Go Back

Report Abuse

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Mơ lông

0 (0 Reviews)

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Mơ tam thể, Bổ thượng hoàng
Tên địa phương
Mơ lông
Tên khoa học
Paederia lanuginosa Wall., 1831
Tên đồng nghĩa
"Hondbesseion lanuginosum (Wall.) Kuntze
Paederia macrocarpa Wall. ex G.Don"

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Mơ dây
Họ
Cà phê
Bộ
Long đởm, Hoa vặn
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kính
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc từ vùng Nam Á và Đông Á.
Phân bố
Cây có sự phân bố rộng rãi hầu như đều có thể tìm thấy ở 09 đơn vị hành chính của tỉnh Cà Mau
Sinh cảnh
Cây được người dân và chuyên gia trồng làm thuốc trong vườn nhà, vườn thuốc nam và ven đường, ven ao
Cách trồng
Mơ lông chủ yếu được trồng từ hom. Hom được lấy từ hom thân già hoặc bánh tẻ. Dùng dao hoặc kéo sắc để cắt hom, chiều dài hom từ 30-40cm và ít nhất trên mỗi hom có từ 3-5 mắt lá, tỉa bớt lá trên hom chừa khoảng 1/3 lá, đem giâm vào luống. Luống giâm bằng cát ẩm với độ ẩm vừa phải và có mái che mưa nắng. Sau khi giâm thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho đến khi hom giâm có rễ ổn định thì đem trồng hoặc cũng có thể cắt hom xong tiến hành trồng ngay nếu thời tiết thuận lợi.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống nhiều năm
Dạng cây
Dây leo bằng thân quấn
Thân cây
Thân màu xanh lục hoặc màu tím, có nhiều lông cứng màu trắng; tiết diện tròn ở thân già, hơi dẹt ở thân non
Cuốn lá
Nhánh tròn có lông
Lá đơn, nguyên, mọc đối, có mùi đặc trưng; phiến lá hình tim đỉnh nhọn, dài 9-11 cm, rộng 4-6 cm, mặt trên màu xanh lục mặt dưới màu tím, có nhiều lông cứng màu trắng; gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới, 6 cặp gân phụ đối hoặc gần đối. Cuống lá hình lòng máng nông, dài 2-3 cm, màu xanh, có nhiều lông trắng; 2 lá kèm ở giữa 2 cuống lá, dạng vẩy tam giác hoặc hình tim dài 0,3-0,5 cm, màu xanh, tồn tạ
Cụm hoa
Cụm hoa xim hai ngả rất phân nhánh ở nách lá hoặc ngọn cành, dài 10-50 cm.
Hoa lượng tính
Hoa nhỏ, đều, lưỡng tính, không cuống, lá bắc hình tam giác nhỏ. Đài hoa: 5-6, rời, đều, hình tam giác nhỏ cao 1 mm, màu xanh hơi tím, có lông trắng, tiền khai van. Tràng hoa: 5-6 cánh đều, màu tím mặt ngoài màu trắng xanh ở mặt trong, dính nhau ở 2/3 dưới tạo thành ống tràng dài 0,4-0,5 cm, phía trên xòe ra 5 phiến dài 0,2 cm có nhiều gai nạc, mỗi phiến có 3-4 thùy cạn không đều và uốn lượn; mặt trong họng tràng có nhiều lông tiết màu tím nhạt, dài 0,2-0,3 cm, chân dài đa bào (tế bào to dần về phía đỉnh của lông tiết) đầu đơn bào to tròn dài; mặt ngoài ống tràng có rất nhiều lông màu trắng, 4-6 tế bào mọng nước xếp chồng lỏng lẻo. Bộ nhị: 5-6 nhị đều, rời, đính ở đáy ống tràng xen kẽ cánh hoa. Chỉ nhị dạng sợi mảnh, màu hồng hoặc tím nhạt dài 0,2-0,25 cm, nhẵn bóng. Bao phấn 2 ô, màu trắng, thuôn dài 0,3-0,35 cm, nứt dọc, hướng trong, đính lưng. Hạt phấn rời, màu trắng, hình bầu dục 2 đầu thuôn tròn, có 3 rãnh dọc, có vân, dài 42,5-50 m, rộng 20-25 µm. Bộ nhụy: bầu dưới hình chuông 2 ô, mỗi ô có 1 noãn, đính noãn trung trụ; 1 vòi nhụy ngắn, màu hồng nhạt; 2 đầu nhụy dạng sợi uốn lượn, dài 0,4-0,7 cm, màu hồng nhạt, có nhiều lông mịn màu trắng; đĩa mật hình khoen bao quanh gốc vòi nhụy.
Quả
Quả có hình cầu, màu nâu bóng.
Sinh học
Moc rải rác trên các bãi hoang ruộng hoang, ven sông suối.
Mùi hương
Lá có mùi mạnh
Mùa hoa
Quanh năm
Mùa quả
Quanh năm

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
"Cây chứa một chất nhựa mủ rất đắng, thành phần chính là một báe kết tinh rất độc là isotomin tương tự lobelin. Trong thành phần của cây mơ lông chứa một tinh dầu rất nặng mùi có tên là disulfua carbon, alcaloid và paederin. Ngoài ra, Mơ lông có mùi hơi thối là do hoạt chất methylmercaptan.
Cây mơ lông còn chứa nhiều axit amin như argenin, histidin, lysin, tyrosin, tryptophan, phenylalanin, cystein, methionin, threonin và valin.
Một số thành phần khác có trong cây mơ lông như caroten và vitamin C."

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Cây mơ lông có vị hơi đắng, mặn, có mùi hôi và tính mát.
Khái quát chung công dụng
Thường được đùng để chữa trị các bệnh như: Kiết lỵ, viêm đại tràng, tăng cường tiêu hóa và tẩy giun kim, giun đũa.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc

Thời gian thu hoạch
Lá mơ lông được thu hái quanh năm mỗi khi dùng đến, lá tươi tốt nhất là thu hái vào mùa xuân.
Tác dụng dược lý
"Theo nghiên cứu dược lý hiện đại: Một hoạt chất hữu cơ có hoạt tính sinh lý cao với cơ thể và hệ thần kinh có tên là paederin được tìm thấy trong lá mơ và tinh dầu của lá mơ có tác dụng chống viêm và điều trị ho hiệu quả.
Theo Y học cổ truyền: Cây mơ lông có công dụng khu phong lợi thấp, tiêu thực trừ tích tệ, chống ho, giảm đau, giải độc và hoạt huyết tiêu thũng."
Chế biến
Lá sau khi hái vào được đem đi rửa sạch để loại bỏ tạp chất, sau đó ăn trực tiếp lá tươi hoặc chế biến tùy món.

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Lá cây
Lá dùng chữa đau răng, đau miệng. Lá giã tươi dùng đắp các vết thương

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Lá dùng chữa đau răng, đau miệng. Lá giã tươi dùng đắp các vết thương Trục giun kim và giun đũa: Dùng lá Mơ lông giã nhỏ, cho tí muối ăn sống hoặc vắt lấy nước uống, uống liền 3 buổi sáng vào lúc đói thì giun ra. Ðể trừ giun kim, ngoài cũng dùng lá Mơ lông một nắm 30g, chế vào 50ml nước chín, vắt lấy nước cốt bơm thụt vào hậu môn, giữ lại khoảng 20 phút vào lúc 19-20 giờ trước khi đi ngủ, giun sẽ bò ra. Nếu bị nhiễm giun đũa thì lấy khoảng 50 g lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho thêm một ít muối hòa tan rồi uống. Uống vào buổi sáng lúc đói, sau 2-3 ngày giun sẽ ra hết. Nếu bị nhiễm giun kim thì cũng uống nước cốt lá mơ như trên, ngoài ra lấy khoảng 30 g rau mơ (cả lá, ngọn), rửa sạch, giã nát rồi cho thêm vào 500 ml nước sôi để nguội, dùng bơm thụt vào hậu môn trước khi đi ngủ khoảng 2-3 phút, giun sẽ bò ra.

Bài thuốc độc vị 2

Chống co giật: Giã nát 15 -60g lá mơ lông tươi, thêm 1 bát nước ấm và một ít nước lọc để vắt lấy nước uống trước bữa tối.

Bài thuốc độc vị 3

Viêm tai ở trẻ nhỏ: Hái lá mơ lông tươi đem rửa sạch, hơ qua lửa cho nóng sau đó vò lá nhét vào tai bị đau để qua đêm.

Bài thuốc độc vị 4

Chữa đau dạ dày: Giã 20 – 30g lá Mơ lông để vắt lấy nước cốt uống mỗi ngày.

Bài thuốc độc vị 5

Trị viêm tai: Lá Mơ lông tươi đem nướng rồi nhét lỗ tai trị viêm tai chảy máu mủ, nước vàng. Chữa lỵ lâu ngày (Hải Thượng Lãn Ông): Rễ mơ lông, cỏ seo gà, mã đề, sao qua sắc uống

Bài thuốc độc vị 6

Chữa sôi bụng, ăn khó tiêu: Khi ăn vào thấy bụng sôi, khó tiêu hóa thì lấy một nắm lá mơ lông tươi ăn kèm trong bữa cơm hoặc giã nát vắt lấy nước uống, ăn như vậy trong khoảng 2-3 ngày là thấy kết quả. / Chữa hội chứng lỵ: Lá mơ lông tươi, cỏ nhọ nồi tươi, mỗi vị 100g, sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày

Bài thuốc độc vị 7

Chữa đau dạ dày: Bị chứng đau dạ dày thì lấy khoảng 20-30 g lá mơ lông rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống 1 lần trong ngày. Sau nhiều ngày dùng như thế thì có hiệu quả. / Chữa lỵ amip và lỵ trực khuẩn: Lá mơ lông hoặc Mơ lông 80g, cỏ nhọ nồi tươi 150g, lá đại thanh 30g, hạt cau 16g, bách bộ 12g, vỏ đại 8g. Sắc đặc uống làm nhiều lần trong ngày

Bài thuốc độc vị 8

Chữa bí tiểu tiện: Nếu bị sỏi thận gây bí tiểu tiện, lấy lá mơ lông sắc uống ngày vài lần rất hiệu nghiệm. / Chữa lỵ: (1) Lá mơ lông , lá trâu cổ, mỗi vị 20g; lá lốt, nụ sim, mỗi vị 10g. sắc uống hoặc làm viên uống, ngày một thang. (2) Mơ lông 30g; cỏ sữa 25g; rau sam 20g; hạt cau khô, vỏ măng cụt, mỗi vị 10g; thổ phục linh, bạch thược, mỗi vị 5g. sắc uống ngày một thang. Hoặc tán nhỏ, mỗi lần uống 8g, ngày 3 lần

Bài thuốc đa vị 9

Chữa tiêu chảy ra máu: Mơ lông 6g; đọt cà ăn quả 16g; rau sam, cây cứt lợn, mỗi vị 6g; xuyên tâm liên 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang

Bài thuốc đa vị 10

"Trị kiết lỵ:
Trường hợp mới bị kiết lỵ: hái một nắm lá mơ lông và một nắm lá phèn đen đem đi rửa sạch, sau đó nhúng sơ qua nước sôi rồi để cho ráo nước. Giã nát hai loại lá này để vắt lấy nước cốt mỗi ngày uống 2 – 3 lần.
Trường hợp bị lỵ lâu ngày: hái một nắm lá mơ lông tươi, lau cho thật sạch rồi thái nhỏ, đập một quả trứng gà vào trộn đều sau đó đem đi bọc lá chuối nướng hoặc rang khô trên chảo."

Bài thuốc đa vị 11

Đau nhức xương khớp: Lấy 30 – 60g lá Mơ lông đem ngâm với rượu để xoa bóp và uống

Bài thuốc đa vị 12

Chữa kiết lỵ mới phát (biểu hiện: Đi đại tiện nhiều lần, trong phân có máu và chất nhầy như nước mũi, có trường hợp sốt nhẹ): Lấy một nắm lá mơ tươi lau sạch (bằng khăn sạch) thái nhỏ, đập vào một quả trứng gà trộn đều, lấy lá chuối bọc lại rồi nướng chín đều để ăn. Ăn ngày 3 lần và ăn liên tục vài ngày là khỏi. Nếu bị chứng lỵ mới phát do đại tràng tích nhiệt thì lấy một nắm lá mơ và một nắm lá phèn đen, cả hai rửa sạch, nhúng qua nước sôi, vẩy khô, giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Uống 2-3 lần.

Bài thuốc đa vị 13

Chữa tiêu chảy do nóng: Nếu mắc chứng tiêu chảy do nhiệt với triệu chứng khát nhiều, phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng đau quặn kèm theo đầy hơi, hậu môn nóng rát, có thể dùng lá mơ 16 g, nụ sim 8 g sắc cùng với 500 ml nước còn 200 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc đa vị 1

Chữa tiêu chảy ra máu: Mơ lông 6g; đọt cà ăn quả 16g; Rau sam, cây Cứt lợn, mỗi vị 6g; Xuyên tâm liên 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang

Bài thuốc đa vị 2

Chữa ho gà: Lá Mơ lông 150g; bách bộ, cỏ mần trầu, rễ chanh, cỏ nhọ nồi, rau má, mỗi vị 250g; cam thảo dây 150g; trần bì 100g; gừng 50g; đường kính 1500g. Cho vào 6 lít nước sắc còn một lít, cho đường kính vào trộn lẫn rồi đun sôi cho còn một lít. Liều dùng: mỗi ngày uống 2-3 lần. Trẻ 6 tháng – 1 năm tuổi, mỗi lần uống 2 thìa cà phê; trẻ 1 – 2 tuổi, 4 lần x 2 thìa cà phê; trẻ 3 – 4 tuổi: 6 lần x 2 thìa cà phê; trẻ 5 – 7 tuổi: 7 lần x 2 thìa cà phê

Bài thuốc đa vị 3

Chữa lỵ trực khuẩn. Lấy lá mơ lông (30 -50 g) lau sạch, thái nhỏ trộn với trứng gà (1 quả). Có người chỉ dùng lòng đỏ trứng, nhưng kinh nghiệm dùng cả lòng trắng phổ biến hơn. Bọc thuốc vào lá chuối đem nướng hoặc đặt lên chảo mà rán (không có mỡ) cho thơm. Ngày ăn 2 – 3 lần, trong 5 – 8 ngày. Thời gian điều trị trung bình 7 ngày. Ngoài ra, lá mơ lông còn chữa chứng sôi bụng ăn không tiêu, viêm dạ dày, viêm ruột. Ngày dùng 20 – 40g dạng thuốc sắc

Bài thuốc đa vị 4

Chữa giun kim và giun đũa: Lấy lá Mơ lông (30 – 50g), giã nhỏ, thêm ít muối, ăn sống hay vắt lấy nước uống. Dùng liền 3 buổi sáng vào lúc đói, giun sẽ ra. Chữa giun kim, còn có cách lấy lá mơ lông (30g), cho vào 50ml nước chín, giã vắt lấy nước cốt bơm thụt vào hậu môn, giữ lại khoảng 20 phút, vào 7-8 giờ tối trước khi đi ngủ, giun sẽ ra

Bài thuốc đa vị 5

Chữa lỵ lâu ngày (Hải Thượng Lãn Ông): Rễ mơ lông, cỏ seo gà, mã đề, sao qua sắc uống

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
"Lá mơ nên được rửa thật sạch trước khi sử dụng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và tạp chất.
Với rượu ngâm từ lá mơ chỉ nên sử dụng mỗi ngày 1 ít, không lạm dụng quá nhiều."