Lưỡi Đồng

Report Abuse

275. Luoi dong
0 0 Reviews

Lưỡi Đồng

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Bạch hoa xà thiệt thảo, An điền lan, Bòi ngòi bò, Cỏ lưỡi rắn hoa trắng
Tên địa phương
Lưỡi Đồng
Tên tiếng Anh
Snake-needle grass
Tên khoa học
Oldenlandia diffusa (Willd.) Roxb., 1814
Tên đồng nghĩa
"Hedyotis diffusa Willd.
Hedyotis diffusa var. extensa (Hook.f.) R.Dutta
Hedyotis ramosissima Kurz [Illegitimate]
Oldenlandia angustifolia var. pedicellata Miq.
Oldenlandia brachypoda G.Don [Illegitimate]
Oldenlandia corymbosa var. uniflora (Benth.) Masam.
Oldenlandia diffusa var. extensa Hook.f.
Oldenlandia diffusa var. polygonoides Hook.f.
Oldenlandia herbacea var. uniflora Benth.
Oldenlandia pauciflora Roxb. ex Wight & Arn."

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Họ
Cà phê
Bộ
Long đởm, Hoa vặn
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc từ rung Quốc, phía đông nam Trung hoa Quảng đông Quảng tây, Phúc kiến.
Phân bố
Ngoại trừ Thành Phố Cà Mau thì cây đều được tìm thấy tại các huyện khác của tỉnh CÀ Mau
Sinh cảnh
Phần lớn cây mọc tự nhiên trong vườn nhà và ven đường, ven sông, ven ao và được trồng trong vườn thuốc nam và vườn nhà của một số người dân để làm thuốc

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây hàng năm
Dạng cây
Cây thân thảo
Thân cây
Thân cỏ, mọc bò, có đốt thưa. Thân non 4 cạnh, màu xanh hay nâu nhạt; thân già tiết diện tròn, màu nâu tím, thân càng già càng nâu đậm, bề mặt có nhiều nốt sần
Lá đơn, mọc đối. Phiến lá thuôn hẹp, đầu nhọn; dài 1.5-3 cm, rộng 1-3 mm, mặt trên màu xanh lục đậm và có nhiều chấm lốm đốm, mặt dưới nhạt hơn. Bìa lá nguyên, hơi cuộn xuống phía dưới. Hoa riêng lẻ hiếm khi 2 hoa ở nách lá. Lá có một gân giữa nổi rõ ở mặt dưới, các gân bên không rõ. Không có cuống lá. Lá kèm là một phiến màu xanh nhạt, cao 1.5-2 mm; đỉnh chia 2-3 răng không đều, màu nâu nhạt
Hoa lượng tính
Hoa nhỏ, đều, lưỡng tính. Cuống hoa 1-5 mm, màu nâu. Bao hoa: Lá đài 4, màu xanh, mép và gân giữa màu nâu tím, hơi dính ở đáy; 4 thùy hình tam giác hay hình trứng nhọn ở đầu, dài 1 mm, bìa có rìa lông; tiền khai van. Cánh hoa 4, màu trắng hay phớt tím; ống tràng cao 2 mm, loe ở họng, bên trong không có lông; 4 thùy ngắn hơn ống tràng, hình bầu dục, đầu nhọn; tiền khai van. Nhị 4, đính ở gần họng tràng, xen kẽ cánh hoa; chỉ nhị màu trắng, ngắn; bao phấn dài bằng chỉ nhị, màu trắng ngà, 2 ô, nứt dọc, đính giữa, hướng trong. Hạt phấn rời, màu vàng nhạt, hình cầu, đường kính 30-32 mm, có 1-3 lỗ nảy mầm, bề mặt có nhiều chấm tròn, chiết quang. Lá noãn 2, bầu dưới, 2 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ, giá noãn rất lồi. Vòi nhụy 1, màu vàng nhạt, nhẵn, dài 2 mm, đính trên đỉnh bầu. Đầu nhụy 2, màu trắng, thuôn dài, nằm sát nhau, dài tương đương vòi nhụy, có nhiều gai nạc .
Quả
Quả nang; cuống màu tím ở gốc, màu xanh ở ngọn. Quả hình bán cầu hơi hẹp lại ở đỉnh, có 2 thùy cạn, cao 2-2.5 mm, rộng 3 mm, các lá đài tồn tại hơi tỏa ra nhưng không vuông góc với quả. Vỏ quả khi non màu xanh, khi già màu vàng nâu .
Hạt
Hạt nhiều, nhỏ, màu nâu vàng, hình dạng khác nhau: đa giác, trứng hay bầu dục có góc cạnh, kích thước 0.3x0.2 mm. Dưới kính hiển vi độ phóng đại 100 lần thấy bề mặt hạt có nhiều vân đậm hình đa giác .
Mùa hoa
Quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa hè-thu, tháng 7-9
Mùa quả
Quanh năm

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Cây có các flavonoid như: kaempferol, kaempferol 3-O-beta-D-glucopyranosid, kaempferol3-O-(6"-O-L-rhamnosyl)-beta-D-glucopyranosid, quercetin 3-O-beta-D-glucopyranosid và quercetin 3-O-(2"-O-beta-D-glucopyranosyl)-beta-D-glucopyranosid. Ngoài ra còn có acid urolic, b-sitosterol, stigmasterol, các iridoid glucosid như: 6-O-p-coumaroyl, 6-O-p-methoxycinnamoyl và 6-O-feruloyl ester của scandosid methyl ester

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Vị hơi đắng, ngọt tính hàn.
Khái quát chung công dụng
"Cây được sử dụng ở nước ta từ thời Tuệ Tĩnh, dùng chữa rắn cắn, sởi đậu, chống ung thư; trị lậu, máu xấu, thiếu mật, bao tử bị ung nhọt và bệnh, trị bệnh gan, hạch, ung thư... Ở Trung Quốc được dùng làm thuốc chống viêm, chữa phế nhiệt, hen suyễn, viêm họng, viêm amygdale, viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu. Dùng ngoài, chữa vết thương, rắn cắn, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp. Còn dùng điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư dạ dày, trực tràng, ung thư gan thời kỳ đầu. Ở Ấn Độ, cây dùng trị bệnh về gan mật, vàng da, sốt, lậu, máu xấu.
H. diffusa còn kết hợp với H. corymbosa và Mollugo pentaphylla dưới tên Peh-Hue-Juwa-Chi-Cao như một tác nhân chống khối u và dùng cho bệnh nhân ung thư sau xạ trị."
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Toàn cây
Thời gian thu hoạch
Thu hái vào mùa hè, thu
Tác dụng dược lý
Thanh nhiệt giải độc tiêu ung kháng nham, lợi thấp
Chế biến
Sau khi thu hoạch, rửa sạch, phơi khô để dùng

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Chữa vết thương, rắn cắn, côn trùng đốt: Ngày dùng 15 - 60g (khô) sắc uống. Dùng ngoài, giã nát đắp tại chỗ .

Bài thuốc độc vị 2

Chữa mụn nhọt, vết thương sưng đau: Bạch hoa xà thiệt thảo 30-60 g. Sắc nước uống

Bài thuốc độc vị 3

Chữa trẻ em kinh nhiệt (sốt, co giật), khó ngủ: Bạch hoa xà thiệt thảo tươi, giã nát, vắt lấy nước, uống mỗi lần một thìa canh, ngày 2-3 lần

Bài thuốc độc vị 4

Chữa viêm nhiễm đường hô hấp trên, viêm amygdale, viêm phổi, viêm túi mật, viêm ruôt thừa, còn dùng trị ung thư: Thuốc tiêm Bạch hoa xà thiệt thảo: Mỗi ống 2 ml, dung dịch trong, vàng đậm, dùng tiêm bắp, mỗi lần 2-4 ml, ngày 2 lần

Bài thuốc đa vị 1

Chữa viêm thận cấp có phù, nước tiểu có albumin: Bạch hoa xà thiệt thảo, Xa tiền thảo mỗi thứ 15 g, Mao căn 30 g, Sơn chi tử 9 g, Tô diệp 6 g. Sắc nước uống

Bài thuốc đa vị 2

Chữa sỏi mật, viêm ống mật: Bạch hoa xà thiệt thảo, Nhân trần, Kim tiền thảo mỗi thứ 30 g, làm thành thuốc uống