Muối

Report Abuse

319. Muoi
0 0 Reviews

Muối

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Sơn muối, Dã sơn, Diêm phu mộc, Ngũ bội tử thụ
Tên địa phương
Muối
Tên tiếng Anh
Chinese sumac, Nutgall tree
Tên khoa học
Rhus chinensis Mill., 1768
Tên đồng nghĩa
"Rhus amela D.Don
Rhus chinensis var. chinensis
Rhus javanica var. chinensis (Mill.) T.Yamaz.
Rhus osbeckii Steud. [Invalid]
Rhus semialata Murray
Rhus semialata var. osbeckii DC.
Schinus indicus Burm.f."

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Họ
Đào lộn hột
Bộ
Bồ hòn
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kính
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, Malaixia
Phân bố
Cây xuất hiện ở 02 huyện là huyện Cái Nước (xã Thạnh Phú, xã Tân Hưng Đông) và huyện Thới Bình (xã Tân Lộc, xã Hồ Thị Kỷ)
Sinh cảnh
Cây được cho biết là đa phần mọc tự nhiên ở vườn nhà, ven đường và ven ao

GIÁ TRỊ VÀ MỨC ĐỘ QUÝ HIẾM

Giá trị
Cây quý hiếm
Mức độ quý hiếm
Sách đỏ, tuyệt chủng (EX)
Bảo tồn
Hiện nay loài cây này rất hiếm gặp trên vùng núi. Cần bảo vệ để mở rộng quần thể.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Cây gỗ nhỏ
Chiều cao
Cây cao 4-10m
Cành nhánh
Cành non sẽ có lông mềm màu hung phủ bên ngoài.
Cuốn lá
Cuống lá hình trụ, trên cuống lá và cành cây muối, thường có những nốt dài 3-6cm, do ấu trùng của sâu Schlechtendalia chinensis gây ra. Trong nốt có nhiều tanin nên được dùng để nhuộm, chế mực viết hay làm thuốc thu liễm (gọi là Ngũ bội tử).
Lá kép mọc so le, có hình lông chim lẻ, dài khoảng 25 – 40cm. Có từ 9 – 13 lá chét mỏng hình mũi mác, dài khoảng 8 – 10cm và rộng khoảng 4 – 6cm, đầu nhọn, gốc thuôn. Mặt trên lá sỉn màu còn mặt dưới màu nhạt hơn, có gân nổi rõ, mép khía có răng, phần cuống lá có hình trụ. Lá của cây thường bị 1 loại côn trùng châm, đồng thời ấu trùng sâu khiến trên lá xuất hiện những bướu sần sùi, kích thước to nhỏ không đều.
Hoa lượng tính
Hoa màu trắng, họp thành chùy rộng, nhiều nhánh. Đài hợp có lông và tràng thì có cánh thuôn dài gấp 3 lần đài, phần nhị có chỉ nhị dài.
Quả
Quả hạch gần hình tròn, phủ lông ngắn, màu đỏ. về mùa hè, trên chùm quả thường phủ một lớp màu trắng như muối, có vị mặn nhưng chua. có quả chín tháng 10 tới tháng Giêng.
Mùa hoa
Tháng 6 đến 7
Mùa quả
Tháng 10 đến 11

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Acid gallic và tanin là 2 thành phần chính có trong dược liệu cây muối. Phần ngũ bội tử cũng chứa hàm lượng lớn tanin. Ngoài ra dược liệu còn chứa các thành phần khác như: flavon, ethvl galat, phenol, lipid, acid tartric, acid citric, acid moronic, 6 pentadecylsalicylic, betulenic

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Rễ có vi chua và mặn, tính mát. Ngũ bội tử có vị chua và chát, tính bình.
Khái quát chung công dụng
Chữa ho, tiêu chảy, lỵ ra máu, lỵ mạn tính, vàng da, thận hư yếu, chảy máu cam, ngộ độc, ra nhiều mồ hôi, nôn ra máu. Ngoài ra, khi sử dụng ở dạng thuốc đắp ngoài da còn giúp trị mụn nhọt hay lở loét.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Rễ, lá và nốt lồi ở lá.
Thời gian thu hoạch
Thu hái ngũ bội tử vào mùa thu. Rễ thu hái quanh năm. Lá thu hái vào hạ thu.
Tác dụng dược lý
Rễ có tác dụng tiêu viêm, lợi tiều, hóa đờm, tiêu ứ, cầm máu. Ngũ bội tử có tác dụng làm săn da, cầm ỉa chảy, chống ho, cầm máu, làm ngưng toát mồ hôi.

Cây muối có tác dụng tốt trong việc chống siêu vi khuẩn bệnh herpes (HSV), đồng thời làm tăng tác dụng chống HSV của in vivo và acyclovia in vitro. Ngoài ra còn có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm HSV, mức độ nặng cùng tần số của thương tổn da tự phát. Cao cây muối còn có tác dụng điều trị chống HSV – 1, nhất là khi kết hợp với acyclovia.

Thành phần acid moronic có trong dược liệu còn giúp chặn sự tăng sinh của virus ở não mạnh hơn ở da. Cao chiết nước nóng từ cây muối còn có khả năng ức chế sự nhân đôi của virus cự bào.

Lượng acid gallic dồi dào trong cây mối còn có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như Clostridium perfringens, c. paraputrificum, Escherichia coli, Bacieroides fragilis, Eubacterium limosum và Staphylococcus aureus.

Trong cao chiết từ thân cây muối, hoạt chất acid 6 – pentadecylsalicylic mang hoạt tính kháng thrombin, đồng thời kéo dài thời gian đông máu phụ thuộc vào liều ở trong thử nghiệm tương tác thrombin – fibrinogen.

Cao ngũ bội tử và thành phần chính acid gallic khi uống có tác dụng dự phòng sự phát triển của tình trạng tổn thương gan cấp tính.


Chế biến
Sau khi thu hái dược liệu, hấp nước sả 3-5 phút rồi phơi khô hoặc hơ nóng trong lửa để diệt sâu rồi phơi hay sấy khô. Rễ và lá có thể được sử dụng ở dạng tươi hay phơi khô đều được.

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Vỏ cây
Nấu nước chữa mụn nhọt, ghẻ lỡ
Lá cây
Lá sắc đặc ngậm dùng rút mủ chân răng.
Quả (trái)
Quả có thể dùng ngoài nấu nước rửa mụn nhọt, ghẻ lở. Vỏ cây cũng dùng được như thế.
Rễ
Rễ muối dùng trị cảm mạo phát sốt, viêm khí quản mãn tính, ho, ho ra máu, viêm ruột, lỵ, trĩ chảy máu, bệnh về mạch vành, viêm gan, phù thũng. Rễ cây này đem đun sôi lấy nước cho thêm đường đỏ vào để uống là phương thuốc dân gian kinh nghiệm chữa sốt rét
Vỏ rễ
Vỏ rễ dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, rắn cắn, dị ứng sơn. Giã câv tươi đắp hay đun sôi lấy nước rửa.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Chữa loét lợi và đau răng: Dùng Ngũ bội tử xát xỉa vào chỗ đau.

Bài thuốc độc vị 2

Chữa ho lâu ngày, khạc ra máu: Dùng Ngũ bội tử sao tán nhỏ, uống mỗi lần 4g với nước chè vào sau bữa ăn, ngày uống 2-3 lần.

Bài thuốc độc vị 3

Chữa lòi dom, lở loét, vết thương: Rửa bằng dung dịch 5-10% Ngũ bội tử.

Bài thuốc độc vị 4

Chữa thủy thũng: Vỏ rễ cây Muối 4-8g, nấu nước uống.

Bài thuốc độc vị 5

Chữa đau bụng, đi tiêu lỏng: Chuẩn bị: Ngũ bội tử với lượng tùy ý. Đem tán dược liệu thành bột mịn rồi cho thêm hồ vào để hoàn thành viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi ngày uống khoảng 15 – 20 viên cùng với nước ấm pha bạc hà.

Bài thuốc đa vị 1

Chữa đi lỵ ra máu lâu ngày: Dùng Ngũ bội tử 1 lạng (40g). Phèn phi 5 đồng cân (20g) tán bột viên với hồ, uống với nước cơm mỗi lần 2g đến 8g, ngày uống 2-3 lần (Nam Dược thần hiệu).

Bài thuốc đa vị 2

Chữa lỵ trực trùng: Mua và Thồm lồm, mỗi vị 60g, nấu nước uống.

Bài thuốc đa vị 3

Chữa chứng trớ ở trẻ em: Chuẩn bị: 3g ngũ bội tử cùng với 20g trích cam thảo. Ngũ bội tử 1 nửa để sống còn 1 nửa đem nướng chín. Tán nhỏ tất cả dược liệu rồi trộn đều. Mỗi lần cho trẻ dùng đúng 2g chiêu với nước cháo hoặc nước cơm

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Tùy thuộc vào từng bài thuốc và mục đích sử dụng mà có thể dùng dược liệu cây muối bằng cách sắc lấy nước uống hay dùng đắp ngoài da. Liều lượng được khuyến cáo là khoảng từ 15 – 60g/ngày, có thể điều chỉnh khi kết hợp với các vị thuốc khác vào bài thuốc cụ thể.