Khoai mì

Report Abuse

245. Khoai mi
0 0 Reviews

Khoai mì

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Sắn
Tên địa phương
Khoai mì
Tên tiếng Anh
Manioc, bitter cassava, tapioca, cassava, Manioc root, Manihot, Mogo
Tên khoa học
Manihot esculenta Crantz, 1766
Tên đồng nghĩa
Janipha aipi (Pohl) J.Presl
Janipha manihot (L.) Kunth
Jatropha aipi (Pohl) A.Moller
Jatropha diffusa (Pohl) Steud.
Jatropha digitiformis (Pohl) Steud.
Jatropha dulcis J.F.Gmel.
Jatropha flabellifolia (Pohl) Steud.
Jatropha lobata var. richardiana Müll.Arg.
Jatropha loureiroi (Pohl) Steud.
Jatropha manihot L.
Jatropha mitis Rottb.
Jatropha paniculata Ruiz & Pav. ex Pax
Jatropha silvestris Vell.
Jatropha stipulata Vell.
Mandioca aipi (Pohl) Link
Mandioca dulcis (J.F.Gmel.) D.Parodi
Mandioca utilissima (Pohl) Link
Manihot aipi Pohl
Manihot aipi var. lanceolata Pohl
Manihot aipi var. latifolia Pohl
Manihot aipi var. lutescens Pohl
Manihot aypi Spruce
Manihot cannabina Sweet
Manihot diffusa Pohl
Manihot digitiformis Pohl
Manihot dulcis (J.F.Gmel.) Baill.
Manihot dulcis (J.F. Gmel.) Pax
Manihot dulcis var. aipi (Pohl) Pax
Manihot dulcis var. diffusa (Pohl) Pax
Manihot dulcis var. flabellifolia (Pohl) Pax
Manihot edule A.Rich.
Manihot edulis A. Rich.
Manihot esculenta var. argentea Cif.
Manihot esculenta var. coalescens Cif.
Manihot esculenta var. debilis Cif.
Manihot esculenta var. digitifolia Cif.
Manihot esculenta subsp. flabellifolia (Pohl) Cif.
Manihot esculenta var. flavicaulis Cif.
Manihot esculenta var. fuscescens Cif.
Manihot esculenta subsp. grandifolia Cif.
Manihot esculenta var. grandifolia Cif.
Manihot esculenta var. nodosa Cif.
Manihot esculenta var. sprucei Lanj.
Manihot flabellifolia Pohl
Manihot flexuosa Pax & K.Hoffm.
Manihot loureiroi Pohl
Manihot melanobasis Müll.Arg.
Manihot palmata var. aipi (Pohl) Müll.Arg.
Manihot palmata var. diffusa (Pohl) Müll.Arg.
Manihot palmata var. digitiformis (Pohl) Müll.Arg.
Manihot palmata var. flabellifolia (Pohl) Müll.Arg.
Manihot sprucei Pax
Manihot utilissima Pohl
Manihot utilissima var. castellana Pohl
Manihot utilissima var. sutinga Pohl

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Sắn
Tông
Sắn
Phân họ
Ba đậu
Họ
Thầu dầu
Bộ
Sơ ri
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Khoai mì có nguồn gốc từ Braxin
Phân bố
Ở Cà Mau, khoai mì được tìm thấy khắp nơi ngoài trừ TP. Cà Mau (xã An Xuyên, phường Tân Xuyên, phường Tân Thành, phường 5) thì chưa được tìm thấy
Sinh cảnh
Cây khoai mì rất phổ biến ở tỉnh Cà Mau cây được trồng ở trong vườn nhà, ven hàng rào, ven mương, ven sông, ven đường, ven ao để làm thức ăn. Một số cây cũng được tìm thấy mọc tự nhiên trong vườn nhà.
Cách trồng
Cây được trồng bằng hom giống. Chỉ nên đặt hom nằm ngang hoặc xiên (không nên đặt thẳng đứng vì ít ra rễ và khó thu hoạch), sau đó lấp đất. Sau khi trồng 10-15 ngày, cần dặm những hom chết không nảy mầm. Mật độ trồng thích hợp:
- Đất trung bình: (1,1 m x 0,8 m)/ hom; Mật độ 11.360 cây/ ha
- Đất nghèo dinh dưỡng: (1 m x 0,8 m)/hom; Mật độ 12.500 cây/ha.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây lâu năm
Dạng cây
Cây bụi
Chiều cao
Cây cao trung bình 1,3m, có khi tới 3m
Rể
Rễ ngang phát triển thành củ và tích luỹ tinh bột, một cây có thể có nhiều củ. Củ dài và thon, vỏ củ màu xám nâu, sần sùi, dài 20-30 cm, rộng 5-10 cm.
Củ
Rễ ngang phát triển thành củ và tích luỹ tinh bột, một cây có thể có nhiều củ. Củ dài và thon, vỏ củ màu xám nâu, sần sùi, dài 20-30 cm, rộng 5-10 cm.
Thân cây
Thân tròn, mọc thẳng, phân 2-3 cành ở ngọn. Thân cao 2-3 m, ít phân nhánh, trên thân có nhiều vết sẹo do cuốn lá bị rụng
Lá xẻ thùy, mổi lá có 5-7 thùy, cuốn và gân lá màu xanh nhạt hoặc nâu, mặt trên lá nhẳn, xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, nhám.
Cụm hoa
Hoa đơn tính, mọc thành chùm
Quả
Quả hình cầu, lúc chín tách ra thành 6 mảnh
Sinh học
Cây chịu hạn, ưa đất thoát nước.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Dinh dưỡng
Củ Khoai mì tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%, tinh bột 16-32%; chất protein (0,8-2,5%), béo (0,2-0,3), chất xơ (1,1-1,7%), chất tro (0,6-0,9%), muối khoáng và vitamin (18,8-22,5 mg%), canxi (50 mg/100g), phốt pho (40 mg/100g) và vitamin C (25 mg/100g). Tuy nhiên Khoai mì nghèo protein và các chất dinh dưỡng khác. Lá Khoai mì trong nguyên liệu khô 100% chứa đựng đường + tinh bột 24,2%, protein 24%, chất béo 6%, xơ 11%, chất khoáng 6,7%, xanhthophylles 350 ppm. Chất đạm của lá Khoai mì có khá đầy đủ các acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu amin methionin và tryptophan.
Tinh bột Khoai mì có chứa 70% amylopectin và 20% amylose. Nấu chín tinh bột Khoai mì có khả năng tiêu hóa của hơn 75%.
Thành Phần Hóa Học
Trong củ khoai mì tươi, có một độc tố ở dạng glucosid, dưới tác dụng của dịch vị và men tiêu hoá, sẽ bị thuỷ phân và giải phóng ra acid cyanhydric là chất độc đối với người. Bột mì có một tỷ lệ lớn tinh bột, nhưng thiếu protein và muối, và hầu như không có vitamin; ngoài ra còn có một chất có tính sát trùng. Lá và quả lại chứa nhiều protein, trong đó ở lá có các acid amin cần thiết cho cơ thể. Trong lá cũng có chất độc là HCN.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Rễ có tác dụng chống thối rữa, lá bạt độc tiêu thũng.
Khái quát chung công dụng
Điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện những bệnh, hội chứng và triệu chứng: nhiễm khuẩn, đau mắt, tiêu chảy, kiết lỵ, cúm, sản khí, nhức nhối, co thắt, rắn cắn.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Rễ, lá, vỏ thân
Thời gian thu hoạch
Có thể thu hái lá, vỏ thân quanh năm, thường dùng tươi.
Tác dụng dược lý
Rễ có tác dụng chống thối rữa, lá bạt độc tiêu thũng.
Chế biến
Lá, vỏ thân thường dùng tươi.

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Lá cây
Lá dùng để điều trị đau nhức, đau đầu và tăng huyết áp

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Chữa ung nhọt Abcès: Tinh bột khoai mì đắp lên làm chín mùi những ung nhọt

Bài thuốc độc vị 2

Chống viêm sưng ruột: Đun sôi 50 g tinh bột mì trong ½ lít nước. Dùng cho trẻ em, giảm tĩ lệ ¼ đến 3 tuổi và phân nửa giữa 3 đến 4 tuổi

Bài thuốc đa vị 1

Chữa đau bụng: Dùng 1 muỗng bột mì tinh khô, hòa tan trong một tách nước cà phê

Bài thuốc đa vị 2

Chống cảm xúc mạnh: Pha trộn một muỗng cà phê tinh bột mì khô trong một tách nước. Thêm vào một muỗng nước si-rô đường mía và uống nhấp giọt từ từ

Bài thuốc đa vị 3

Chữa tinh trùng không đủ, chống sự thiếu tinh trùng: Dùng mỗi đêm một muỗng tinh bột mì đặc trộn ngọt với mật ong

Bài thuốc đa vị 4

Phòng ngừa, chữa viêm đau tinh hoàn: Để trong một túi nhỏ một ít bột mì thêm một ít giấm đặt nơi đau ở dịch hoàn thoa thêm một lớp dầu ricine (dầu cây thầu dầu). Tưới thêm giấm trên túi bột trong ngày

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Ngộ độc Khoai mì xảy ra sau khi ăn Khoai mì chưa được chế biến đúng cách và là một nguyên nhân gây ra tử vong ở trẻ em. Để phòng ngộ độc khi ăn Khoai mì cần lưu ý:
Khoai mì phải được lột bỏ vỏ, cắt bỏ phần đầu và đuôi vì những phần này chứa nhiều độc chất. Ngâm trong nước qua đêm, luộc với nhiều nước và mở nắp nồi khi luộc. Mục đích là để độc tố tan theo nước và bốc hơi theo hơi nước.
Không ăn đọt Khoai mì, Khoai mì cao sản, Khoai mì lâu năm, Khoai mì có vị đắng. Những loại này chứa rất nhiều độc chất.
Không cho trẻ em ăn nhiều Khoai mì.
Không nên ăn Khoai mì nguyên củ nướng hoặc chiên vì độc chất còn nguyên chưa bị khử