Go Back

Report Abuse

269. Lua (5)_Fotor

Lúa

0 (0 Reviews)

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Cốc nha, Đạo mễ, Ngạnh mễ
Tên địa phương
Lúa
Tên tiếng Anh
Asian rice
Tên khoa học
Oryza sativa L., 1753
Tên đồng nghĩa
"Oryza formosana Masam.& Suzuki
Oryza glutinosa Lour.
Oryza montana Lour.
Oryza perennis Moench
Oryza plena (Prain) N.P.Chowdhury
Oryza praecox Lour.
Oryza rubribarbis (Desv.) Steud.
Oryza sativa var. elongata Desv.
Oryza sativa var. formosana (Masam. & Suzuki) Yeh & Hendr.
Oryza sativa var. formosana (Masam. & Suzuki) Yeh & Henderson
Oryza sativa subsp. japonica S.Kato
Oryza sativa var. plena Prain
Oryza sativa var. rubribarbis Desv.
Oryza sativa var. sativa
Oryza sativa var. savannae Körn.
Oryza sativa f. spontanea Roshev."

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Lúa
Họ
Hòa thảo
Bộ
Hòa thảo
Lớp
Một lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Về nguồn gốc cây lúa, đã có nhiều tác giả đề cập tới nhưng cho tới nay vẫn chưa có những dữ liệu chắc chắn và thống nhất. Có một điều là lịch sử cây lúa đã có từ lâu và gắn liền với lịch sử phát triển của nhân dân các nước Châu Á.
Phân bố
Cây bắt gặp ở huyện Trần Văn Thời (xã Khánh Hưng, xã Khánh Bình Tây), huyện Cái Nước (Xã Tân Hưng Đông), huyện Năm Căn (thị trấn Năm Căn, xã Hàm Rồng), huyện Ngọc Hiển (xã Đất Mũi), huyện Đầm Dơi (xã Tạ An Khương).
Sinh cảnh
Lúa được người dân trồng ở ruộng, vườn và vuông
Cách trồng
Lúa được trồng bằng hạt giống.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây hàng năm
Dạng cây
Cây thân thảo
Chiều cao
Cây cao 0,7-1,5m
Rể
Rễ chùm, có thể dài tới 2–3 m/cây trong thời kỳ trổ bông
Lá có phiến dài, bìa ráp, bẹ cao, trắng, lưỡi bẹ có lông.T uỳ thời kì sinh trưởng, phát triển mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng
Cụm hoa
Chuỳ bao gồm nhiều bông, mang các bông nhỏ màu vàng vàng. Mày hoa có lông gai, 1 hoa, 6 nhị.
Quả
Quả thóc dính chặt với mày hoa (trấu), ta quen gọi là hạt lúa
Hạt
"Hạt lúa là hạt loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài khoảng 5-12 mm và dày 2-3 mm.
Mạ là tên gọi khác của cây lúa non"
Sinh học
Cây ưa sáng và mẫn cảm với quang chu kỳ (độ dài ngày). Giống như đại đa số các cây trồng khác, cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quang hợp và tạo năng suất lúa. Ðặc biệt với một số giống lúa địa phương trung và dài ngày, chu kỳ chiếu sáng có tác động đến quá trình làm đòng, ra hoa (gọi là những giống có phản ứng quang chu kỳ hay là giống cảm quang).
Mùa hoa
Quanh năm
Mùa quả
Quanh năm

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Dinh dưỡng
Thành phần dinh dưỡng của lúa gạo gồm: Năng lượng:1.527 kJ (365 kcal), cacbohydrat:79 g, đường 0.12 g, chất xơ thực phẩm: 1.3 g, chất béo: 0.66 g, protein 7.13 g, nước 11.62 g, Thiamin (Vit. B1) 0.070 mg (5%), Riboflavin (Vit. B2) 0.049 mg (3%), Niacin(Vit. B3) 1.6 mg (11%), Axit pantothenic(Vit. B5) 1.014 mg (20%), Vitamin B6 0.164 mg (13%), Axit folic (Vit. B9) 8 μg (2%), Canxi 28 mg (3%), Sắt 0.80 mg (6%), Magie 25 mg (7%), Mangan 1.088 mg (54%), Phốt pho 115 mg (16%), Kali 115 mg (2%), Kẽm 1.09 mg (11%)
Thành Phần Hóa Học
Người ta cũng đã biết trong lúa có các thành phần sau: Vitamin A, B, D và E, mỡ 20%, hydratcarbon, protein, adenin, cholin, acid arachidic, lignoxeric, palmitic, aloic, phytosterin

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Lúa tẻ lâu năm thì có vị chua, hơi mặn, tính ấm. Cám gạo vị ngọt tính bình.
Khái quát chung công dụng
Giúp ích khí, mạnh tỳ, thông huyết mạch, giúp cho tiêu hóa, tê phù, chứng nghẹn.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Hạt thóc, rễ lúa.
Thời gian thu hoạch
Thu hái các bộ phận của cây quanh năm.
Tác dụng dược lý
- Tác dụng bồi dưỡng khí huyết, chỉ hãn thu liễm, cường tráng, trấn tĩnh, thối hư nhiệt, thoái đản bạch niệu (đái ra albumin).
- Lúa tẻ lâu năm thì có vị chua, hơi mặn, tính ấm, giúp ích khí, mạnh tỳ, thông huyết mạch và giúp cho tiêu hóa. Hạt gạo tẻ ăn hàng ngày cung cấp nguồn dinh dưỡng cho sự sống và được dùng làm thuốc giải phiền nhiệt trong trường hợp sốt cao, ra nhiều mồ hôi, háo khát.
Chế biến
"Dùng sống hoặc sao lên.
Cốc Nha; Lấy hạt lúa sạch, ngâm nước cho ngập 6-7/10, vớt ra, đựng vào rổ, đậy kín. mỗi ngày vẩy nước một lần để giữ độ ẩm giúp cho mầm mọc tốt. đến lúc rễ dài khoảng 0,3-0,6cm thì đổ ra, phơi khô là được.
Sao Cốc Nha: Lấy hạt lúa đã nứt mầm, cho vào nồi rang với nhỏ lửa đến khi thành mầu vàng sẫm, lấy ra để nguội là được.
Tiêu Cốc Nha: Lấy Cốc nha cho vào nồi, rang to lửa cho thành mầu vàng sém, rưới ít nước vài, lấy ra hong gió cho khô là được."

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Rễ
Rễ chùm của lúa có tác dụng chỉ hãn thu liễm, cường tráng, trấn tĩnh, thối hư nhiệt, thoái đản bạch niệu (đái ra albumin).

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc đa vị 1

Nôn mửa hay ỉa chảy háo khát, rối loạn tiêu hoá: Dùng Gạo tẻ sao, sắc uống thay nước và thay ăn.

Bài thuốc độc vị 2

Trị bệnh hư phù, ăn uống không tiêu, đau bao tử không tiêu hóa được chất bột: Lấy 12g Cốc nha sao vàng vị thuốc Cốc nha, tán nhỏ chia 2 – 3 lần uống trong ngày

Bài thuốc đa vị 1

Giải phiền nhiệt trong trường hợp sốt cao, ra nhiều mồ hôi, háo khát: Dùng Gạo tẻ một nắm, lá Tre hay Cỏ lá tre một nắm cùng sắc uống. Có thể thêm bột thạch cao 10-12g cùng uống.

Bài thuốc đa vị 2

Chữa thiếu máu: kẹo mạ, đảng sâm, rau má, ngải cứu, củ mài, cỏ nhọ nồi, huyết dụ, hoàng tinh mỗi vị 20g cùng 4g gừng. Sắc uống ngày một thang hoặc có thể làm viên uống với liều lượng 20g một ngày.

Bài thuốc đa vị 3

Giải nhiệt: Gạo tẻ, sao tới vàng đậm 100g thêm 2 - 3 lít nước, đun kỹ. Để nguội, uống hằng ngày, nhất là ngày nóng bức, có tác dụng giải nhiệt, giải khát, chống say nắng.

Bài thuốc đa vị 4

Giải thử, hạ sốt: Khi bị bị sốt cao, ra nhiều mồ hôi, mặt đỏ nhừ, thậm chí phát cuồng, mê sảng, YHCT gọi là tà nhiệt đã nhập vào phần dinh, phần khí, phần huyết, phần tâm bào, có thể dùng phương “Bạch hổ thang” gồm: Thạch cao 32g, tri mẫu 16g, ngạnh mễ 32g, cam thảo 8g. Dùng dưới dạng thuốc sắc, chia đều, ngày uống 3 lần.

Bài thuốc đa vị 5

Trị táo kết, trướng bụng: Trong trường hợp bị táo kết, bụng trướng lên, mặt bị vàng ra, ợ chua, ăn uống không tiêu, có thể dùng gạo nếp 32g, gừng khô 4g, vỏ quýt 2g, hạt ba đậu 2 hạt. Tất cả đem sao vàng. Sau đó nhặt bỏ hạt ba đậu đi, rồi đem 3 vị còn lại tán thành bột mịn, thêm ít hồ bột gạo nếp, trộn đều, làm thành viên nhỏ, có kích thước bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 5-7 viên với nước sắc của gừng tươi và lá tía tô.

Bài thuốc đa vị 6

Giải cảm hàn, giảm đau, giảm ngứa khi dị ứng thời tiết: Khi bị cảm lạnh, cơ thể đau mỏi, đau đầu, đôi khi bụng đau lạnh… lấy gạo sao nóng già, có thể cho thêm ít muối ăn để tăng khả năng giữ nhiệt. Bọc gạo vào miếng vải mỏng, chà xát, hoặc đấm nhẹ vào nơi bị đau, bị ngứa. Trường hợp cảm lạnh thì xoa mạnh vào vùng thái dương, vùng trán, vùng gáy, dọc sống lưng, bụng, lòng bàn tay, bàn chân.

Bài thuốc đa vị 7

Chữa liệt dương: Cám gạo nếp, hoài sơn, đinh lăng, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long mỗi vị 8g cùng 6g sa nhân. Sắc uống, ngày một thang.

Bài thuốc đa vị 8

Trị chứng rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, bụng đầy đau: Chuẩn bị Sao Cốc nha 10g, Sao Mạch nha 10g, Tiêu Sơn tra 10g, Tiêu thần khúc 10g, Sao La bạc tử 6g. Sắc nước uống

Bài thuốc đa vị 10

Trị chán ăn do tỳ vị hư nhược: Chuẩn bị: Cốc thần hoàn 15g, Cốc nha 15g, Chích thảo 6g, Sa nhân 5g, Bạch truật 10g. Sắc nước uống

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Dù là vị thuốc từ tự nhiên, tuy nhiên nếu người bệnh gặp vấn đề về tiêu hóa nhưng Tỳ Vị không có tích trệ thì cần thận trong khi sử dụng vị thuốc Cốc nha