Go Back

Report Abuse

230. Huong thao 1_Fotor

Hương thảo

0 (0 Reviews)

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Tây dương chổi, Mê điệt hương
Tên địa phương
Hương thảo
Tên tiếng Anh
Rosemary
Tên khoa học
Rosmarinus officinalis L., 1753
Tên đồng nghĩa
"Rosmarinus angustifolius Mill.
Rosmarinus flexuosus Jord. & Fourr.
Rosmarinus latifolius Mill.
Rosmarinus laxiflorus Noë
Rosmarinus laxiflorus Noë ex Lange
Rosmarinus officinalis var. angustifolius (Mill.) DC.
Rosmarinus officinalis var. angustissimus Foucaud & E.Mandon
Rosmarinus officinalis var. latifolius (Mill.) DC.
Rosmarinus officinalis subsp. laxiflorus (Noë) Nyman
Rosmarinus officinalis var. nutans Cout.
Rosmarinus officinalis subsp. palaui (O.Bolòs & Molin. ) Malag.
Rosmarinus officinalis var. palaui O.Bolòs & Molin.
Rosmarinus officinalis var. prostratus Pasq.
Rosmarinus officinalis var. rigidus (Jord. & Fourr.) Cariot & St.-Lag.
Rosmarinus palaui (O.Bolòs & Molin. ) Rivas Mart. & M.J.Costa
Rosmarinus prostratus Mazziari
Rosmarinus rigidus Jord. & Fourr.
Rosmarinus serotinus Loscos
Rosmarinus tenuifolius Jord. & Fourr.
Salvia fasciculata Fernald
Salvia rosmarinus Schleid."

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Họ
Hoa môi
Bộ
Hoa môi
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kính
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc ở Địa Trung Hải
Phân bố
Cây được bắt gặp ở huyện Thới Bình (xã Trí Phải)
Sinh cảnh
Hương thảo được người dân trồng nhiều trong vườn nhà
Cách trồng
"Cây thường trồng bằng cách giâm cành hay gieo hạt.
Giâm cành: Từ bụi Hương thảo lớn, bạn chọn ra cành to khỏe, không có dấu hiệu sâu bệnh, sau đó cắt cành với chiều dài khoảng 5 – 10cm. Tiếp đó, giâm cành cây vừa cắt vào phần đất trồng đã chuẩn bị từ trước, vùi lại, nén hơi chặt. Đặt cây mới giâm ở nơi nhiều ánh sáng, ít nắng gắt, tưới nước đầy đủ để duy trì độ ẩm cho cây, khoảng vài tuần là cây sẽ bén rễ. Lúc này bạn có thể chuyển cây ra chậu mới và chăm sóc như cây bình thường.
Gieo hạt: Sau khi chọn được hạt giống tốt, bạn chỉ việc vùi hạt xuống đất, tưới nước đều đặn để duy trì độ ẩm cho đất, đảm bảo đất không bị khô quá lâu. Sau một thời gian hạt sẽ nảy mầm và sinh trưởng như bình thường, lúc này bạn có thể chuyển cây ra khu vực mong muốn để tiếp tục chăm sóc."

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Cây thân thảo
Chiều cao
Cây cao từ 1 – 2m
Cành nhánh
Cây phân nhánh và mọc thành bụi
Lá cây rất nhiều có hình kim dài chừng 4cm rộng 5mm mọc đối nhau, mép lá gập xuống, lá hương thảo không có cuống. Bên trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới lá có lông và màu hơi trắng
Hoa lượng tính
Hoa xếp 2 - 10 ở các vòng lá, dài khoảng 1cm, màu xanh dương hoặc lam nhạt, hơi có màu tím hoa cà, với những chấm tím ở phía trong các thùy.
Quả
Quả gồm 4 quả khô hợp lại, màu nâu.
Sinh học
Cây thích hợp với điều kiện khô ráo, nắng nhẹ vừa phải, nhiệt độ trung bình, được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.
Mùi hương
Cây Hương thảo tỏa ra mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu, khuếch tán rộng
Mùa hoa
Tháng 12 đến tháng 2 năm sau

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Cây chứa tinh dầu và tanin. Tinh dầu (0,5% ở cây khô, 1,1-2% ở lá, 1,4% ở hoa) mà thành phần gồm có a-pinen (tới 80%), terpen, borneol, acetat bornyl, camphor, cineol và một sesquiterpen (caryophyllen). Nếu mới cất, tinh dầu là một chất lỏng không màu hay vàng vàng, về sau sẫm dần và cứng lại, có thể hòa tan vào rượu theo bất kỳ tỷ lệ nào. Cây chứa choline, một glucosid không tan trong nước, một saponosid acid, các acid hữu cơ (citric, glycolic, glyeeric) và hai heterosid là romaside và romarinoside; còn có acid rosmarinic

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Vị hơi đắng, cay, tính ấm
Khái quát chung công dụng
Giúp giảm căng thẳng, chữa trị các bệnh như đau nhức cơ, thấp khớp, đau nửa đầu (Lá), viêm giác mạc (Nước hãm lá rửa), trướng bụng khó tiêu (cả cây).
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Ngọn cây và lá.
Thời gian thu hoạch
Thu hái cành cây vào mùa hè, sau khi cây ra hoa.
Tác dụng dược lý
"Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Tinh dầu hương thảo có tác dụng thông ruột, lợi mật và lợi tiểu."
Chế biến
"Hương thảo sau khi thu hoạch về đem đi sấy hoặc phơi khô sau đó đập lấy lá để dành sử dụng.
Sau khi thu hái các ngọn cây có hoa, đem phơi trong bóng râm hoặc sấy khô, đập lấy lá làm hương liệu và làm thuốc."

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Dùng để xua đuổi mũi: Lá hương thảo tươi 20g đem đi rửa sạch rồi giã nát. Cho hương thảo vừa giã vào một túi vải để chà xát trực tiếp vào tay, chân nhằm ngăn ngừa muỗi tốt. Bài thuốc có thể cho kết quả kéo dài từ 2 – 3 giờ.

Bài thuốc độc vị 2

Giải cảm do nắng nóng: Lấy 100g lá hương thảo non đem đi nấu canh để ăn trong ngày. Nên ăn lúc còn nóng và dùng trong 3 ngày.

Bài thuốc độc vị 3

Hỗ trợ tiêu hóa, giải nhiệt: Dùng 20g hương thảo khô sắc với 300ml nước, đến khi nước cạn còn 100ml thì chắt ra uống.

Bài thuốc độc vị 4

Giảm sưng đau do mụn nhọt: Đem 50g lá hương thảo tươi rửa sạch và giã nát để đắp lên vị trí bị mụn nhọt. Mỗi ngày nên đắp hai lần, mỗi lần đắp 10 -15 phút.

Bài thuốc độc vị 5

Hỗ trợ tiêu hóa, giải nhiệt: Dùng 20g hương thảo tươi thái nhỏ rồi sấy khô, đem pha mới nước như pha trà để uống hằng ngày.

Bài thuốc độc vị 6

Giải cảm do nắng nóng: Lá non hương thảo 100g, nấu canh ăn trong ngày. Nên ăn khi canh còn nóng. Dùng trong 3 ngày.

Bài thuốc đa vị 1

Giúp sạch gàu: Dùng Hương thảo tươi 25g đem nấu nước với 5 quả bồ kết nướng, lá bưởi 20g để gội đầu. Mỗi tuần nên gội 3 lần sẽ mang lại hiệu quả.

Bài thuốc đa vị 2

Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh: Dùng các vị thuốc hương thảo 20g, củ gấu 20g, ích mẫu 20g, ngải cứu 20g, nhọ nồi 20g đem đi tán nhỏ thành bột mịn. Sau đó cho thêm mật ong vào để vò thành từng viên như hạt lạc. Mỗi ngay uống 15 – 20 viên trước khi đi ngủ, dùng trước chu kỳ kinh nguyệt 10 – 15 ngày.

Bài thuốc đa vị 3

Chữa kén ăn, mệt mỏi, mất ngủ ở phụ nữ sau sinh: Hương thảo, mạch môn 20g, ngải cứu 10g, nhân trần 6g, rẻ quạt 4g, vỏ quả bưởi đào khô 4g. Tất cả cho vào ấm, đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, lúc thuốc còn ấm. Dùng trong 10 ngày liền.

Bài thuốc đa vị 4

Giúp tăng cường sức khỏe, chữa căng thẳng thần kinh, tiêu hóa kém: Dùng 200g lá hương thảo khô ngâm với 1 lít rượu trắng trên 40 độ, bảo quản trong chai thủy tinh đã được khử trùng, cất nơi khô ráo, tránh ánh nắng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2ml rượu thuốc pha với nước sôi để nguội,

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
"Trẻ em dưới 4 tuổi tuyệt đối không cho sử dụng tinh dầu hương thảo hoặc tiếp xúc với hoa hương thảo vì nó dễ gây dị ứng cho trẻ.Không dùng hương thảo cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, những phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người có cơn động kinh, những người quá nhạy cảm với tinh dầu hương thảo.
Ngoài ra, y học hiện đại cho biết, qua nghiên cứu trong phòng thí nghiệm người ta còn ghi nhận hương thảo có khả năng ức chế độc tố aflatoxin - một chất có thể gây ra bệnh ung thư, được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm thực phẩm dùng cho người và động vật khi bị lên mốc."