Go Back

Report Abuse

314. Mong ga do
314Mong ga do (2)_Fotor
314Mong ga do (3)_Fotor
314Mong ga do 22_Fotor

Mồng gà đỏ

0 (0 Reviews)

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Mào gà đỏ, Kê đầu, Kê cốt tử hoa
Tên địa phương
Mồng gà đỏ
Tên tiếng Anh
Cockscomb
Tên khoa học
"Celosia argentea var. cristata (L.) Kuntze, 1891"

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Mào gà
Họ
Rau dền
Bộ
Cẩm chướng
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kính
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây hoa mào gà có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Phân bố
Cây có sự phân bố rộng rãi hầu như đều có thể tìm thấy ở 09 đơn vị hành chính của tỉnh Cà Mau
Sinh cảnh
Cây được người dân và chuyên gia trồng làm thuốc trong vườn nhà, vườn thuốc nam và ven đường, ven mương, ven ao, ven sông bên cạnh đó cây củng có khả năng mọc tự nhiên ở trong vườn nhà
Cách trồng
Trồng Mồng gà đỏ bằng hạt vào mùa xuân.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống hàng năm
Dạng cây
Cây thân thảo
Chiều cao
Cây cao từ 30cm đến 1,5m hoặc hơn.
Thân cây
Thân cứng và nhiều cành nhẵn bóng.
Lá có cuống, phiến lá nguyên hình trứng đầu lá nhọn, phía gốc to rộng hơn lá cây mào gà trắng.
Hoa lượng tính
Hoa màu đỏ tươi hoặc đỏ nhung, cứng, hình vại leo ra hai bên và nhăn nheo tương tự như mào gà. Hầu hết các bông đều không thấy cuống hoặc nếu có thì rất ngắn.
Quả
Quả cây mào gà đỏ hình trứng hoặc hình cầu. Bên trong chứa 8 – 10 hạt.
Hạt
Hạt màu đen, vỏ ngoài bóng. Hạt to hơn hạt mào gà trắng.
Sinh học
Cây thích nghi khá tốt với điều kiện môi trường sống, tốc độ sinh trưởng nhanh và sức sống cao. Cây ưa sáng toàn phần, nhu cầu nước, dinh dưỡng trung bình, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Cây mồng gà đỏ có chứa betanin, anthocyanin và hạt chứa chất béo.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Hoa mồng gà đỏ có tính mát, vị ngọt
Khái quát chung công dụng
Chủ trị bệnh trị, rối loạn kinh nguyệt, khí hư, nổi mề đay ngoài da.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Các bộ phận như hạt, cụm hoa và mầm non đều được dùng làm dược liệu chữa bệnh trong y học cổ truyền.
Thời gian thu hoạch
Hoa và hạt thường được thu hoạch vào tháng 9 – 10 hàng năm khi hạt chín. Cụm non của cây được thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
Tác dụng dược lý
Cây hoa mồng gà đỏ có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, trừ thấp, lương chỉ huyết.
Chế biến
Khi hạt chín, hái hoa về phơi khô, đập lấy hạt sẩy loại hết tạp chất, phơi lần nữa cho thật khô. Có khi dùng cả hoa.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Chữa xuất huyết ruột, xuất huyết dạ dày: Lấy 10g hoa mào gà đỏ khô (tương đương 25 – 30g tươi). Giã nhỏ. Mỗi lần uống 1 – 2g x 3 – 4 lần trong ngày. Kết hợp lấy 10 hạt mào gà nhai kỹ, nuốt nước, lấy bã đắp ngay vị trí bị rắn cắn.

Bài thuốc độc vị 2

Điều trị sa trực tràng, bệnh trĩ, đi ngoài ra máu: Lấy 15g hạt và hoa mào gà đỏ với 3 bát nước cho cạn còn 1 bát. Gạn ra chia uống 3 lần trong ngày. Có thể tán thuốc với số lượng lớn làm hoàn uống lâu dài.

Bài thuốc độc vị 3

Điều trị rắn độc cắn: Lấy 4 – 12g hoa mào gà đỏ sắc uống hoặc dùng tươi giã lấy nước cốt uống.

Bài thuốc độc vị 4

Chữa đại tiện ra máu: Hoa mào gà đỏ rửa sạch, sao cháy, tán thành bột mịn. Dùng uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 6-9 g.

Bài thuốc độc vị 5

Chữa kinh nguyệt không đều: Hoa mào gà đỏ và trắng mỗi loại 10-12g. Nấu với 300 ml nước, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc độc vị 6

Chữa lòi dom, ra máu: Sắc cả hoa và hạt Mồng gà đỏ mà uống. Ngày uống 8-15g. Có thể phơi khô, tán nhỏ chế thành thuốc viên. Chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Bài thuốc độc vị 7

Chữa dạ dày, ruột chảy máu, tử cung xuất huyết, lỵ ra máu, ỉa ra máu, kinh nguyệt dài ngày không hết: Hoa mào gà đỏ khô 10g (dùng tươi 25-30g) sấy khô, tán nhỏ. Chia làm nhiều lần uống trong ngày. Mỗi lần uống từ 1-2g (kinh nghiệm nhân dân).

Bài thuốc độc vị 8

Kinh nguyệt quá nhiều (đa kinh): Hoa mào gà lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, uống mỗi lần 6g khi bụng đói với một chút rượu, hoặc Hoa mào gà sao cháy tán bột uống mỗi lần 6 - 9 g với nước ấm.

Bài thuốc độc vị 9

Chữa kinh nguyệt không đều: Hoa mào gà đỏ và trắng mỗi loại 9g sắc uống.

Bài thuốc độc vị 10

Chữa mày đay (nốt sần màu đỏ): Dùng cả cây mồng gà đỏ sắc uống và ngâm rửa.

Bài thuốc độc vị 11

Chữa rết cắn: Dùng cả cây hoa mào gà đỏ, giã nát, đắp vào vết thương.

Bài thuốc độc vị 12

Trị ra máu, tử cung xuất huyết: Bông mào gà đỏ phơi khô, tán bột, mỗi lần uống 5g với nước trà.

Bài thuốc đa vị 1

Chữa rong kinh, máu ra nhiều trong kỳ hành kinh: Dùng 30g hoa mào gà đỏ sắc với rượu uống

Bài thuốc đa vị 2

Chữa rong kinh, máu ra nhiều trong kỳ hành kinh: Lấy 25g bông mào gà đỏ nấu với thịt nạc lợn thành canh ăn trước ngày hành kinh khoảng 3 ngày

Bài thuốc đa vị 3

Điều trị bệnh nhiễm trùng âm đạo: Hạt mào gà đỏ 60g, cây giần sàng 15g. Nấu nước rửa vùng kín mỗi ngày 2 lần. Kiêng kỵ cho phụ nữa đang mang thai.

Bài thuốc đa vị 4

Điều trị khạc ra máu: Phối hợp 24g hoa mào gà đỏ tươi với 30g rễ cây cỏ tranh. Dùng ngày 1 thang theo dạng sắc uống.

Bài thuốc đa vị 5

Điều trị bệnh kiết lỵ: Dùng cây bông mào gà đỏ và lan căn mỗi vị 50g. Sao vàng, tán bột mịn, trộn chung với nước cơm làm thành viên hoàn cỡ hạt ngô. Mỗi lần uống 1 viên x 2 lần/ngày.

Bài thuốc đa vị 6

Điều trị bệnh cao huyết áp: Lấy 3 – 4 bông hoa mào gà đỏ đem sắc cùng 10 quả hồng táo. Chắt nước uống 2 lần trong ngày.

Bài thuốc đa vị 7

Trị viêm âm đạo do trùng roi: Lấy hoa mào gà đỏ sắc lấy nước rửa âm đạo. Trùng roi có thể bị tiêu diệt sau 5 – 10 phút tiếp xúc với nước sắc mào gà.

Bài thuốc đa vị 8

Chữa chứng thổ huyết: Hoa mào gà 30g, gạo nếp 50g. Ngâm hoa mào gà trong nước nửa ngày, sau đó đun sôi khoảng 20 phút rồi lọc lấy nước. Dùng nước này nấu với gạo nếp thành cháo loãng. Chia làm 2 phần ăn trong ngày với ít đường trong lúc đói bụng.

Bài thuốc đa vị 9

Chữa chứng dạ dày, ruột hoặc tử cung bị xuất huyết: Hoa mào gà đỏ 10-16g khô (30-45g tươi), sấy giòn rồi tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2g với nước cháo loãng.

Bài thuốc đa vị 10

Chữa viêm âm đạo, khí hư bạch đới: Hoa mào gà tươi 500g, nước cốt củ sen 500ml. Hoa mào gà rửa sạch, cho vào nồi nấu với lượng nước thích hợp. sau 20 phút chắt lấy nước 1 lần rồi cho vào nồi hầm tiếp. Chắt đủ 3 lần nước thì gộp chung lại, nấu lửa nhỏ cho đến khi cô đặc. Đổ nước cốt củ sen vào, nấu cho tới khi thấy nước thuốc sền sệt thì bắc nồi xuống. Thêm 500g đường cát trắng vào trộn đều. Dàn mỏng trên đĩa lớn, phơi khô, tán bột, cho vào hũ sạch, đậy kín và dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10-12g với nước ấm vào lúc đói bụng.

Bài thuốc đa vị 11

Chữa rong huyết, rong kinh, băng huyết: Hoa mào gà đỏ và trắc bá diệp, lượng bằng nhau. Hai thứ rửa sạch, phơi khô, sao tồn tính. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g.

Bài thuốc đa vị 12

Trĩ lở loét: Hoa mào gà đỏ 3g, Ngũ bội tử 3g, một chút Băng phiến, tất cả tán bột, trộn với mật lợn rồi bôi lên vùng loét.

Bài thuốc đa vị 13

Chữa bế kinh: Hoa mào gà đỏ tươi 24g hầm với 60g thịt lợn nạc, chia vài lần ăn trong ngày.

Bài thuốc đa vị 14

Chữa rong kinh: Hoa mào gà 20g, ngải cứu 20g sao cháy. Sắc uống ngày một thang. 10 ngày là một liệu trình.

Bài thuốc đa vị 15

Chữa mày đay: Dùng cả cây Mồng gà đỏ và Thương nhĩ thảo lượng vừa đủ, sắc lấy nước ngâm rửa.

Bài thuốc đa vị 16

Chữa chảy máu cam, ho ra máu, nôn ra máu dạ dày: Mào gà đỏ, thiến thảo, Cỏ nhọ nồi (Cỏ mực) đều 15g, sắc uống.

Bài thuốc đa vị 17

Chữa viêm đường tiết niệu: Mào gà đỏ, biển súc, mỗi vị 15g, Thài lài 30g, sắc nước uống.

Bài thuốc đa vị 18

Chữa viêm đường tiết niệu: Mào gà đỏ, biển súc, mỗi vị 15g, Thài lài 30g, sắc nước uống.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
"Người bị béo phì, u cục tránh dùng
Người có chức năng tiêu hoa kém, ăn không tiêu, sợ lạnh, tay chân lạnh không dùng cây hoa mào gà trắng. Dược liệu này có tính nê trệ, nếu sử dụng sẽ khiến các vấn đề trên thêm trầm trọng."