Hồng tú cầu
THÔNG TIN CHUNG
Tên khác
Hồng tú cầu, Huyết hoa, Hoa quốc khánh
Tên địa phương
Hồng tú cầu
Tên tiếng Anh
Blood lily, Ball lily, Fireball lily, Blood flower, Katherine-wheel, Oxtongue lily, Poison root, Powderpuff lily
Tên khoa học
Scadoxus multiflorus (Martyn) Raf.,1838
Tên đồng nghĩa
Scadoxus multiflorus subsp. multiflorus
BẢN ĐỒ VỊ TRÍ
PHÂN LOẠI KHOA HỌC
Họ
Lan huệ
Bộ
Măng tây
Lớp
Một lá mầm
Ngành
Hạt kính
Giới
Thực vật
NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH
Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc từ Châu Phi
Phân bố
Ở Cà Mau, cây hồng tú cầu được tìm thấy ở huyện U Minh (TT. U Minh), huyện Trần Văn Thời (xã Phong Lạc), huyện Cái Nước (xã Tân Hưng Đông), huyện Năm Căn (TT. Năm Căn, xã Hàng Vịnh), huyện Ngọc Hiển (xã Tân Ân)
Sinh cảnh
Cây hồng tú cầu được tìm thấy người dân trồng trong vườn nhà, ven đường để làm kiểng
Cách trồng
Cây thường được nhân giống chủ yếu bằng củ.
MÔ TẢ THỰC VẬT
Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Cây thân thảo
Thân cây
Thân cây mềm và xốp, với hành có áo, mang 3-5 lá dài, hình xoan- ngọn giáo.
Cành nhánh
Quả có màu đỏ cam
Cuốn lá
Cán hoa béo và cao 30–40 cm, mo màu hơi tím bao lấy tán hoa gồm 40-50 hoa màu đỏ
Lá
Có 3-5 lá dài 12–15 cm theo kiểu giả thân, mặt lá lượn sóng, hình xoan, ngọn giáo; cuống lá có nhiều đốm tím
Cụm hoa
Mỗi cum hoa có khoảng 40-50 hoa nhỏ
Hoa lượng tính
Hoa Hồng tú cầu là hoa lưỡng tính, tam bội, hoa có màu hồng đỏ, nhị có bao phấn màu vàng
Sinh học
Hồng tú cầu ưa thích khí hậu nóng ẩm, có đủ ánh sáng, sợ nắng gắt.
Mùa hoa
Tháng 4 đến 8
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC
Thành Phần Hóa Học
Từ hành của nhiều loài khác nhau, người ta đã tách được các alcaloid độc trong đó có buphanin, lycorin, haemanthin, coccinin, menthidin, distichin, menthin, montain, natalesin và một số ít khác có tác dụng hạ huyết áp rất rõ (Võ Văn Chi, 2011)
CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG
Khái quát chung công dụng
Trị phong, mụn loét, cảm sốt trị phong, hen, vết thương...
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Trị phong, mụn loét, cảm sốt trị phong, hen, vết thương...
Thời gian thu hoạch
Quanh năm
Tác dụng dược lý
Tiêu thủng.
Ở Ấn Độ, dịch ép từ củ hồng tú cầu được dùng ngoài để trị phong, mụn loét, cảm sốt, hen, ho và vết thương.
Ở Ấn Độ, dịch ép từ củ hồng tú cầu được dùng ngoài để trị phong, mụn loét, cảm sốt, hen, ho và vết thương.
Chế biến
Ép dịch từ củ
CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN
Củ
Trị phong, mụn loét.
Nhựa
Những dịch ép trong cây được sử dụng để trị phong, cảm sốt, hen, ho, vết thương...
LƯU Ý:
Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Trong củ của hồng tú cầu đã phân tích đã tách được các alcaloid độc trong đó có buphanin, lycorin, haemanthin, coccinin, menthidin, menthin, montanin, natalensin, tazettin và distichin.