Go Back

Report Abuse

280. Luoi ran 3_Fotor
280. Luoi ran 3_Fotor

Lưỡi rắn

0 (0 Reviews)

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Cóc mẵn, Lưỡi rắn, Bòi ngòi ngù, Vỏ chu, Vương thái tô, Đơn dòng, Đơn thảo, Xương cá, Nọc sởi, Mai hồng, An điền, Xà thiệt thảo, Tán phòng hoa nhĩ thảo
Tên địa phương
Lưỡi rắn
Tên tiếng Anh
Flat-top mille graines, Diamond flower
Tên khoa học
Oldenlandia corymbosa L., 1753
Tên đồng nghĩa
"Gerontogea biflora Cham. & Schltdl.
Gerontogea corymbosa (L.) Cham. & Schltdl.
Gerontogea herbacea Cham. & Schltdl.
Hedyotis biflora Hornem. [Illegitimate]
Hedyotis biflora var. corymbosa (L.) Kurz
Hedyotis biflora var. graminicola (Kurz) Kurz
Hedyotis burmanniana Wight & Arn.
Hedyotis corymbosa (L.) Lam.
Hedyotis corymbosa var. ampla Fosberg
Hedyotis corymbosa var. tereticaulis W.C.Ko
Hedyotis depressa (Willd.) Roem. & Schult.
Hedyotis diantha Schult.
Hedyotis graminicola Kurz
Hedyotis intermedia Wight & Arn.
Hedyotis pseudocorymbosa Bakh.f.
Hedyotis pusilla Hochst. ex A.Rich.
Hedyotis ramosa (Roxb.) Blume
Hedyotis scabrida Steud.
Hedyotis sperguloides A.Rich.
Oldenlandia alsinifolia G.Don
Oldenlandia burmanniana G.Don
Oldenlandia capillaris DC.
Oldenlandia corymbosa var. corymbosa
Oldenlandia depressa Willd.
Oldenlandia mollugoides O.Schwarz
Oldenlandia praetermissa Bremek.
Oldenlandia pseudocorymbosa (Bakh.f.) Raizada
Oldenlandia ramosa Roxb.
Oldenlandia scabrida DC."

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Họ
Cà phê
Bộ
Long đởm, Hoa vặn
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Phân bố
Cây xuất hiện ở huyện Thời Bình (xã Tân Lộc, xã Hồ Thị Kỷ), huyện Trần Văn Thời (xã Khánh Bình Tây, xã Phon Lạc), huyện Năm Căn (xã Hàm Rồng, xã Hàng Vịnh), huyện Cái Nước (xã Tân Hưng Đông, thị trấn Cái Nước, xã Thạnh Phú), huyện U Minh ( xã Khánh Hội, thị trấn U Minh), huyện Đầm Dơi (xã Tân Dân)
Sinh cảnh
Phần lớn cây mọc tự nhiên trong vườn nhà và ven đường, ven sông

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây mọc hằng năm
Dạng cây
Cây thân thảo, loại cỏ nhỏ,
Chiều cao
Cây cao khoảng 20cm
Thân cây
Thân hơi mập, mọc sà, phân nhánh nhiều, dài 30-40 cm, không lông. Thân non tiết diện vuông, màu xanh hay nâu tím; thân già tiết diện tròn, màu nâu.
Lá đơn, mọc đối. Phiến lá thuôn hẹp, hai đầu nhọn, mặt trên màu xanh đậm. Gân lá hình lông chim, chỉ có gân chính nổi rõ. Cuống lá ngắn có lá kèm.
Cụm hoa
Cụm hoa là xim mang 2-4 hoa ở nách lá đôi khi ở ngọn cành. Hoa màu trắng hay tím nhạt.
Hoa lượng tính
Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 4. Cuống hoa dài 2-10 mm. Lá bắc và lá bắc con màu xanh, dạng vảy dài 0.5 mm. Lá đài 4, màu xanh, hơi dính nhau ở phía dưới, trên chia 4 thùy hình tam giác hẹp, dài khoảng 1 mm, tiền khai van. Cánh hoa 4, ống tràng cao 1-2 mm; 4 tai thuôn dài, đầu nhọn dài bằng ống tràng; tiền khai van. Phía trong họng tràng có nhiều lông dài, màu trắng. Nhị 4, rời, đính ở đáy ống tràng, xen kẽ cánh hoa. Chỉ nhị dài bằng bao phấn; bao phấn hình bầu dục, màu nâu, 2 ô, đính giữa, hướng trong, nứt dọc. Hạt phấn rời, nhỏ, tròn, đường kính 20-25 μm, màu trắng ngà, có 1-3 lỗ nảy mầm. Lá noãn 2, bầu dưới, 2 ô, mỗi ô chứa nhiều noãn, đính noãn trung trụ, giá noãn rất lồi. Vòi nhụy 1, rất ngắn, màu trắng; đầu nhụy 2, màu vàng có nhiều gai nạc.
Quả
Quả nang, có 2 thùy cạn, mặt ngoài có 4 gân, đài tồn tại. Quả lúc non màu xanh, lúc già màu vàng nhạt.
Hạt
Hạt nhiều, nhỏ, màu nâu vàng, kích thước 0.4x0.3 mm. Quan sát dưới kinh hiển vi độ phóng đại 100 lần thấy hạt hình bầu dục hơi có góc cạnh hay hình nón, trên bề mặt hạt có nhiều vân hình đa giác.
Sinh học
Cây ưa sáng và ẩm, thường mọc thành đám trên các bãi đất hoang, vườn, ruộng cao và nương rẫy. Cây có thể sống được trên nhiều loại đất, sinh trưởng và phát triển nhanh trong vụ hè thu và tàn lụi trước mùa đông. Cây ra hoa nhiều, khi quả già tự mở để phát tán hạt ra xung quanh.
Mùa hoa
Tháng 5 đến 6
Mùa quả
Tháng 7 đến 10

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
"Theo “Trung dược từ hải”, tập I, 1993 cây có chứa corymbosin, asperulosid, acid geniposidic, scandosid, asperglavcid. Ngoài ra trong lá còn chứa rất nhiều vitamin C.
Phần trên mặt đất chứa de-acetylasperulosid, asperulosid, acid asperulosidic, acid deacetylasperulosidic, 10-O-p.hydroxylbenzoyl scandosid methyl ester…"

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Theo cuốn Từ điển bách khoa dược học, cỏ lưỡi rắn có vị ngọt nhạt, tính mát.
Khái quát chung công dụng
Cây được dùng tươi để giải độc, chữa rắn cắn, chữa sốt cao, sốt cách nhiệt, đau nhức xương, thấp khớp, chữa sốt rét, ung thư ruột, bỏng, trị lãi; rễ trị đau dạ dày.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Toàn cây
Thời gian thu hoạch
Cây có thể thu hái quanh năm. Tuy nhiên, thông thường cây được thu hái vào mùa hạ, thu lúc cây có hoa.
Tác dụng dược lý
Theo y học cổ truyền, cây có tác dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, lợi niệu. Ngoài ra, cây còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, có tác dụng yếu đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ, giảm độc tố rắn độc, bảo vệ gan và lợi mật.
Chế biến
Sau khi thu hái, mang về rửa sạch, phơi khô hoặc sao vàng, lưu trữ dùng dần.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Chữa rắn cắn (theo kinh nghiệm dân gian): Lấy 100 g cây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt rồi uống, còn bã thuốc thì đắp lên vết thương, băng lại. Chú ý khi uống thuốc nên cởi dây garô, ngày uống 2-3 lần. Những lần sau tăng liều lượng lên 200 g. Sau khi uống thuốc, người bị nạn thấy đỡ đau nhức, ngủ được. Lưu ý: Đây chỉ là biện pháp sơ cứu, giải độc ban đầu cho người bị rắn độc cắn khi mà chưa có thuốc giải độc, sau khi thực hiện xong các biện pháp trên cần lập tức đưa nạn nhân đi bệnh viện tiêm huyết thanh giải độc và điều trị càng sớm càng tốt.

Bài thuốc độc vị 2

Chữa viêm ruột thừa cấp đơn thuần, viêm phúc mạc nhẹ: Dùng 60 g thuốc sắc chia 2-3 lần dùng trong ngày

Bài thuốc độc vị 3

Chữa sốt cao: Lấy 30g lưỡi rắn khô đem sao vàng hạ thổ hoặc sắc với 600ml nước còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày

Bài thuốc độc vị 4

Điều trị ho, viêm họng, hạ sốt, an thần, giảm đau nhức xương khớp: Dùng 20g cây khô hoặc 80g cây tươi đem sao vàng hạ thổ rối hãm trong 1 lít nước (như hãm trà).Ủ khoảng 20 phút, sau đó chắt lấy nước uống trong ngày

Bài thuốc độc vị 5

Chữa viêm tiết niệu, bí tiểu: Lấy cây tươi 80g giã nát, thêm chút nước, dùng khăn mỏng vắt lấy nước, thêm chút đường hòa đều uống hàng ngày. Cách này vừa có tác dụng thanh nhiệt, mát, và giúp lợi tiểu và điều trị viêm tiết niệu rất hay và hiệu quả.

Bài thuốc đa vị 1

Chữa viêm gan, vàng da: Kết hợp lưỡi rắn với Hạ khô thảo và Cam thảo có tác dụng cải thiện chức năng gan, giảm tình trạng vàng da trên bệnh nhân viêm gan. Tóm lại, cây lưỡi rắn là một loài cỏ dại mọc ven đường rất thông dụng và dễ tìm. Nó có nhiều đặc tính dược lý giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc. Có nhiều bài thuốc dân gian được phát triển và nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh các tác dụng dược lý của cây. Tuy nhiên để sử dụng cây thuốc một cách hiệu quả nhất cần tham vấn ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên hữu ích nhất

Bài thuốc đa vị 2

Trị viêm loét cổ tử cung: Lưỡi rắn 30g, bạch anh 30g, nhất chi hoàng hoa 30g, quán chúng 15g, sắc uống.

Bài thuốc đa vị 3

Trị viêm amidan cấp: bạch hoa xà thiệt thảo, xa tiền thảo mỗi thứ 12g. Rửa sạch, sắc uống.

Bài thuốc đa vị 4

Chữa trị sốt rét: Sử dụng Lưỡi rắn, Mã tiên thảo (cỏ roi ngựa), Thường sơn, mỗi vị 6g sắc thành thuốc, dùng uống khi còn nóng.

Bài thuốc đa vị 5

Hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư: Lấy khoảng 40 – 60g cỏ lưỡi rắn và 30 – 40g bán chi liên cho vào ấm, sắc lên với nước để uống.

Bài thuốc đa vị 6

Trị viêm thận cấp có phù, trong nước tiểu có chứa albumin: Chuẩn bị: 15g cỏ lưỡi rắn hoa trắng (bạch hoa xà thiệt thảo), 30g bạch mao căn, 6g tô diệp, 9g chi tử, 15g xa tiền thảo. Các vị thuốc trên đem bỏ vào ấm để sắc lên với nước uống. Thực hiện thường xuyên để mang đến tác dụng tốt.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Kiêng kỵ: Phụ nữ mang thai phải cẩn thận khi sử dụng. Ngoài ra bạch hoa xà thiệt thảo ức chế quá trình sinh tinh trùng ở chuột thí nghiệm, quý ông yếu sinh lý cũng nên lưu ý.