Go Back

Report Abuse

255. Kim that tai_Fotor
255Kim that tai_Fotor

Kim thất tai

0 (0 Reviews)

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Bầu đất, Tam thất giả
Tên địa phương
Kim thất tai
Tên khoa học
Gynura divaricata (L.) DC., 1838
Tên đồng nghĩa
Cacalia hieracioides Willd.
Cacalia incana L.
Cacalia ovalis Ker Gawl.
Gynura auriculata Cass.
Gynura divaricata subsp. divaricata
Gynura glabrata Hook.f.
Gynura hemsleyana H.Lév.
Gynura incana (L.) Druce
Gynura ovalis var. ovalis
Gynura ovalis var. pinnatifida Hemsl.
Senecio divaricatus L.

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Kim thất, Bầu đất
Họ
Cúc
Bộ
Asterales
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc ở Châu Phi và Ấn Độ.
Phân bố
Cây được bắt gặp ở Thành phố Cà Mau (xã Tân Thành), huyện Thới Bình (xã Tân Lộc).
Sinh cảnh
Cây được người dân và các chuyên gia trồng trong vườn nhà và vườn thuốc nam để làm thuốc.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Thân thảo
Chiều cao
2 - 3m
Đường kính
Cây có đường kính chỉ khoảng 2 – 4cm.
Cành nhánh
Cây phân nhánh nhiều, cây non trên cành nhánh được bao phủ một lớp lông trắng mịn xung quanh, khi cây già thì lông rụng, cành nhẵn.
Cuốn lá
Dài
Phiến lá hình trái xoan, cuống dài, mép có hình răng cưa, Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới lá có màu tím.
Cụm hoa
Cây có hoa thường mọc thành cụm ở đầu cành hay kẽ lá.
Hoa lượng tính
Màu cam
Quả
Hình trụ
Mùa hoa
Tháng 2 - 7
Mùa quả
Tháng 2 - 7

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Bao gồm các thành phần chính như saponin, tannin, glycoside, alkaloid và vitamin như A, E, C, B1, B2. Ngoài ra, kim thất tai còn chứa các hoạt chất có tác dụng sinh học như Flavonoid, anthraquinone, coumarin, terpene, sesquiterpen, phenolic, xanthone,sesquiterpene, steroid, edotide,… Lá cây chứa các chất khoáng như selenium, magnesium, manganese, chromium,…

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Vị ngọt và nhạt, tính hàn, hơi có độc.
Khái quát chung công dụng
Chữa đau mắt có màng, đau răng, tê thấp, ho gà, viêm phế quản.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Thân non và lá cây.
Thời gian thu hoạch
Có thể thu hái quanh năm.
Tác dụng dược lý
- Có tác dụng tiêu viêm, tiêu thũng, lương huyết, tiêu ứ...

- Chưa có nghiên cứu y học nào cho thấy rõ công dụng chữa bệnh tiểu đường của cây kim thất tai, những bài thuốc từ thảo dược này lại giúp điều hòa lượng đường trong máu hiệu quả. Vì vậy mà nhiều người đã dùng kim thất tai kết hợp các loại thuốc Đông và Tây Y khác để hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Chế biến
Thân, lá thu hái xong được rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn, tạp chất để ráo nước, phơi khô nấu cao hay sắc nước uống đều được.

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Lá cây
Hỗ trợ điều trị tiểu đường, Cầm máu.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuộc độc vị 1

Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Hái 7 – 9 lá kim thất tai rửa sạch, để ráo nước rồi nhai trực tiếp cho đến khi nhuyễn ra nước thì nuốt, ngày 2 lần vào sáng và tối, duy trì đều đặn cho đến khi có hiệu quả rõ rệt

Bài thuốc độc vị 2

Ho khan, ho có đờm: Hái 1 – 2 lá kim thất tai tươi rửa sạch, nhai nuốt khoảng 5 phút sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm

Bài thuốc độc vị 3

Ho lao: Hái khoảng 2 ngọn kim thất tai non rửa sạch nhai nuốt ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, duy trì đều đặn 6 tháng. Đồng thời nên kết hợp ăn canh kim thất tai để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất

Bài thuốc độc vị 4

Sổ mũi: Làm vệ sinh sạch sẽ trong khoang mũi rồi dùng 1 cuống lá kim thất tai giã nát lấy dịch dùng bông thấm ngoáy vào mũi, duy trì mỗi ngày cho đến khi giảm hẳn sổ mũi.

Bài thuốc độc vị 5

Viêm họng: Nhai và nuốt 10 lá kim thất tai đã rửa sạch ngày 2 lần sáng và tối, duy trì đều đặn cho đến khi bệnh giảm hẳn. Đồng thời mỗi lần ho hay đau họng có thể nhai nuốt ngay 1 ngọn kim thất tai.

Bài thuốc độc vị 6

Tăng cường sức khỏe, thanh nhiệt cơ thể: Dùng 20g ngọn và lá kim thất tai rửa sạch cho vào nồi sắc cùng 1l nước đun sôi chừng 15 – 20 phút cho nước cạn còn khoảng 800ml, uống khi còn ấm ngày 1 lần.

Bài thuốc độc vị 7

Đau răng: Nhai ngọn kim thất tai đã rửa sạch ở chỗ đau răng giúp giảm đau nhanh chóng.

Bài thuốc độc vị 8

Mất ngủ: Nhai nuốt trực tiếp vài lá kim thất tai đã rửa sạch hay ăn canh kim thất tai giúp an thần.

Bài thuốc độc vị

Cầm máu: lấy lá cây kim thất tai rửa sạch giã nát đắp lên vết thương chảy máu, cố định bằng băng gạc.

Bài thuốc độc vị 10

Bị côn trùng cắn: Dùng 1 – 2 lá kim thất tai rửa sạch vò nát đắp trực tiếp lên vết cắn của côn trùng.

Bài thuốc độc vị 11

Táo bón, kiết lỵ: Dùng 6 ngọn kim thất tai rửa sạch, xay nhuyễn cùng 120ml nước chia uống ngày 2 lần sáng và chiều, duy trì đều đặn 5 ngày.

Bài thuốc độc vị 12

Ngộ độc thức ăn: Dùng 6 – 8 ngọn kim thất tai rửa sạch xay nhuyễn cùng 200ml nước lọc, chia thành 2 lần uống, mỗi lần cách nhau 2 giờ.

Bài thuốc độc vị 13

Đau bụng, tiêu chảy: Dùng 10g lá kim thất tai rửa sạch xay nhuyễn cùng 200ml nước lọc, uống 1 lần trong ngày.

Bài thuốc độc vị 14

Đau lưng: Dùng 10 ngọn kim thất tai rửa sạch thái nhỏ nấu canh ăn sẽ giảm đau trong vòng 5 – 6 giờ sau.

Bài thuốc độc vị 15

Bong gân: Dùng 2 ngọn kim thất tai rửa sạch để ráo nước đem giã nát đắp lên vị trí bong gân, sau đó dùng tiếp 1 lá cây đại tướng quân hơ nóng trên lửa quấn quanh kim thất tai đắp trước đó, cố định bằng băng gạc, ngày 1 lần

Bài thuốc độc vị 16

Đau nhức xương khớp: Dùng khoảng 10g ngọn và lá kim thất tai rửa sạch để ráo nước giã nát đắp trực tiếp lên vị trí xương khớp bị đau rồi cố định lại bằng băng gạc. Dùng mỗi ngày 1 lần, duy trì đều đặn 7 – 10 ngày.

Bài thuốc độc vị 17

Thấp khớp kinh niên: Dùng khoảng 10g ngọn và lá kim thất tai rửa sạch để ráo nước cho vào nồi sắc cùng 400ml nước cho đến khi nước sôi chỉ còn 1 nửa. Dùng uống khi còn ấm, ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Không nên dùng cho phụ nữ đang mang thai hay cho con bú và người mẫn cảm với các thành phần có trong dược liệu.