Lan
THÔNG TIN CHUNG
Tên khác
Orchids
Tên địa phương
Lan
Tên khoa học
Orchidaceae Juss., 1789
BẢN ĐỒ VỊ TRÍ
PHÂN LOẠI KHOA HỌC
Họ
Lan
Bộ
Măng tây
Lớp
Một lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật
NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH
Nguồn gốc
Brazil
Phân bố
Ngoại trừ huyện Phú Tân và huyện Trần Văn Thời thì cây đều được tìm thấy tại các huyện khác của tỉnh CÀ Mau
Sinh cảnh
Cây được người dân trồng làm thuốc trong vườn nhà, ven đường
Cách trồng
Có thể nhân giống bằng nuôi cấy mô hay tách mầm. Điều kiện môi trường nuôi cấy mô phong lan với nhiệt độ 22-27°C, cường độ ánh sáng thích hợp, pH từ 5-5,7. Khử trùng mô bằng Starner 20 WP cấy bằng Clorox hoặc Hipocloritcalci, bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng. Có thể tách mầm từ các chậu lan lớn, mỗi phần để 2-3 nhánh. Dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, vết cắt cần gọn, sau cắt bôi vôi vào vết cắt cho nhanh lành sẹo.
MÔ TẢ THỰC VẬT
Chu kỳ sống
Lan sống lâu năm
Dạng cây
Lan là họ sống phụ (bì sinh) bám, treo lơ lửng trên các cây thân gỗ khác. Các dạng thân gỗ nạc dài, ngắn, mập hay mảnh mai đưa cơ thể bò đi xa hay chụm lại thành các bụi dày.
Chiều cao
Lan cao khoảng 0,2 - 2m có khi cao hơn
Rể
Rễ làm nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng, chúng được bao bỡi lớp mô hút dày, ẩm bao gồm những lớp tế bào chết chứa đầy không khí, do đó nó ánh lên màu xám bạc. Với lớp mô xốp đó, rễ có khả năng hấp thu nước mưa chảy dọc dài trên vỏ cây, lấy nước lơ lửng trên không khí.
Thân cây
"Ở các loài lan sống phụ có nhiều đoạn phình lớn thành củ giả (giả hành). Đó là bộ phận dự trữ nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây trong điều kiện khô hạn khi sống bám trên cao.
– Củ giả rất đa dạng: Hình cầu hoặc hình thuôn dài xếp sát nhau hay rải rác đều đặn hoặc hình trụ xếp chồng chất lên nhau thành một thân giả.
– Cấu tạo củ giả: Gồm nhiều mô mềm chứa đầy dịch nhầy, phía ngoài là lớp biểu bì với vách tế bào dày, nhẵn bóng bảo vệ, tránh sự mất nước do mặt trời hun nóng. Đa số củ giả đều có màu xanh bóng, nên cùng với lá nó làm nhiệm vụ quang hợp."
– Củ giả rất đa dạng: Hình cầu hoặc hình thuôn dài xếp sát nhau hay rải rác đều đặn hoặc hình trụ xếp chồng chất lên nhau thành một thân giả.
– Cấu tạo củ giả: Gồm nhiều mô mềm chứa đầy dịch nhầy, phía ngoài là lớp biểu bì với vách tế bào dày, nhẵn bóng bảo vệ, tránh sự mất nước do mặt trời hun nóng. Đa số củ giả đều có màu xanh bóng, nên cùng với lá nó làm nhiệm vụ quang hợp."
Lá
"Hầu hết các loài phong lan là cây tự dưỡng, nó phát triển đầy đủ hệ thống lá.
Hình dạng của lá thay đổi rất nhiều, từ loại lá mọng nước đến loại lá phiến mỏng.
Phiến lá trải rộng hay gấp lại theo các gân vòng cung hay chỉ gấp lại theo gân hình chữ V.
Màu sắc lá thường xanh bóng, nhưng có trường hợp 2 mặt lá khác nhau. Thường mặt dưới có màu xanh đậm hay tía, mặt trên lại khảm nhiều màu sặc sỡ."
Hình dạng của lá thay đổi rất nhiều, từ loại lá mọng nước đến loại lá phiến mỏng.
Phiến lá trải rộng hay gấp lại theo các gân vòng cung hay chỉ gấp lại theo gân hình chữ V.
Màu sắc lá thường xanh bóng, nhưng có trường hợp 2 mặt lá khác nhau. Thường mặt dưới có màu xanh đậm hay tía, mặt trên lại khảm nhiều màu sặc sỡ."
Hoa lượng tính
Hoa đối xứng qua một mặt phẳng. Bên ngoài có 6 cánh hoa, trong đó 3 cánh ngoài cùng là 3 cánh đài, thường có màu sắc và kích thước giống nhau. Một cánh đài nằm ở phía trên hay phía sau của hoa gọi là cánh đài lý, hai cánh đài nằm ở 2 bên gọi là cánh đài cạnh. Nằm kề bên trong và xen kẽ với 3 cánh đài là 3 cánh hoa, chúng giống nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc. Cánh còn lại nằm ở phía trên hay phía dưới, có hình dạng và màu sắc khác hẳn với các cánh còn lại gọi là cánh môi. Cánh môi quyết định giá trị thẩm mỹ của hoa lan.
Quả
Quả lan thuộc quả nang, nở ra theo 3 – 6 đường nứt dọc. quả có dạng cải dài đến hình trụ ngắn phình ở giữa. Khi chin, quả nở ra và mảnh vỏ còn dính lại với nhau ở phía đỉnh và phía gốc.
Hạt
Hạt lan rất nhiều, hạt liti. Hạt chỉ cấu tạo bỡi một lớp chưa phân hoá, trên một mạng lưới nhỏ, xốp, chứa đầy không khí. Hạt trưởng thành sau 2 – 18 tháng.
Sinh học
"Căn cứ vào môi trường sống của lan cũng có thể chia thành 3 loại:
Địa lan: cây lan sống trong đất hoặc trong giá thể có đặc điểm gần như đất
Phong lan: cây lan sống trong không khí.
Bán địa lan: cây lan có thể sống trong môi trường không khí và trong đất"
Địa lan: cây lan sống trong đất hoặc trong giá thể có đặc điểm gần như đất
Phong lan: cây lan sống trong không khí.
Bán địa lan: cây lan có thể sống trong môi trường không khí và trong đất"
Mùa hoa
Tháng 1 - 12
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC
Thành Phần Hóa Học
Gastrodin, gastrodioside, vannillyl, vanillin, alkaloid, vitamin A.
CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG
Tính vị, tác dụng
Vị ngọt tính bình
Khái quát chung công dụng
Hạ nhiệt, giảm đau nhẹ. tăng tiết dịch vị, trợ tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột và thông tiện
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Toàn cây
Thời gian thu hoạch
Quanh năm
Tác dụng dược lý
Tác dụng tức phong chỉ kinh, bình can tiềm dương
Chế biến
Giã tươi, sắc nước
ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC
Bài thuốc độc vị 1
Trị viêm xương tủy mạn tính, đòn ngã tổn thương: Giã cây tươi thêm rượu dùng đắp.
Bài thuốc độc vị 2
Trị viêm phế quản cấp và mạn tính, ho khan, viêm họng mạn tính; viêm amiđan cấp, đau răng; lao phổi với khái huyết, lao, bệnh hạch bạch huyết thể lao; loét dạ dày, tá tràng, trẻ em suy dinh dưỡng; choáng váng, đau đầu, suy nhược thần kinh. Dùng 15 – 30g dạng thuốc sắc.