 hạt
Hạt
Hạt có áo, có rìa, màu đỏ
Mùa hoa
Tháng 5 đến 8

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Theo các nhà khoa học thì trong dây chiều chứa: azaleatin, isorhamnetin, rhamnetin và rhamnocitrin.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Vị chua chát, tính bình
Khái quát chung công dụng
Chữa tê thấp, ứ huyết, đau bụng, phù thũng, gan lách sưng to, bạch đới...
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Rễ, dây
Thời gian thu hoạch
Rễ thu hái quanh năm. Chặt lấy phần gần gốc, những đoạn có u, dùng làm thuốc.
Tác dụng dược lý
Tán ứ, hoạt huyết, thu liễm
Chế biến
Rễ sau khi thu há, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, dùng tươi hoặc tẩm rượu sao vàng.

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Thân cây
Chữa tê thấp, ứ huyết, đau bụng, phù thũng, gan lách sưng to, bạch đới...
Rễ
Chữa tê thấp, ứ huyết, đau bụng, phù thũng, gan lách sưng to, bạch đới...

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Trị nghẻ ngứa: Lấy lá và rễ dã nhỏ dùng đắp

Bài thuốc độc vị 2

Trị xuất huyềt phổi: Nước hãm dây lá uống trong

Bài thuốc độc vị 3

Chữa kiết lỵ, đau bụng, lở loét chảy nước vàng, đi ngoài ra máu: Lấy rễ của dây chiều, đem sắc nước uống trong ngày.

Bài thuốc đa vị 1

Chữa phụ nữ tích huyết, báng máu, u xơ hay gan lách sưng cứng; dùng U chạc chìu, Ngải máu đều 20g, Xạ can, Hồi, đều mỗi vị 12g, sắc uống.

Bài thuốc đa vị 2

Chữa phong thấp, gân xương đau nhức hay chân gối sưng đau: Dây chiều, Huyết giác, Cỏ xước hay Ngưu tất, Tổ rồng, Tầm xuân, Kim cang, Dây đau xương, Dây chìa vôi (ngâm nước vo gạo 1 đêm) sao vàng, mỗi vị 15-20g, sắc uống. Hoặc dùng Dây chiều phối hợp với Dây gắm, Thổ phục linh, Cà gai leo, Dây đau xương, Ngũ gia bì.

Bài thuốc đa vị 3

Chữa nam di tinh, nữ bạch đới: Dây chiều, rễ Bươm bướm, Bạc san, Cẩu tích, mỗi vị 20g, sắc uống.

Bài thuốc đa vị 4

Chữa phụ nữ tích huyết, u xơ hay gan lách sưng cứng: Lấy 20g dây chiều, 20g ngải máu đều, 12g xạ can, 12g hồi. Sau đó đem tất cả các vị đi sắc nước uống trong ngày.

Bài thuốc đa vị 5

Điều trị phong thấp, gân xương đau nhức hay chân gối sưng đau: Dùng dây chiều, tổ rồng, tầm xuân, huyết giác, dây đau xương, cỏ xước hay ngưu tất, kim cang, dây chìa vôi (ngâm nước vo gạo 1 đêm) sao vàng, mỗi loại 15 – 20g. Đem tất cả đi sắc nước uống trong ngày.

Bài thuốc đa vị 6

Chữa trị nam di tinh, nữ bạch đới: Dùng dây chiều, rễ bươm bướm, bạc san, cẩu tích, mỗi loại 20g. Sau đó đem đi sắc nước uống hàng ngày, sẽ thấy hiệu quả.

Bài thuốc đa vị 7

Chữa cổ trướng: Dùng dây 40g chiều, 10g râu ngô, rễ ngấy hương, rễ xấu hổ, hy thiêm, cây sả mỗi vị 20g. Đem tất cả đi sắc nước uống trong ngày, và dùng liên tục trong 7 – 10 ngày. Khi uống thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như nôn nao, mệt. Nhưng nằm nghỉ một lát là sẽ hết.

Bài thuốc đa vị 8

Chữa đau đầu, hoa mắt, chóng mặt: Cối xay 30g, Huyết rồng 20g, Dây chiều 20g, Lá vông 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc đa vị 9

Chữa bầm tím do va đập: Cối xay 40g, Rễ cây si 30g, Cua đồng 5 con, Dây chiều 20g. Cách sử dụng: Rễ cây si, Dây chiều, Cối xay thái lát nhỏ, phơi khô, sao vàng rồi sắc uống ngày 1 thang. Cua đồng rửa sạch rồi ngâm nước muối trong 20 phút, vớt ra giã nát, đun sôi lọc lấy nước uống.

Bài thuốc đa vị 10

Chữa khí hư bạch đới, phụ nữ có huyết trắng, kéo dài nhiều đau lưng mỏi gối, người xanh sao gầy yếu: Dây chiều 16g, Cây lức 12g, Vỏ cây sung, 16g, Sài hồ 16g. Thái nhỏ tất cả các vị thuốc trên, phơi khô. Sắc uống ngày 1 thang.