Nghệ xà cừ

Report Abuse

341Nghe xa cu 1_Fotor
0 0 Reviews

Nghệ xà cừ

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Nghệ rễ vàng, Nghệ cà ri
Tên địa phương
Nghệ xà cừ
Tên tiếng Anh
Temulawak, Java ginger, Javanese ginger, Javanese turmeric
Tên tiếng Pháp
Temu lawak Bahasa
Tên khoa học
Curcuma zanthorrhiza Roxb., 1820
Tên đồng nghĩa
Không có tên khoa học đồng nghĩa

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Nghệ
Họ
Gừng
Bộ
Gừng
Lớp
Một lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc từ đảo Java, Indonesia sau đó di thực vào Malesia
Phân bố
Cây chỉ xuất hiện ở huyện Năm Căn (Thị trấn Năm Căn), huyện Ngọc Hiển (xã Đất Mũi) và huyện Đầm Dơi (xã Tân Dân)
Sinh cảnh
Cây được người dân trồng làm thuốc và thực phẩm trong vườn nhà
Cách trồng
Nghệ xà cừ được trồng bằng củ và bằng cây. Chọn củ giống là củ bánh tẻ, không được non quá và cũng không quá già, có từ 3-4 củ nhỏ, đạt trọng lượng từ 0.2-0.25 kg. Trồng bằng cây thì nên chọn những cây giống khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh. Trồng 2 hàng/ luống, theo kiểu nanh sấu với khoảng cách 30*35 cm. Mật độ trồng là 35000 gốc/ha. Đặt gốc giống nghiêng 45 độ, đặt cây giống xuống hố và hướng thân cây về phía mặt trời. Sau đó nhận chặt, đất lấp hết phần củ 3-4 cm, phủ luống xunh quanh bằng rơm rạ, tưới nước vừa đủ độ ẩm. Sau 5-7 ngày cần tiến hành kiểm tra một lượt để biết những cây giống nào không phát triển để tiến hành trồng dặm nhằm đem lại năng suất cao khi thu hoạch.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cât sống nhiều năm
Dạng cây
Cây Nghệ xà cừ là loại thân cỏ
Chiều cao
Cây cao trung bình 60 – 100 cm, có thể cao đến 2m
Rể
Thân rễ phân nhánh, phần trung tâm thuôn dài, ~8-10 × 6-8 cm, vỏ màu cam ánh nâu, ruột từ màu vàng tươi sẫm đến vàng cam hoặc đỏ cam, thơm nồng với mùi và vị như cà rốt và long não, hơi đắng; các nhánh 5-15 × 1,5-4 cm, vỏ màu cam ánh nâu, ruột màu vàng cam sẫm tới cam sẫm, phần non nhạt màu hơn;
Củ
Củ rễ hình elip, có ở đầu các rễ mập 1-3 mm, kích thước 3-10 × 1,5-3 cm, ở khoảng cách 5-30 cm từ thân rễ chính hay thân rễ nhánh, vỏ màu nâu, thường với nhiều rễ con, màu trắng sữa khi non, màu vàng chanh/vàng cam khi già, thơm (ít hơn thân rễ chính), vị đắng.
Thân cây
Thân giả cao tới 70 cm, màu xanh lục, gồm các bẹ lá và bao bọc trong Thân giả cao tới 70 cm, màu xanh lục, gồm các bẹ lá và bao bọc trong 4-5 lá bắc màu xanh lục, các lá bắc trong cùng dài như thân giả, các lá bắc ngoài ngắn hơn.
Cuốn lá
Cuống lá cọ bẹ
Có 4-5 lá bắc màu xanh lục, các lá bắc trong cùng dài như thân giả, các lá bắc ngoài ngắn hơn. Lá hình trái xoan, thon nhọn ở hai đầu, hai mặt đều nhẵn dài tới 45 cm, rộng 18 cm, cuống lá có bẹ. Phiến lá thường có bớt tía. Lưỡi bẹ nhỏ, dài 2-3 mm, 2 thùy khó thấy, như thủy tinh, màu trắng ánh lục, trong mờ, nhẵn nhụi, có lông ở mép, lông dài ~0,3-0,5 mm, ở các lá đầu tiên là dải thẳng rộng 1 mm, ở các lá cao hơn thường có hình chữ V nhưng cả hai nhánh là thẳng, tạo thành một đường cong rất tù, rộng 3 mm và có lông rung thô. Chồi lá cao tới 2 m. Lá đầu mùa 1-3, sau tới 8; cuống lá ~5-20 cm (các lá đầu tiên gần như không cuống), có rãnh, có cánh hai bên, nhẵn nhụi; phiến lá thuôn dài-hình mác đến hình elip-hình mác, 30-100 × 10-28 cm, nhẵn nhụi cả hai mặt, mặt gần trục màu xanh lục sẫm với dải vết màu từ tía đến tía sẫm hay đỏ hình lông chim rộng tới 10 mm chạy dọc hai bên gân giữa, rõ nét ở lá non và nhạt dần đi khi già, mặt xa trục màu lục nhạt, vết màu đỏ cũng nhạt hơn nhưng vẫn dễ thấy; gân giữa nhẵn nhụi, màu xanh lục đến ánh đỏ ở mặt trên, màu xanh lục mặt dưới; mép màu trắng, trong mờ, rộng ~0,7-1 mm, nhẵn nhụi; đỉnh nhọn thon, 2-3 cm, hơi có lông; đáy thon nhỏ dần, men xuống
Cụm hoa
Cụm hoa hoa cao 40 cm, có 2 bẹ. Cụm hoa mọc từ giữa các lá lên, thành hình nón thưa, lá bắc hữu thụ khum hình máng rộng, đầu tròn màu xanh lục nhạt, lá bắc bất thụ hẹp hơn, màu hơi tím nhạt, tràng có phiến.
Hoa lượng tính
Hoa tự bung hình trụ ở ngọn, lá bắc màu lục pha vàng ở đầu, cánh hoa ngoài phía gốc màu xanh lục vàng dần lên các thuỳ nên toàn bông hoa có màu vàng, lá bắc gần ngọn pha màu hồng ở đầu lá. Cánh hoa đỏ, cánh hoa trên có mũi; nhị lép vàng;, môi vàng nghệ, chẻ hai; bao phấn trắng; bầu có lông, 2 vòi nhuỵ lép.Các nhị lép bên hình trứng ngược thuôn dài, màu ánh vàng pha chút tía, ~1,3-1,7 × 0,9-1,1 cm, có lông tuyến trên phần giữa gồ lên. Cánh môi màu ánh vàng, với dải giữa sẫm màu, hình vuông, ~1,7-2 × 1,8-2 cm, 3 thùy khó thấy, thùy con trung tâm dường như nguyên, màu vàng sẫm, các thùy bên gấp lên trên, mép khía răng cưa, chẻ ~3 mm, màu vàng nhạt ở biên, màu vàng sẫm ở tâm (dải giữa màu vàng kim). Bao phấn dài ~4 mm, đáy có cựa dài ~3-4 mm, lông tuyến trên phần lưng và hai bên của bao phấn; mô vỏ bao phấn dài 3,5-4 mm, màu trắng. Chỉ nhị dài 4-5 mm, màu vàng nhạt, rộng 3,5-4,5 mm tại đáy, 2,5-3 mm tại đỉnh. Bầu nhụy ~4-5 × 3-4 mm, 3 ngăn, hơi có lông dài ~0,3 mm. Đầu nhụy màu trắng, có lông rung, thò ra từ mô vỏ bao phấn khoảng 1 mm. Tuyến trên bầu 2, màu vàng nhạt, dài 4-5 mm, đường kính 0,9-1 mm
Quả
Quả khi chín hạt có áo hạt. Quả nang 3 ngăn, mở bằng 3 van.
Hạt
Hạt có áo hạt
Sinh học
"Nghệ là loài sinh trưởng và phát triển mạnh. Từ mầm ngủ của rễ củ mọc lên thành thân giả mang lá và hoa sống suốt năm, đến mùa đông thì tàn lụi.
Cây nghệ đỏ ưa khí hậu ôn hoà, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển là 20 – 250C. Lượng mưa trung bình trong năm từ 2.000 – 2.500 mm. Ẩm độ không khí 80 – 85%, nghệ ưa đất cao ráo, thoát nước, có độ pH = 6,5 – 7."
Mùa hoa
Tháng 4 đến 5
Mùa quả
Tháng 4 đến 5

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
"Trong nghệ người ta đã phân tích được:
Chất màu curcumin 0,3%, tinh thể nâu đỏ, ánh tím, không tan trong nước, tan trong rượu, ete, clorofoc, dung dịch có huỳnh quang màu xanh lục. Tan trong axit ( màu đỏ tươi), trong kiềm (màu đỏ máu rồi ngả tím), trong chất béo (dùng để nhuộm các chất béo).
Công thức curcumin đã được xác định như sau: Tinh dầu 1-5% màu vàng nhạt, thơm. Trong tinh dầu có curcumen, một cacbon không no, 5% paratolylmetyl cacbinol và 1% long não hữu tuyến. Ngoài ra còn tin bột, canxi axalat, chất béo. Củ chứa tinh bột (40-60%) và tinh dầu (6-15%) mà thành phần chính là các sesquiterpen (zingiberen, curcumen, turmeren). Còn có p-tolyl methyl carbinol làm tăng hoạt tính của tinh dầu; các chất màu là các curcuminoid trong đó có curcumin."

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Vị đắng, cay, tính ấm; tính ôn
Khái quát chung công dụng
Trị thiểu năng gan, giúp giải độc gan, phòng và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân mắc viêm gan A, B, C, sơ gan cổ chướng, viêm và đau túi mật sỏi mật, vàng da và sung huyết gan; chữa bệnh thiếu máu ở phụ nữ sau khi sinh, giúp phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe, da dẻ hồng hào, mịn màng, chống hậu sản sau sinh, giảm cholesterol trong máu; chữa bệnh đường tiết niệu và viêm mô tế bào, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, đầy hơi, ăn không tiêu, người bị rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân mắc ung thư, , làm giảm triệu chứng đau nhức xương khớp do tuổi già, trị ệnh tiểu đường, bệnh Alzheimer, làm trắng mịn da, xóa mờ tàn nhang, thâm nám, làm mờ sẹo, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, tẩy tế bào chết trên da hiệu quả, hỗ trợ giảm cân, bổ khí huyết, giảm Cholesterol trong máu; phòng ngừa bệnh tim mạch, cao huyết áp, bí tiểu tiện, lên men ruột, bệnh đường niệu và viêm mô tế bào, có khả năng gây ra tương tác thuốc thảo dược với các loại thuốc.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Thân rễ
Thời gian thu hoạch
Thời gian thu hoạch từ khi lá ngả màu vàng, nhiều lá gốc đã khô đến hết thời gian tàn lụi. Thường vào cuối tháng 12 hàng năm. Khi cây đã mọc mầm mới thì ngừng thu hoạch. Tiến hành thu hoạch vào ngày nắng ráo đất khô. Trước khi thu hoạch cắt bỏ toàn bộ thân lá trên mặt đất, cuốc từng khóm rũ sạch đất. Có thể để ngoài ruộng một vài hôm cho khô rễ sau đó rũ sạch dễ dàng. Cũng có thể dùng cày lật từng luống rồi nhặt củ, tránh gãy và dập củ nghệ.
Tác dụng dược lý
Có tác dụng lợi mật (do tinh dầu), thông mật (do curcumin), làm giảm cholesterol (do tinh dầu), chống co thắt và diệt vi khuẩn. Có tác dụng phá ác huyết, huyết tích, kim sang và sinh cơ (lên da) chỉ huyết
Chế biến
"Cắt bỏ hết rễ để riêng, thân rễ để riêng. Cắt rễ con và đầu thân, rửa sạch đất cát, sơ chế tuỳ theo mục đích sử dụng:
Củ nghệ đỏ sau khi được sàng lọc sẽ được rửa sạch. Cạo vỏ cho vào máy nghiền nát. Hòa với nước sạch và qua nhiều lần sàng lọc loại bỏ chất xơ, cặn bã sẽ thu được nước và tinh bột. Sau đó, để tinh bột này lắng xuống, phơi hoặc sấy khô. Ta thu được tinh bột nghệ đỏ có màu vàng cam, hoặc cam đỏ nhạt. Tinh bột lúc này sẽ ở dạng cục. Sau đó, chúng được đem đi nghiền thành sản phẩm mà ta hay sử dụng."

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Rễ
Trị đau dạ dày, thiểu năng gan và sung huyết gan, viêm túi mật, sỏi mật, vàng da, thiếu máu ở phụ nữ sau khi đẻ, giảm cholesterol trong máu.(Dùng thân rễ)

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Trị thiểu năng gan và sung huyết gan vàng da, viêm túi mật, viêm ống mật, bí tiểu tiện, sỏi mật, tăng cholesterol- huyết, lên men ruột, bệnh đường niệu và viêm mô tế bào: Dùng dưới dạng thuốc hãm: 20g trong 1 lít nước, 200-300ml mỗi ngày; hoặc dùng dưới dạng cao lỏng: 20 giọt trước các bữa ăn; hoặc bột thân rễ làm viên 0,20-0,30g mỗi ngày

Bài thuốc độc vị 2

Chữa bệnh đau bao tử: Hái 4 -5 lá rửa sạch nhai sống, ngày nhai 2 – 3 lần. Kiên trì nhai lá này thường xuyên khoảng 1 -2 tuần bệnh sẽ thuyên giảm

Bài thuốc đa vị 1

Chữa thổ huyết, máu cam: nghệ tán nhỏ, ngày uống 4-6g chiêu bằng nước

Bài thuốc đa vị 2

Chữa điên cuồng (kinh nghiệm phương-Bản thảo cương mục): nghệ 250g, phèn chua 100g, tán nhỏ, hoà nước cháo viên thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 50 viên, uống hết hai đơn như trên thì khỏi. Đã chữa khỏi một phụ nữ do lo sợ quá độ phát điên đã 10 năm.

Bài thuốc đa vị 3

Chữa mụn nhọt (kinh nghiệm Ngô Tất Tố): Củ ráy 80g (1 củ), Nghệ 60g (1 củ), Nhựa thông 40g, Sáp ong 40g, Dầu vừng 80g, Củ ráy gọt sạch vỏ cùng giã với nghệ cho thật nhỏ, cho vào nấu nhừ với nhựa thông, dầu vừng và sáp ong. Lọc để nguội, phết lên giấy bản dán vào mụn nhọt.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặt tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người. Nếu có thắc mắc về đăc tính và liều lượng nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền. Nếu âm hư mà không ứ trệ thì cấm dùng; các bệnh sản hậu (sau khi đẻ) mà không phải nhiệt kết ứ cũng không nên dùng; đàn bà có thai không nên dùng. Liều dùng hằng ngày 1-6g dưới hình thức bột hoặc thuốc sắc chia làm 2,3 lần uống trong ngày