Go Back

Report Abuse

277. Luoi ho xanh (1)_Fotor
277. Luoi ho xanh (1)_Fotor

Lưỡi hổ xanh

0 (0 Reviews)

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Hổ vĩ lan, Lan đuôi cọp, Kim phát tài, Lưỡi cọp
Tên địa phương
Lưỡi hổ xanh
Tên tiếng Anh
Mother-in-law's tongue
Tên khoa học
Sansevieria trifasciata Prain, 1903
Tên đồng nghĩa
"Aletris hyacinthoides var. zeylanica L.
Sansevieria craigii auct.
Sansevieria jacquinii N.E.Br.
Sansevieria laurentii De Wild.
Sansevieria trifasciata var. laurentii (De Wild.) N.E.Br.
Sansevieria trifasciata var. trifasciata
Sansevieria zeylanica var. laurentii (De Wild.) L.H.Bailey"

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Họ
Măng tây
Bộ
Măng tây
Lớp
Một lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Phi (Congo)
Phân bố
Cây có sự phân bố rộng rãi hầu như đều có thể tìm thấy ở 09 đơn vị hành chính của tỉnh Cà Mau
Sinh cảnh
Cây được người dân và chuyên gia trồng làm thuốc trong vườn nhà, vườn thuốc nam, ven đường và được trồng làm kiểng ở trong chậu
Cách trồng
Cây có thể trồng bằng thân rễ hoặc một đoạn lá trưởng thành.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây lâu năm
Dạng cây
Cây thân thảo
Chiều cao
Cây cao 30-50cm
Rể
Rễ cây lưỡi hổ xanh: Thuộc nhóm rê chùm nhỏ.
Thân cây
Thân cây rất thấp vì các lá mọc sát từ gốc lên, nếu không để ý kỹ thì sẽ không thấy được thân cây.
Cứng, mọc thành bụi, mọc thẳng thuôn nhọn ở đầu, viền lá lượn sóng có màu xanh kéo dài từ gốc cho đến ngọn. lá dài trung bình từ 50cm tới 80cm nếu điều kiện trồng tốt Lá có thể dài đến 1,6cm, rộng đến 8cm.
Cụm hoa
Hoa của cây lưỡi hổ xanh: Mọc chung một cuống, cuống hoa mập, tròn màu xanh, cao khoảng 30cm. Hoa có màu trắng lục nhạt kích thước khoảng 3,5cm, cánh hoa mềm, dài, thuôn mềm mại.
Quả
Quả hình cầu màu vàng da cam.
Sinh học
Cây sống bền, có khả năng chịu khô hạn và nóng rất tốt. Cây vẫn có thể phát triển tốt khi ít có ánh nắng mặt trời. nhưng hiện nay được cây được trồng khá nhiều ở mọi gia đình chủ yếu để làm cảnh

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
"Trong các bộ phận của cây lưỡi hổ đều có chứa các thành phần sau:
Dịch lá tươi: có chứa acid acontic
Rễ: chứa alcaloid sansevierin
Thân rễ khô và rễ: có chứa alcaloid và nhựa"

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Vị chua, tính mát.
Khái quát chung công dụng
Thường được dùng để điều trị ho do cảm mạo, nhọt lở loét sưng độc, bỏng, vấp ngã bị tổn thương
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc

Thời gian thu hoạch
Quanh năm
Tác dụng dược lý
Thanh nhiệt, giải độc rất tốt,được quy vào kinh Phế.
Chế biến
Lá cáy lưỡi hổ chủ yếu dùng ở dạng tươi nên không cần qua khâu chế biến để cất trữ sử dụng

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Chữa viêm tai chảy mủ: Dùng ngoài lấy lá hơ lửa cho héo giã nát lấy nước nhỏ tai nhiều lần chữa viêm tai có mủ. Ngày nhỏ nhiều lần.

Bài thuốc độc vị 2

Chữa bỏng: Chuẩn bị: 2 – 3 lá cây Lưỡi hổ ở dạng tươi. Đem lá đi rửa sạch rồi cắt ngang. Lấy phần dịch gel trong lá để thoa trực tiếp lên vùng da tổn thương. Thực hiện ngày 2 lần vào các buổi sáng và buổi tối. Duy trì đều đặn trong nhiều ngày.

Bài thuốc độc vị 3

Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng: Chuẩn bị khoảng 2 lá cây Lưỡi hổ tươi. Đem dược liệu đi rửa sạch rồi nạo lấy phần gel bên trong. Pha với nước sôi ấm để uống mỗi ngày 1 lần. Mỗi liệu trình điều trị kéo dài liên tục trong 1 tháng.

Bài thuốc độc vị 4

Giúp làm dịu cơn hen suyễn: Chuẩn bị: 2 – 3 lá cây Lưỡi hổ tươi. Đem dược liệu đi rửa sạch, cắt lấy phần gel bên trong lá. Sau đó hòa trong cốc nước sôi nóng. Ghé mũi gần miệng cốc để xông hơi. Dùng mỗi ngày 1 lần sẽ giúp khai thông đường thở rất tốt.

Bài thuốc độc vị 5

Hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa: Chuẩn bị: 2 – 3 lá Lưỡi hổ tươi. Rửa sạch dược liệu với nước muối pha loãng. Sau đó cho vào máy ép lấy nước. Chỉ dùng khoảng 2 – 3 lần/tuần, kiên trì đến khi bệnh có xu hướng thuyên giảm.

Bài thuốc độc vị 6

Chứng khó tiêu, ợ hơi: Chuẩn bị: 1 nắm lá cây Lưỡi hổ tươi. Rửa sạch lá Lưỡi hổ rồi giã nát. Gạn lấy phần nước, loại bỏ bã. Uống mỗi ngày chỉ 1 lần duy nhất.

Bài thuốc độc vị 7

Viêm da: Lấy Khoảng 3 lá Lưỡi hổ tươi rửa sạch dược liệu rồi thái nhỏ và cho vào cối giã nát. Chắt lọc lấy nước bỏ bã đi. Sau đó tiến hành vệ sinh vùng da tổn thương rồi thoa nước thuốc lên. Cần thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần.

Bài thuốc đa vị 1

Chữa viêm họng, ho, khàn tiếng: Dùng 6 – 12 gram lá cây lưỡi hổ, đem rửa sạch bằng nước lạnh hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ lớp bụi bẩn. Sau đó, thái thành từng đoạn nhỏ. Dùng một ít để nhai với một ít muối rồi nuốt trôi từ từ. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần, sử dụng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Bài thuốc đa vị 2

Chữa viêm tai giữa có chảy mủ: Dùng một ít lá cây lưỡi hổ đã được làm sạch đem hơ trên ngọn lửa than cho héo dần. Sau đó giã cho nát và chắt lọc lấy phần nước. Dùng nước cất nhỏ vào tai bị tổn thương nhiều giọt. Thực hiện mỗi ngày 3 – 4 lần, sử dụng cho đến khi bệnh tình dần thuyên giảm.

Bài thuốc đa vị 3

Chữa bỏng: Dùng 2 – 3 lá cây lưỡi hổ còn tươi, đem rửa sạch bằng nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Cắt lá thành đôi và lấy phần dịch có trong lá đem thoa lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện đều đặn mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và buổi tối trong nhiều ngày liền. Áp dụng điều trị đến khi bệnh tình dần thuyên giảm.

Bài thuốc đa vị 4

Chữa viêm da: Dùng 2 – 3 lá cây lưỡi hổ tươi, đem rửa sạch nhiều lần với nước, rồi cát thành từng đoạn nhỏ, sau đó đem giã nát, chắt lọc lấy phần dịch để sử dụng. Mỗi ngày sử dụng một ít để thoa lên vị trí bị viêm nhiễm, thực hiện mỗi ngày 2 lần. Lưu ý, trước khi thoa chất dịch, người bệnh nên vệ sinh vùng da vị tổn thương bằng nước muối pha loãng hoặc nước ấm.

Bài thuốc đa vị 5

Chữa viêm loét dạ dày: Dùng nước uống cho pha gel lá cây lưỡi hổ mỗi ngày. Bệnh tình có thể thuyên giảm nếu kiên trì điều trị trong khoảng 1 tháng.

Bài thuốc đa vị 6

Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận: Dùng một lượng lá cây lưỡi hổ vừa đủ, đem rửa sạch nhiều lần với nước. Cắt thành từng đoạn nhỏ rồi cho vào máy ép để ép lấy nước để dùng. Kiên trì sử dụng mỗi ngày để loại bỏ và tống những viên sỏi ra khỏi thận.

Bài thuốc đa vị 7

Hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa: Dùng 2 – 3 lá cây lưỡi hổ, đem đi rửa sạch bằng nước lạnh hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn. Cho những lá cây vừa được chuẩn bị vào máy ép để ép lấy nước. Dùng 2 – 3 lần mỗi tuần, kiên trì sử dụng đến khi bệnh tình dần được thuyên giảm.

Bài thuốc đa vị 8

Chữa chứng ợ hơi, chứng khó tiêu: Dùng một nắm lá cây lưỡi hổ đem đi rửa sạch bụi bẩn rồi ép lấy phần nước, loại bỏ phần cặn bã. Sử dụng mỗi ngày để cải thiện chứng trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược axit, đầy hơi, khó tiêu.

Bài thuốc đa vị 9

Giúp làm dịu các cơn suyễn: Dùng 2 – 3 lá cây lưỡi hổ còn tươi, đem đi rửa sạch rồi cắt thành đôi để lấy phần dịch bên trong hòa cùng với một ít nước nóng. Người bệnh sử dụng để xông mũi, hít hơi đều và từ từ để mũi được thông thoáng. Thực hiện mỗi ngày một lần, kiên trì thực hiện khi bệnh lý có dấu hiệu thuyên giảm.

Bài thuốc đa vị 10

Chữa hôi miệng, sâu răng, giảm tình trạng chạy máu chân răng: Đem 2 – 3 lá cây lưỡi hổ rửa sạch nhiều lần với nước lọc để loại bỏ bụi bẩn. Cắt thành từng đoạn nhỏ rồi đem giã nát, chắt lọc lấy phần nước cốt để súc miệng mỗi ngày đều đặn mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Kiên trì điều trị mỗi ngày để đạt được kết quả điều trị cao.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
"Để đảm bảo được việc sử dụng những bài thuốc từ cây lưỡi hổ đạt được kết quả điều trị tốt, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
Không sử dụng các bài thuốc từ cây lưỡi hổ cho các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này.
Những lá cây lưỡi hổ cần được rửa sạch nhiều lần bằng nước lọc hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất cây hại. Tránh cho bệnh lý trở lên nghiêm trọng hơn.
Không sử dụng quá 400 mg gel cây lưỡi hổ trong vòng một ngày.
Trong bài viết, chúng tôi đã cung cấp cho đọc những thông tin về dược liệu cây lưỡi hổ và một số lưu ý khi sử dụng. Hiện nay, trong giới dược lý hiện đại chưa có tài liệu nào báo cáo về công dụng của loại dược liệu này. Chính vì thế, người bệnh không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, người bệnh gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường, nên nhưng sử dụng và tìm gặp bác sĩ để được trợ giúp."