Móng bò

Report Abuse

313. Mong bo
0 0 Reviews

Móng bò

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Móng bò hoa đỏ, Móng bò lan, Móng bò tím, móng bò đỏ
Tên địa phương
Móng bò
Tên tiếng Anh
Orchid tree, Purple bauhinia, Camel's foot, Butterfly tree, Hawaiian orchid tree.
Tên khoa học
Bauhinia purpurea L.
Tên đồng nghĩa
"Bauhinia castrata Blanco
Bauhinia coromandeliana DC.
Bauhinia platyphylla Span.
Bauhinia platyphylla Zipp. ex Span.
Bauhinia purpurea var. corneri de Wit
Bauhinia purpurea var. violacea de Wit
Bauhinia rosea Corner
Bauhinia triandra Roxb.
Bauhinia violacea Corner
Caspareopsis purpurea (L.) Pittier
Phanera purpurea (L.) Benth."

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Móng bò, Hoàng hậu
Phân họ
Vang
Họ
Đậu
Bộ
Đậu
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kính
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc từ khu vực Châu Á.
Phân bố
Cây được bắt gặp ở huyện Cái Nước (thị trấn Cái Nước, xã Tân Hưng Đông), huyện Năm Căn (xã Hàm Rồng)
Sinh cảnh
Cây được người dân và chuyên gia trồng làm thuốc trong vườn nhà, vườn thuốc nam và ven đường.
Cách trồng
Cây được nhân giống bằng cách gieo hạt. Ngâm hạt trong nước ấm 2 giờ đồng hồ để hạt ẩm. Làm sạch, tơi đất, tưới đất ẩm sau đó tiến hành gieo hạt xuống đất. Cần để chỗ gieo hạt có độ thoáng khí và thoát nước tốt. Sau khi hạt nảy mầm thành các cây con đánh thành bầu đất rồi tiến hành đem cây trồng cố định nơi trồng.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Cây gỗ nhỏ
Chiều cao
Cây có thể cao tới 10m.
Thân cây
Cây phân nhiều cành, tán lá rộng.
Lá cuống 2 - 3 cm, phiến gần tròn có đường kính tới 12 cm, chẻ đôi tới 1/3 - 1/2 với góc hẹp hay rộng, tròn hay hình tim ở gốc, tròn hay nhọn ở đầu các thùy, có lông rải rác ở mặt dưới, gân 9 - 13.
Cụm hoa
Hoa thành chùm ở bên và ở ngọn với 6 - 10 hoa.
Hoa lượng tính
Hoa có cuống dày, dài 7 - 15mm, nụ hoa hình chùy, 3 - 4cm, đài hoa hình mo khi hoa mở, cánh hoa hồng tới tím, hình ngọn giáo hẹp, dài 3 - 5cm, với móng dài 5 - 10mm; nhị sinh sản 3, nhị lép 5 - 6, dạng sợi, 6 - 10mm; bầu có cuống 1 cm, dài 1cm, có lông nhung.
Quả
Quả đậu hình dải, không lông, có vân không đều, dài tới 20 - 25 cm, rộng 1,5 - 2cm.
Hạt
Hạt 10, dẹp, hình mắt chim, rộng 5mm.
Sinh học
Cây móng bò có tốc độ sinh trưởng cực nhanh. Cây ưa ánh sáng, thoát nước tốt, phù hợp với đất giàu chất dinh dưỡng và không cần phải thường xuyên cắt tỉa.
Mùi hương
Hoa tỏa ra một mùi hương dịu nhẹ
Mùa hoa
Tháng 11 đến tháng 3 năm sau
Mùa quả
Tháng 5 đến 6

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Thân chứa gôm, vỏ chứa tanin, hạt chứa 15% dầu không khô

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
"Vỏ thân có vị chát, hơi đắng, tính bình.
Hoa có tính mát.
Lá có tính bình vị nhạt.
Rễ có vị chát, tính mát."
Khái quát chung công dụng
Viêm họng, ho, lòi dom, nôn ra máu, lỵ, sốt rét và xổ (Vỏ, hoa).
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Vỏ, rễ, hoa
Tác dụng dược lý
"Vỏ có tác dụng bổ tỳ ích khí, táo thấp.
Hoa có tác dụng lợi tiểu, thông phế, kiện tỳ, táo thấp.
Lá có tác dụng nhuận tràng, chỉ khái, hoãn tả.
Rễ có tác dụng lợi trung tiện, cầm máu, bổ tỳ vị."

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Vỏ cây
Vỏ thân được sử dụng để điều trị các triệu chứng: Ăn không tiêu, đầy hơi, phân nát hoặc lỏng, chữa lao, nhọt, lở loét, hoặc dùng để bồi bổ cơ thể sau khi ốm, chữa lỵ amíp, tiêu chảy, diệt giun đũa.
Lá cây
Lá được dùng chữa ho, bí tiểu, tiêu chảy.
Hoa
Hoa được sử dụng điều trị au bụng, kiết lỵ, tiêu chảy, viêm gan, viêm khí quản, viêm phổi, viêm niệu đạo, bí tiểu, phù thũng, cảm sốt.
Rễ
Rễ cây được dùng làm thuốc chống đầy hơi; ở Lào, rễ cây được dùng trị bệnh sốt. Vân Nam (Trung Quốc), rễ và lá non được sử dụng; rễ dùng trị vết bỏng, bỏng rạ hay thủy đậu. Ở Lào, rễ được dùng trị bệnh sốt.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Trị các bệnh về tiêu hóa, gan, phổi và đường hô hấp như viêm phế nhiệt, viêm phế quản: Nụ hoa phơi khô, pha nước, sắc lấy nước uống.

Bài thuốc độc vị 2

Trị các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, bí tiểu hay phù thũng: Lấy xác hoa ăn.

Bài thuốc độc vị 3

Giảm nhiệt hạ sốt: Đun sôi hoa tươi với nước trong 4 phút, uống.

Bài thuốc độc vị 4

Trị các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, tiểu tiện bí: Đem lá đi phơi khô rồi sắc thuốc uông.

Bài thuốc độc vị 5

Chữa lỵ amíp: lấy vỏ ngoài tươi, thái mỏng, giã nát, vắt lấy nước, ngày 3 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê (10ml).

Bài thuốc độc vị 6

Trị các bệnh giun sán ở trẻ em: Lấy nước ép vỏ tươi uống.

Bài thuốc độc vị 7

Giúp bồi bồ cơ thể, lại sức, chữa chứng đầy hơi, mụn nhọt, tiêu chảy gây mất nước: Sắc vỏ cây móng bò lấy nước uống.

Bài thuốc độc vị 8

Chữa khó tiêu, đau dạ dày, viêm ruột: Rễ cây móng bỏ đem rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô rồi sao vàng hạ thổ, đem sắc nước uống sẽ làm giảm đau, uống thường xuyên có thể trị dứt điểm.

Bài thuốc độc vị 9

Trị đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy: dùng nụ hoa Móng bò tươi hoăc khô đều được , cho nước sôi vào ủ 5-7 phút, ngày uống 1 lần vào sáng trước khi ăn, dùng trong ngày, liên tục 7 ngày sẽ khỏi

Bài thuốc độc vị 10

Chữa viêm gan, viêm khí quản, viêm phổi, viêm niệu đạo, bí tiểu, phù thũng: Dùng10 – 20g hoa khô hoặc gấp đôi nếu là hoa tươi sắc uống. Hoặc có thể đem sắc, luộc rau ăn hàng ngày để chữa bệnh tiêu chảy mãn tính.

Bài thuốc độc vị 11

Chữa cảm sốt: Lấy 50g hoa khô hoặc gấp đôi nếu là hoa tươi, cho vào 500ml nước, đun sôi trong 4 phút, uống trong ngày, uống liên tục 2 – 3 ngày.

Bài thuốc độc vị 12

Chữa ho, bí tiểu, tiêu chảy: Sắc nấu lấy nước uống, mỗi lần 10-16g lá khô, dùng trong ngày.

Bài thuốc độc vị 13

Ăn không tiêu, đầy hơi, phân nát hoặc lỏng, chữa lao, nhọt, lở loét, hoặc dùng để bồi bổ cơ thể sau khi ốm: Lấy vở thân Móng bò sắc uống nước sôi rửa vết thương.

Bài thuốc độc vị 14

Diệt giun đũa: Nước sắc vỏ quả Móng bò tươi, ngày uống 4 thìa cà phê, ngày 1 lần, trong 4 ngày.

Bài thuốc độc vị 15

Bôi vào vết thương để mau lành, mau lên da non: Vỏ thân Móng bò, cạo bỏ lớp bần bên ngoài, thái thành lát mỏng, phơi nắng hoặc sao khô, nghiền thành bột mịn, thêm nước, trộn đều. kỹ lưỡng để tạo thành hỗn hợp sền sệt bôi lên vết thương

Bài thuốc độc vị 16

Chữa ăn uống không tiêu, viêm dạ dày, ruột cấp, trĩ và phân ra máu: Lấy rễ Móng bò rửa sạch trước khi dùng, để ráo, thái mỏng, phơi khô, sao vàng. Đun lấy nước uống

Bài thuốc đa vị 1

Trị tiêu chảy: Lấy vỏ thân móng bò phối hợp vỏ búp ổi và vỏ tươi cây vối, lượng bằng nhau, tán nhuyễn, ép lấy nước, mỗi lần 2 thìa cà phê, ngày 4 – 5 lần, cách nhau 3 – 4 giờ.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Không nên dựa vào để tự chữa bệnh vì liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi theo tùy thể trạng mỗi người, nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên kho y học cổ truyền.