Môn ngứa

Report Abuse

312. Mon ngua_Fotor
0 0 Reviews

Môn ngứa

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Ráy, Hải vu
Tên địa phương
Môn ngứa
Tên tiếng Anh
Giant Taro, Giant Elephant Ear
Tên khoa học
Alocasia macrorrhizos (L.) G.Don, 1839
Tên đồng nghĩa
"Alocasia cordifolia (Bory) Cordem.
Alocasia indica (Lour.) Spach
Alocasia indica var. diversifolia Engl.
Alocasia indica var. heterophylla Engl.
Alocasia indica var. metallica (Schott) Schott
Alocasia indica var. rubra (Hassk.) Engl.
Alocasia indica var. typica Engl.
Alocasia indica var. variegata (K.Koch & C.D.Bouché) Engl.
Alocasia macrorrhizos var. rubra (Hassk.) Furtado
Alocasia macrorrhizos var. variegata (K.Koch & C.D.Bouché) Furtado
Alocasia marginata N.E.Br.
Alocasia metallica Schott
Alocasia montana (Roxb.) Schott
Alocasia pallida K.Koch & C.D.Bouché
Alocasia plumbea Van Houtte
Alocasia rapiformis (Roxb.) Schott
Alocasia uhinkii Engl. & K.Krause
Alocasia variegata K.Koch & C.D.Bouché
Arum cordifolium Bory
Arum indicum Lour.
Arum macrorrhizon L.
Arum montanum Roxb.
Arum mucronatum Lam.
Arum peregrinum L.
Arum rapiforme Roxb.
Caladium macrorrhizon (L.) R.Br.
Caladium metallicum Engl.
Caladium odoratum Lodd.
Calla badian Blanco
Calla maxima Blanco
Colocasia boryi Kunth
Colocasia indica (Lour.) Kunth
Colocasia indica (Lour.) Hassk.
Colocasia indica var. rubra Hassk.
Colocasia macrorrhizos (L.) Schott
Colocasia montana (Roxb.) Kunth
Colocasia mucronata (Lam.) Kunth
Colocasia peregrina (L.) Raf.
Colocasia rapiformis (Roxb.) Kunth
Philodendron peregrinum (L.) Kunth
Philodendron punctatum Kunth"

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Ráy
Họ
Ráy
Bộ
Trạch Tả
Lớp
Một lá mầm
Ngành
Hạt kính
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc từ Malaysia
Phân bố
ở Cà Mau, cây môn ngứa được tìm thấy ở huyện Thới Bình (TT.Thới Bình), huyện Trần Văn Thời (xã Khánh Bình Tây, xã Khánh Hưng), huyện Cái Nước (TT. Cái Nước, xã Thạnh Phú), huyện Ngọc Hiển (xã Đất Mũi)
Sinh cảnh
ây môn ngứa được tìm thấy mọc tự nhiên ở trong vườn nhà người dân
Cách trồng
Cây được nhân giống bằng cách tách bụi

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống nhiều năm
Dạng cây
Cây thân thảo to
Chiều cao
Cây cao tới 2-3m
Rể
Cây có thân rễ mập
Thân cây
Thân nằm sâu trong đất.
Lá ôm thân, có cuống dài, phiến nguyên, hình tim, dài tới 80-90cm, rộng 20-60cm, màu lục sáng, có khi có chấm trắng.
Cụm hoa
Cụm hoa thành buồng ở nách lá, có mo màu vàng
Hoa lượng tính
Hoa đơn tính, hoa cái ở dưới, hoa lép ở giữa.
Hoa đực
Hoa đực có nhiều nhị, dính nhau thành hợp nhị, mở bằng lỗ
Hoa cái
Hoa cái có bầu 1 ô, chứa vài noãn ở đáy
Quả
Quả mọng màu đỏ.
Sinh học
Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh. Cây chịu bóng bán phần, thích hợp làm cây trồng nội thất. Cây có nhu cầu nước cao, ưa khí hậu mát ẩm.
Mùa hoa
Tháng 4 đến 5
Mùa quả
Tháng 6 đến 7

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Thân rễ Ráy chứa alocasin, một chất tương tự phytosterol, glucose, fructose.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Vị cay, tính ấm, có độc
Khái quát chung công dụng
Chữa cúm, cảm mạo, sốt cao, trúng nắng, lao phổi, phong thấp đau nhức khớp, sa nang, mụn nhọt, ghẻ lở, trúng độc và rắn độc cắn, bỏng lửa.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Rễ, thân

Thời gian thu hoạch
Lá và thân rễ thu hái quanh năm.
Tác dụng dược lý
Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong tiêu thũng, chỉ thống, khử hủ sinh cơ, kiện vị, chỉ khái.
Chế biến
Lá dùng tươi, còn thân rễ phải bào chế. Lấy về, gọt bỏ vỏ, thái mỏng, ngâm trong nước sạch 5-7 ngày, thay nước thường xuyên, rồi phơi khô. Khi dùng tươi, phải rang với gạo cho tới khi gạo cháy, rồi thêm nước và đun sôi đến khi gạo mềm nhừ thì lấy ra.

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Lá cây
Trị rắn cắn, bọ cạp đốt, sưng tấy.
Rễ
Cầm máu và bó gãy xương

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Chữa cúm, cảm mạo, sốt cao, trúng nắng, lao phổi, phong thấp đau nhức khớp, sa nang, mụn nhọt, ghẻ lở, trúng độc và rắn độc cắn, bỏng lửa: Dùng 10-15g, khô, hoặc 30-60g tươi, đun sôi kỹ trong 3-5 giờ trước khi dùng.

Bài thuốc độc vị 2

Trị rắn cắn, bọ cạp đốt, sưng tấy: Lấy lá dùng đắp.

Bài thuốc đa vị 2

Cao dán mụn nhọt: Một củ ráy tươi nặng chừng 80-100g, nghệ một củ chừng 60g. Củ ráy gọt sạch vỏ, giã nát nhừ cùng với nghệ, sau cho dầu vừng vào nấu dù, thêm dầu thông và sáp ong vào, khuấy cho tan. Để nguội. Phết lên giấy dán vào nơi mụn nhọt, nếu mới mọc thường tan, đã mọc rồi có tác dụng hút mủ.