Lục Bình

Report Abuse

271. Luc binh 1_Fotor
0 0 Reviews

Lục Bình

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Bèo lục bình, Bèo tây, Bèo Nhật Bản, Lộc bình
Tên địa phương
Lục Bình
Tên tiếng Anh
Common water hyacinth
Tên khoa học
Eichhornia crassipes (Mart.) Solms, 1883
Tên đồng nghĩa
"Eichhornia crassicaulis Schltdl.
Eichhornia crassicaulis Schltr.
Heteranthera formosa Miq.
Piaropus crassipes (Mart.) Raf.
Piaropus mesomelas Raf.
Pontederia crassicaulis Schltr.
Pontederia crassipes Mart.
Pontederia crassipes Roem. & Schult.
Pontederia elongata Balf."

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Lục bình, Bèo tây
Họ
Lục bình
Bộ
Thài lài
Lớp
Một lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Lục bình xuất xứ vùng đầm lầy Amazon (châu Nam Mỹ), từ đó lan tỏa khắp thế giới.
Phân bố
Cây bắt gặp ở huyện U Minh (xã Khánh hòa, xã Khánh Hội, thị trấn U Minh), huyện Trần Văn Thời (xã Khánh Hưng), huyện Cái Nước (thị trấn Cái Nước, Xã Tân Hưng Đông), huyện Năm Căn (xã Hàm Rồng, xã Hàng Vịnh), huyện Ngọc Hiển (xã Đất Mũi), huyện Đầm Dơi (xã Ngọc Chánh, xã Tân Dân)
Sinh cảnh
Lục bình mọc nhiều trong sông và ao hồ
Cách trồng
"Cây lục bình thường được nhân giống bằng cách tách chồi con. Cây dễ trồng và dễ chăm sóc, rễ dài có thể hút chất dinh dưỡng từ dất hay hấp thụ dinh dưỡng trong nước nuôi cây...Lục bình là một bông hoa dễ trồng ngay cả ở nhà – trong chậu hoa hoặc trên ban công.
Nếu muốn chiêm ngưỡng những cây lục bình nở rộ vào Đêm Giao Thừa, thì những cây bóng cần phải được trồng vào tháng Chín. Nếu trồng hoa lục bình vào Ngày Valentine, hãy trồng bầu vào tháng 10.
có thể trồng một vài bóng đèn lục bình trong một nồi. Chọn một nồi rộng và thấp, và đất sẽ cần là không có tính axit và bổ dưỡng: một hỗn hợp của đất lá và cát sông, bón phân với superphosphate, sẽ làm tốt nhất, ngoài ra, nó vượt qua nước tốt.
Trước khi trồng bóng đèn lục bình ở nhà để kích thích thảm thực vật, nó là cần thiết để giữ nó trong một hoặc hai tuần ở nơi mát mẻ, ví dụ, trong một hộp rau của tủ lạnh. Trời lạnh và tối, đó chỉ là những gì cần thiết để đánh thức quả thận của lục bình.
Thông thường các bóng đèn được lưu trữ bằng cách thả chúng vào một cái nồi. Chúng được chôn trong cát đến 2/3 kích thước của bóng đèn, để lại một điểm tăng trưởng trên bề mặt, và đặt ở một nơi mát mẻ cho 1-1,5 tháng. Sau sự xuất hiện của những chồi đầu tiên, các chậu được bao phủ bởi các hình nón mờ đục, cho đến khi mũi tên hoa xuất hiện, và không có thời gian chờ hoa. Hoa lục bình trong chậu sẽ làm mới và trang trí nội thất bất kỳ."

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống nhiều năm
Dạng cây
Thân thảo, thân thảo sống thủy sinh nổi ở mặt nước hoặc những nơi ẩm ướt hay bám trên đất bùn
Chiều cao
Lục bình cao khoảng 30 -40cm
Rể
Rễ trông như lông vũ dài đến 1 m.Rễ cây lục bình là rễ chùm với nhiều rễ con có màu đen buông rũ xuống nước
Thân cây
Khi cây lục bình già, thân thật sẽ nhô lên khỏi mặt nước ,Hình dạng cây phình to giống lọ lục bình, và cái tên loài cây thủy sinh này cũng xuất phát từ đây.
Cuốn lá
Khi cây lục bình già,Cuống lá nở phình ra, bên trong ruột xốp giúp cây bèo tây nổi tên mặt nước.
Lá hình tròn, bẹ lá có rễ tẻ thành nhiều chồi tạo thành mảng cao 30-90 cm. Lá của cây lục bình là dạng lá gần tròn, lõm, bề mặt láng bóng, gân lá có hình cung. Các bẹ lá cuốn lại với nhau như những cánh hoa tạo thành thân giả.
Cụm hoa
Khi cây lục bình già sẽ mang phát hoa. Hoa thường không đều, có màu xanh tím. Cánh hoa trên thường có cánh vàng 6 nhị (3 nhị dài, 3 nhị ngắn). Bầu thượng có 3 ô chứa nhiều noãn và quả nang. Rễ bèo tây dài 1m, trong như lông vũ sắc, đen và buông rủ xuống nước.
Quả
Quả nang.
Mùa hoa
Tháng 5 đến 10

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Thành phần hóa học của cây lục bình được tính theo % như: Nước 92,3%, Xenlulose: 1,4%, Lipid: 0,3%, Protein: 0,8%, Khoáng toàn phần 1,4, Dẫn xuất không protein: 5,08

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Hoa lục bình: Tính mát và vị nhạt. Thân và lá lục bình: Tính mát, vị ngọt và hơi cay, không chứa độc
Khái quát chung công dụng
Lục bình dùng chữa sưng tấy, viêm đau như sưng bắp chuối bẹn, tiêm bị áp xe, chín mé, sưng nách, viêm tinh hoàn, viêm khớp ngón tay, viêm hạch, hạch huyết
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Thân, lá, hoa và phần phồng lên thành phao nổi
Thời gian thu hoạch
Thu hái: Hoa lục bình thường thu hoạch vào hè, còn lá và thân có thể thu hái quanh năm
Tác dụng dược lý
"Hoa lục bình: Có tác dụng lợi niệu, sơ phong, chữa sưng tấy, giải độc và viêm đau như viêm tinh hoàn, viêm hạch bạch huyết, viêm khớp ngón tay, chín mé, sưng nách, sưng bắp chuối ở bẹn, tiêm bị áp xe,… Ngoài các tác dụng này, hoa lục bình còn giúp an thần.
Thân và lá lục bình: Có công dụng tiêu viêm và giải độc da, giúp chữa ung nhọt và làm giảm sưng. Có thể phối trộn với các vị thuốc khác chữa hạch cổ tràng nhạc
Ngoài các tác dụng này, lá, hoa, thân và quả lục bình còn được xem là vị thuốc có tác dụng điều trị giun sán ở đường ruột của trẻ em và người cao tuổi. Ngoài ra, dược liệu này còn giúp cải thiện bệnh loãng xương và gầy còm ở trẻ em."
Chế biến
Lá, hoa và thân cây lục bình sau khi thu hoạch đem rửa sạch và phơi khô. Còn hoa thì thường dùng tươi

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Toàn cây
Lá, hoa, thân và quả lục bình đều có thể chế biến để trị giun sán, cải thiện hệ xương, kích thích ăn uống, giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Thân cây
Thân và lá lục bình có tính mát, không độc, vị ngọt và hơi cay. Thường được tận dụng để tiêu viêm, chữa ung nhọt, giảm sưng và giải độc. Khi được kết hợp với các phương thuốc khác có thể hỗ trợ chữa hạch cổ tràng nhạc.
Lá cây
Thân và lá lục bình có tính mát, không độc, vị ngọt và hơi cay. Thường được tận dụng để tiêu viêm, chữa ung nhọt, giảm sưng và giải độc. Khi được kết hợp với các phương thuốc khác có thể hỗ trợ chữa hạch cổ tràng nhạc.
Hoa
Hoa lục bình có tính mát và vị nhạt, có thể chế biến để giúp an thần, ngoài ra còn có tác dụng sơ phong, lợi niệu, giải dộc, chữa sưng tấy, viêm đau các loại…

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Ho gió, ho đờm hay ho hen: Lấy vài ba bông lục bình đem rửa sạch rồi thái khúc. Đợi ráo nước thì cho vào bát với đường phèn và hấp cách thủy. Muốn tốt hơn thì dùng thêm hoa hòe và hoa khế nữa.

Bài thuốc độc vị 2

Duy trì huyết áp ở mức ổn định cho người huyết áp cao: Phơi khô hoa lục bình rồi đem hãm với nước sôi thành trà để uống. Dùng đều đặn sẽ duy trì huyết áp ở mức an toàn và ổn định.

Bài thuốc độc vị 3

Giảm mụn sưng và các vết thương sưng tấy: Hái lấy 1 nắm lá lục bình đem rửa sạch rồi giá nát ra. Thêm vài hạt muối vào rồi trộn đều. Sau đó đắp hỗn hợp vào chỗ mụn nhọt. Đợi khi nào hỗn hợp khô thì thay bằng 1 hỗn hợp mới. Một ngày chỉ cần thay từ 2 đến 3 lần là được. làm trong vài ba ngày thì sẽ giảm tình trạng mủ và sưng tấy.

Bài thuốc độc vị 4

Điều trị sỏi thận: Lá lục bình bánh tẻ nấu nước uống thì điều trị được bệnh sỏi thận giai đoạn đầu.

Bài thuốc độc vị 5

Đi ngoài: Để ngăn tình trạng đi ngoài thì chỉ cần lấy lục bình ăn sống là được.

Bài thuốc độc vị 6

Chữa cảm nắng, rôm sảy: Lấy 30g lục bình rửa sạch dược liệu rồi sắc nước uống

Bài thuốc đa vị 1

Chữa sưng bắp chuối, sưng bẹn, sưng nách, mụn nhọt sưng đỏ chưa vỡ, chín mé, mau lành vết thương: Chuẩn bị Lục bình cả cuống 100g và muối trắng. Rửa sạch và giã nát Bèo tây cùng muối trắng. Đắp hỗn hợp tại vị trí sưng tấy tới khi khô thì thay miếng khác. Sử dụng ngày 2, 3 lần.

Bài thuốc đa vị 2

Chữa mụn trứng cá: Chuẩn bị Bèo tây 250g, Mật ong. Bèo tây rửa sạch, phơi khô rồi tán thành bột. Hòa bột Bèo tây cùng mật ong, bôi lên mặt vào buổi tối trước khi đi ngủ và rửa lại vào sáng hôm sau.

Bài thuốc đa vị 3

Chữa mũi đỏ hoặc hai bên cánh mũi ửng đỏ, bóng nhẫy: Chuẩn bị Bèo tây, Rau sam, Ngó sen. Rửa sạch, để ráo, giã nát dược liệu rồi lấy nước đắp lên mũi. Sử dụng ngày 2 – 3 lần liên tục từ 5 – 7 ngày.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
"Lục bình có khả năng hấp thu kim loại nặng nên thường được trồng ở khu vực cần khử trừ ô nhiễm môi trường. Do đó khi sử dụng Bèo tây cần kiểm tra rõ nguồn gốc dược liệu để tránh ngộ độc.
Người có cơ địa nhạy cảm không nên sử dụng Bèo tây
Bèo tây khi ăn sống có thể gây rát miệng"