Kinh giới

Report Abuse

258. Kim gioi 5_Fotor
0 0 Reviews

Kinh giới

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Khương giới, Giả tô, Nhả nát hom (Thái), Kinh giới rìa, Kinh giới trồng
Tên địa phương
Kinh giới
Tên tiếng Anh
Vietnamese balm, Xiang ru
Tên khoa học
Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyl., 1941
Tên đồng nghĩa
Elsholtzia formosana Hayata
Elsholtzia interrupta Ohwi
Elsholtzia patrinii (Lepech.) Garcke
Elsholtzia pseudocristata H.Lév. & Vaniot
Hyssopus bracteatus C.C.Gmel. ex Steud.
Hyssopus ocymifolius Lam.
Mentha baicalensis Georgi
Mentha baikalensis Georgi
Mentha cristata Buch.-Ham. ex D.Don
Mentha ovata Cav.
Mentha patrinii Lepech.
Mentha perilloides Spreng.
Perilla polystachya D.Don
Sideritis ciliata Thunb.

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Kinh giới
Họ
Hoa môi
Bộ
Hoa môi
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây của vùng Âu Á ôn đới, thường được trồng ở khắp nơi để lấy cành lá làm rau ăn.
Phân bố
Cây được bắt gặp ở huyện Trần Văn Thời (xã Khánh Bình Tây), huyện Cái Nước (xã Tân Hưng Đông), huyện Ngọc Hiển (xã Đất Mũi), huyện Đầm Dơi (xã Ngọc Chánh).
Sinh cảnh
Cây được các chuyên gia trồng nhiều trong vườn thuốc nam để làm thuốc và được tìm thấy mọc hoang rong vườn nhà dân.
Cách trồng
Người ta trồng kmh giới bằng hạt. Vào tháng 9 - 10, khi quả đã già, cắt cả cây đem phơi khô rồi đập lấy hạt, sàng sảy, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Hạt được gieo thẳng, gieo vãi hoặc chọc lỗ để gieo, cũng có thể gieo ươm, rồi đánh cây con đi trồng, nhưng cách làm này không đưỢc phổ biến. Thòi vụ gieo quanh năm, vụ chính vào tháag 2 - 3.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống hàng năm
Dạng cây
Cây thân thảo
Chiều cao
Cây cao 30-40cm hay hơn.
Thân cây
Thân vuông, phía gốc màu hơi tía. toàn cây có lông mịn ngắn.
Lá mọc đối, lá dưới gốc không có cuống hay gần như không có cuống, xẻ sâu thành 5 thuỳ, lá phía trên cũng không cuống, xẻ 3 đến 5 thuỳ.
Cụm hoa
Cụm hoa mọc thành bông gồm những hoa mọc vòng ở mỗi đốt.
Hoa lượng tính
Bông hoa dài 38cm, không cuống, màu tím nhạt.
Quả
Quả hình trứng hay hình trái xoan, dài chừng 1mm, mặt bóng, màu nâu.
Sinh học
Cây ưa sáng và ưa ẩm, có thể hơi chịu bóng. Cây mọc từ hạt vào khoảng cuối tháng 3 và tháng 4, sinh trưởng nhanh trong mùa xuân hè. Đến mùa thu sau khi có hoa quả, cây tàn lụi.
Mùi hương
Mùi rất thơm
Mùa hoa
Tháng 3 - 9
Mùa quả
Tháng 3 - 9

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Trong cành lá có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là elsholtzia keton Trong kinh giới có chừng 1,8% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu này là d. menton, một ít d. limonen. Tuy nhiên ta cần chú ý đó chỉ là thành phần của kinh giới tươi; trên thực tế nhân dân nhiều khi sao đen gọi là kinh giới thán (rửa sạch, cho vào nồi rang cho cháy đen phun nước vào rồi lại sấy khô) hoặc kinh giới tuệ thán (tức là cụm hoa của cây kinh giới sao đen).

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Kinh giới có vị cay, tính hơi nóng.
Khái quát chung công dụng
Giải biểu, khu phong, chỉ ngứa. Chữa cảm mạo, sốt, nhức đầu, hoa mắt, viêm họng, ngứa, phong trúng kinh lạc.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Bộ phận trên mặt đất (ngọn mang hoa).
Thời gian thu hoạch
Vào mùa thu nhổ cả cây.
Tác dụng dược lý
Kinh giới có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, trừ sốt nóng, khư phong và chỉ ngứa. Nếu sao đen thì chỉ huyết.
Chế biến
Thu hoạch rồi đem rửa sạch, cắt thành từng đoạn, đem phơi khô rồi bảo quản để dùng dần. Cũng có người cho vào nồi, sao đen rồi mới đem phơi khô. Lấy kinh giới cho vào nồi ran thành màu nâu đen rồi phơi cho khô, bảo quản để dùng dần.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuộc độc vị 1

Chữa cảm mạo, phong hàn phát sốt, nhức đầu ê ẩm, đau mình, không có mồ hôi, hay đổ mồ hôi khi gặp gió lạnh, trẻ em lên sởi, lở ngứa: Dùng Kinh giới cả hoa cành 20g sắc uống, hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc độc vị 2

Chữa xuất huyết (Chảy máu cam, băng huyết...): Dùng Kinh giới tuệ sao đen 15g sắc nước uống.

Bài thuốc độc vị 3

Chữa phụ nữ băng huyết, trẻ con người lớn bị máu cam: Kinh giới tuệ sao đen 15g, nước 200ml sắc còn 100ml cho uống làm 2-3 lần.

Bài thuốc độc vị 4

Chữa cảm cúm: Kinh giới tuệ sao vàng tán nhỏ. Khi bị cảm dùng 6-8g bột này.

Bài thuốc độc vị 5

Trừ ứ, cầm máu: Kinh giới đốt tồn tính, nghiền nhỏ. Ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần 8g, uống với nước. Trị các chứng thổ huyết, chảy máu cam, đái máu.

Bài thuốc độc vị 6

Trừ ứ, cầm máu: Hoa kinh giới sao đen 15g. Sắc với 200 ml nước, còn 100 ml. Chia uống 2 lần trong ngày. Trị chảy máu cam, băng huyết.

Bài thuốc độc vị 7

Dùng để cầm máu: Lá kinh giới đem phơi khô, tán thành bột rồi bảo quản để dùng dần. Mỗi ngày lấy khoảng 8g kinh giới đem nấu với nước rồi chia ra uống 2-3 lần trong ngày.

Bài thuốc độc vị 8

Chữa dị ứng: Cho tất cả các bộ phận của cây đã khô đem lên bếp sao cho nóng già. Bỏ vào khăn mỏng rồi chà xát lên chỗ bị ngứa. Lặp lại nhiều lần trong ngày sẽ thấy được công dụng.

Bài thuốc độc vị 9

Chữa rôm sẩy cho trẻ nhỏ: Dùng cây kinh giới tươi nấu nước tắm cho bé hàng ngày.

Bài thuốc độc vị 10

Dùng chữa khi có triệu chứng đau mình, đau đầu và không ra mồ hôi: Lấy khoảng 20g kinh giới bỏ vào nồi sắc lấy nước uống, uống khi khi còn nóng, mỗi ngày 3 lần.

Bài thuốc đa vị 1

Chữa cảm gió lạnh nhức đầu, chảy nước mũi: Dùng hoa Kinh giới khô (Kinh giới tuệ), Bạch chỉ, hai vị bằng nhau tán nhỏ, uống mỗi lần 4g với nước chè nóng, cho ra mồ hôi.

Bài thuốc đa vị 2

Chữa cảm đau nhức các đầu xương: Kinh giới tươi 50g, Gừng sống 10g, giã vắt lấy nước uống còn bã đánh dọc sống lưng. Hoặc dùng Kinh giới 20g, Tía tô 10g, sắc nước uống, đắp chăn cho ra mồ hôi.

Bài thuốc đa vị 3

Chữa cảm thể nóng: Dùng Kinh giới 8g, Bạc hà 8g, Cam thảo đất 12g, sắc nước uống 2-3 lần trong ngày.

Bài thuốc đa vị 4

Mẩn ngứa ngoài da do dị ứng: Hoa Kinh giới 12g, Hoa Húng quế 12g, lá Đơn đỏ 12g sắc nước uống 1 lần, ngày uống 2-3 lần.

Bài thuốc đa vị 5

Viêm mũi dị ứng: Dùng hoa Kinh giới 8g, Bạc hà 8g, hoa Húng quế 8g, Cây cứt lợn 12g, lá Cối xay 12g, sắc nước uống, chia 2 lần trong ngày.

Bài thuốc đa vị 6

Chữa trẻ em lên sởi và các chứng lở ngứa: Dùng Kinh giới và Kim ngân hoa (cả hoa, lá, cành) mỗi vị 15-20g sắc uống.

Bài thuốc đa vị 7

Chữa cảm nóng, ngã ngất: Một nắm kinh giới tươi (thứ kinh giới Việt Nam) chừng 50g giã nhỏ, thêm vài miếng gừng tươi, vắt lấy nước cho uống, bã còn lại dùng đế đánh dọc sống lưng. Có thể dùng kinh giới phơi khô (20g) sao hơi vàng, thêm 200ml nước sắc còn 100ml uống lúc còn nóng. Đắp chăn cho ra mồ hôi.

Bài thuốc đa vị 8

Thuốc cảm: Hoa kinh giới, tía tô, hương nhu, ngải cứu, hoắc hương, các vị bằng nhau, dùng nước sắc nhiều lần, hợp các nước sắc lại, cô đặc thành cao viên bằng hạt ngô. Khi bị cảm uống chừng 7-8 viên thuốc này. Dùng nước lá tre mà chiêu thuốc. Trẻ con chỉ dùng 2 đến 4 viên. Viên thuốc trên có thể dùng chữa lỵ (dùng nước sắc cây mơ lông mà chiêu thuốc.

Bài thuốc đa vị 9

Tán hàn giải cảm: Chữa cảm mạo phong hàn đầu mình đau, sợ lạnh, không ra mồ hôi dùng: Kinh giới, Phòng phong, Tô diệp mỗi thứ 12g, sắc uống. Trường hợp cảm mạo, cảm cúm, đau đầu, sốt, nhức mình dùng bài Kinh phòng bại độc tán (Nhiếp sinh chứng diệu phương) gồm Kinh giới, Phòng phong, Khương hoạt, Độc hoạt, Sài hồ, Tiền hồ, Chỉ xác, Phục linh, Cát cánh mỗi thứ 8g, Xuyên khung, Cam thảo mỗi thứ 4g sắc nước uống.

Bài thuốc đa vị 10

Trừ phong, chống co giật: chữa chứng kinh giật do ngoại cảm phong tà: Kinh giới sao qua, tán nhỏ; mỗi lần uống 8g, uống với rượu mùi hay nước tiểu trẻ em. Trị băng huyết sau khi đẻ, cấm khẩu, chân tay co rút.

Bài thuốc đa vị 11

Trừ phong, chống co giật: chữa chứng kinh giật do ngoại cảm phong tà: Kinh giới 12g, bạc hà 12g, ngưu bàng tử 16g, kim ngân hoa 40g, thiên trúc hoàng 20g, câu đằng 20g, mẫu đơn bì 20g, thuyền thoái 20g, toàn yết 8g, lục nhất tán 40g. Tất cả nghiền mịn, hoàn bằng hồ, mỗi viên 2g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 đến 2 viên. Trị trẻ em sốt cao giật mình, răng nghiến chặt, chân tay co quắp.

Bài thuốc đa vị 12

Trừ phong, chống co giật: chữa chứng kinh giật do ngoại cảm phong tà: Kinh giới (cả cuộng lá bánh tẻ) 1 nắm, gạo lứt 100g, bạc hà (bằng nửa số lượng kinh giới, đậu hạt 80g. Đem bạc hà kinh giới nấu lấy nước, đem nấu với gạo với đậu thành cháo, chín cháo, đổ nước thuốc vào, thêm chút dấm muối cho ăn khi đói. Dùng cho người cao tuổi tê bại tay chân hoặc di chứng bại liệt nửa người.

Bài thuốc đa vị 13

Trừ ứ, cầm máu: Kinh giới, sa nhân, liều lượng bằng nhau, sao khô tán bột. Mỗi lần uống 9g, uống với nước hồ nếp, ngày 3 lần. Dùng cho các trường hợp tiểu tiện xuất huyết.

Bài thuốc đa vị 14

Trừ ứ, cầm máu: Kinh giới sao khô tán bột mịn, mỗi lần uống 6g với nước cháo nếp. Dùng cho các trường hợp đại tiện ra huyết.

Bài thuốc đa vị 15

Thúc sởi tống độc: dùng cho bệnh sởi và mụn nhọt mới phát: Kinh giới 8g, Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 16g, lá Thanh đại 20g, Bản lam căn 20g, Bạc hà 4g. Sắc uống. Trị sởi, phong chẩn, ngoài ra còn trị cảm mạo do phong nhiệt.

Bài thuốc đa vị 16

Thúc sởi tống độc: dùng cho bệnh sởi và mụn nhọt mới phát: Kinh giới 6g, Tang diệp 6g, Bạc hà 4g, Kim ngân 4g, Sài đất 4g. Sắc uống, ngày 1 thang. Trị ban chẩn.

Bài thuốc đa vị 17

Thúc sởi tống độc: dùng cho bệnh sởi và mụn nhọt mới phát: Kinh giới 15g, Kim ngân 15g. Sắc uống, ngày 1 thang. Chữa trẻ lên sởi và chứng lở ngứa.

Bài thuốc đa vị 18

Chữa trĩ: Hoa kinh giới 12g, hoàng bá 12g, ngũ bội tử 12g, phèn phi 4g. Sắc lấy 300 - 400 ml nước. Ngâm hậu môn hàng ngày.

Bài thuốc đa vị 19

Chữa trĩ: Kinh giới 16g, Hoè hoa 16g, Hạn liên thảo 16g, Trắc bách diệp 16g, Sinh địa 12g, Huyền sâm 12g. Kinh giới, hoè hoa, Hạn liên thảo và Trắc bách sao đen. Cho tất cả vào sắc. Ngày uống 1 thang. Chữa trĩ ra máu.

Bài thuốc đa vị 20

Chữa bệnh ngoài da: Kinh giới 16g, Kê huyết đằng 12g, Đỗ đen sao 12g, cây Cứt lợn 12g, Cam thảo nam 12g, Sa sâm 12g, Kỷ tử 12g, Cương tằm 8g, Thuyền thoái 4g. Sắc uống. Ngày 1 thang. Chữa viêm da thần kinh thể mạn.

Bài thuốc đa vị 21

Chữa viêm mũi dị ứng: Chuẩn bị nguyên liệu: 8g hoa kinh giới, 8g hoa húng quế, 8g bạc hà, 12g lá cối xay, 12g hoa cứt lợn. Dùng tất cả nguyên liệu sắc trong cùng 1 thang thuốc rồi chia ra uống hét 2 lần trong ngày.

Bài thuốc đa vị

Giúp điều hòa nhiệt độ, hạ sốt: 20g cành và lá kinh giới cùng 24g sắn dây, tất cả nguyên liệu cho vào nồi, sắc lấy nước để uống.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Biểu hư, tự ra mồ hôi nhiều, không có ngoại cảm, phong hàn không nên dùng.
Thông thường kinh giới tuệ có dược lý mạnh hơn nên không dùng cho những trường hợp vết thương đã có chảy mủ, không dùng điều trị bệnh sởi cho trẻ em.