Go Back

Report Abuse

218. He

Hẹ

0 (0 Reviews)

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Cứu thái, Nén tàu, Dã cửu, Phác cát ngàn (Thái), Khởi dương thảo
Tên địa phương
Hẹ
Tên tiếng Anh
Fragrant-flowered garlic, Chinese chives
Tên khoa học
Allium tuberosum Rottl. ex Spreng, 1825
Tên đồng nghĩa
"Allium argyi H.Lév.
Allium clarkei Hook. f. Allium roxburghii Kunth
Allium sulvia Buch.-Ham. ex D.Don
Allium tricoccum Blanco
Allium tuberosum f. yezoense (Nakai) M.Hiroe
Allium uliginosum G.Don
Allium yesoense Nakai
Allium yezoense Nakai
Nothoscordum sulvia (Buch.-Ham. ex D.Don) Kunth"

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Hành
Họ
Hành
Bộ
Măng tây
Lớp
Một lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Hẹ có nguồn gốc hoang dại ở vùng Trung và Bắc Á, được người Trung Quốc đưa về trồng khoảng 200 năm trước Công nguyên
Phân bố
Cây có sự phân bố rộng rãi hầu như đều có thể tìm thấy ở 09 đơn vị hành chính của tỉnh Cà Mau
Sinh cảnh
Cây được các chuyên gia và người dân trồng trong vườn thuốc nam để làm thuốc, và trồng trong vườn nhà, ven đường đi, ven sông
Cách trồng
"Hẹ có thể được trồng bằng thân hoặc hạt.
Trồng bằng thân: Chọn kỹ các nhánh củ khỏe, chuẩn bị đất trồng tơi xốp cho vào trong dụng cụ trồng. Trồng từng nhánh hẹ vào đất cách nhau 8 - 10cm, lấp đất vừa kín nhánh, dùng tay ấn đất cho chặt, sau đó phủ rơm rạ mục, tưới nước. Sau 5 - 7 ngày nhánh hẹ sẽ mọc mầm.
Trồng bằng hạt: Hạt cây hẹ trước khi gieo nên xử lý bằng cách ngâm vào nước ấm 35 - 37 độ C (hoặc pha nước theo tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh trong 4 - 5 giờ). Sau khi gieo rải nhẹ một lớp đất mặt, ủ một lớp rơm rạ mỏng lên trên, tưới đủ ẩm. Sau khi cây hẹ mọc 5 - 10 ngày nên bón thêm urê. Khi cây hẹ cao 10 - 15cm thì nhổ mang đi trồng."

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Hẹ là cây sống nhiều năm
Dạng cây
Hẹ là cây thân cỏ
Chiều cao
Cây cao từ 20- 50cm
Thân cây
Thân khí sinh cấu tạo từ nhiều bẹ lá hình vòng liên tục ôm lấy 2 lõi bên trong. Mỗi bẹ lá có phần rộng mang các bó mạch xếp thành một hàng và phần hẹp hơn có các bó mạch kém phát triển. Biểu bì ngoài có hình đa giác, lớp cutin khá dày, to hơn hẳn so với biểu bì trong. Biểu bì trong hình chữ nhật, bị ép dẹp, cutin mỏng. Mỗi bó mạch có từ 1-6 mạch, phân hóa ly tâm, libe chồng lên gỗ, xung quanh có thể có vòng mô cứng. Mô mềm khuyết. Trong vùng mô mềm, có một số tế bào tròn bắt màu xanh dày mỏng khác nhau. Các bẹ lá sẽ xếp xen kẽ với nhau để phần rộng của bẹ lá này tiếp xúc với bên hẹp của bẹ lá kia. Phần lõi thân gồm 2 mảnh úp vào nhau, có kích thước không bằng nhau, biểu bì hình đa giác, cutin dày, có nhiều lỗ khí. Mỗi mảnh của lõi đều có các bó libe gỗ kiểu chồng xếp thành 1 vòng, gỗ phân hóa ly tâm, các bó phía trong thường nhỏ hơn các bó phía ngoài. Libe chồng lên gỗ, ít thấy vòng mô cứng chung quanh. Mô mềm khuyết
Lá mặt trên lõm, mặt dưới lồi, thuôn dài hai bên. Biểu bì hình đa giác, cutin dày, có thể gặp cutin lồi rải rác, nhiều lỗ khí ở cả 2 mặt. Nhiều bó mạch xếp trên 2 hàng: hàng trên gỗ ở phía dưới, hàng dưới gỗ ở phía trên, các bó nằm gần biểu bì dưới to hơn các bó nằm gần biểu bì trên (hay các bó dẫn xếp thành một vòng, gỗ ở trong, libe ở ngoài). libe chồng lên gỗ, ít thấy vòng mô cứng chung quanh. Mô mềm khuyết
Cụm hoa
Cụm hoa là tán giả trên trục cụm hoa thẳng đứng dài 30-50 cm. Lá bắc tổng bao dạng mo, mỏng, xẻ 1 bên hoặc xẻ 2-3 mảnh, ngắn hơn cụm hoa, khô xác và tồn tại. Trên cụm hoa có 20-33 hoa, đính thành 3-5 vòng
Hoa lượng tính
Hoa nhỏ, nụ hình 3 cạnh, màu trắng, đều, lưỡng tính; cuống hoa dài 1-2,5 cm, gốc có lá bắc nhỏ. Bao hoa 6 phiến, hình trứng hoặc trứng ngược, dài 4-5 mm, rộng 2,5-3 mm, rời nhau hoặc dính nhau rất ít ở đáy, xếp trên 2 vòng; mỗi phiến có 1 gân giữa màu xanh ở bên ngoài. Nhị 6, rời nếu bao hoa rời; trường hợp hoa có bao hoa dính nhau thì gốc chỉ nhị hợp và dính với bao hoa. Chỉ nhị dài 2-2,5 mm; bao phấn khi hoa chưa nở có màu xanh, sau khi đã nở có màu vàng, 2 ô, nứt dọc, hướng trong, đính đáy. Hạt phấn hình bầu dục hay chữ nhật, có rãnh dọc ở giữa, kích thước 32,5- 42,5 μm. Bầu trên, hình chùy ngược, có 3 thùy, giữa mỗi thùy có rãnh dọc. Mặt ngoài có những nốt nhỏ, 3 ô, mỗi ô 2 noãn, đính noãn trung trụ; 1 vòi nhụy rất ngắn màu trắng; đầu nhụy không rõ
Quả
Qủa nang hình trái xoan ngược chia ra 3 mảnh
Hạt
Hạt nhỏ màu đen
Sinh học
Hẹ ưa mát mẻ, sinh sống và phát triển tốt ở nhiệt độ 20 – 25 độ C và cần được trồng nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Hẹ ưa phát triển ở đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ, tốt nhất là đất thịt, thịt pha cát, đất phải chủ động được hệ thống tưới và tiêu nước tốt
Mùa hoa
Tháng 7 đến 9
Mùa quả
Tháng 10 đến 11

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Thân hành chứa aliin, methylaliin; lá chứa hợp chất sulfit, linalol. Trong 100 g phần ăn được của hẹ có nước 93 g, protein 2,1 g, chất béo 0,1 g, carbohydrat 2,8 g, chất xơ 0,9 g, tro 1 g, caroten 4 mg và vitamin C 25 mg. Các đường fructose, glucose, galactose và sucrose. Phân đoạn bay hơi có 36 chất, trong đó có 20 hợp chất sulfit. Hẹ còn chứa N-p. coumaryol tyramin, bis (p. hydroxyphenyl) ether và odorin

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
"Hạt có vị cay, ngọt, tính ấm
Rau hẹ có vị cay dắng."
Khái quát chung công dụng
Chữa lưng gối đau tê mỏi, phụ nữ khí hư, đàn ông di mộng tinh, ho
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Lá và hạt
Thời gian thu hoạch
Việc thu hái cũng có thể diễn ra quanh năm. Người thu hoạch cần chọn những cây hẹ còn xanh tươi, vừa ra hoa. Không nên chọn hái cây hẹ quá già.
Tác dụng dược lý
Hạt có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hòa tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết. Rau hẹ có dụng cầm máu, vít tinh.
Chế biến
Sau khi thu hái, nên để hẹ vào chỗ khô ráo, thoáng mát. Tránh để hẹ ở nơi quá ẩm ướt hoặc dưới ánh nắng mặt trời.

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Lá cây
Cổ họng khó nuốt: dùng 12-24g lá Hẹ giã tươi láy nước uống.
Hạt
Dùng để chữa chứng mộng tinh, di tinh, đái ra huyết, lưng gối mỏi, tê và chứng đàn bà bạch đới và ỉa chảy

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Chữa hen suyễn: Lá hẹ 50 g sắc với 200 ml nước còn 50 ml. Uống trong ngày

Bài thuốc độc vị 2

Chữa viêm tai giữa: Gĩa hẹ tươi lấy nước nhỏ tai.

Bài thuốc độc vị 3

Bài thuốc độc vị 3
Chữa ho trẻ em: Lá hẹ hấp với đường đặt trong nồi cơm hoặc đu cách thủy lấy nước cho uống.

Bài thuốc độc vị 4

Chữa yết hầu sưng đau: Hẹ toàn cây một nấm muối một cục đâm vắt lấy nước nuốt lần lần

Bài thuốc độc vị 5

Trị giun kim: sắc lá hẹ hoặc rễ hẹ lấy nước uống

Bài thuốc độc vị 6

Chữa hen suyễn nguy cấp: Lấy một năm lá hẹ sắc uống.

Bài thuốc độc vị 7

Trị côn trùng chui vào tai: Lấy một nắm lá hẹ rửa sạch giã nát, vắt lấy nước cốt nhỏ vào tai có côn trùng, côn trùng sẽ tự bò ra.

Bài thuốc độc vị 8

Chữa đau răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.

Bài thuốc độc vị 9

Chữa chứng táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ. Mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần.

Bài thuốc độc vị 10

Trị mụn, làm đẹp da: Lấy rau hẹ tươi, rửa sạch hẹ, nghiền nát, rửa sạch mặt, vùng da bị mụn, đắp hẹ lên mặt, để khô trong vòng 30 phút. Rửa mặt lại với nước ấm. Thường xuyên đắp hẹ và ăn rau hẹ tươi giúp da giảm mụn rõ rệt và cải thiện tình trạng khô da. Hẹ giúp da mịn màng và hồng hào hơn.

Bài thuốc độc vị 11

Giúp nhuận tràng: Lấy hạt hẹ rửa sạch hạt hẹ, để cho ráo nước. Rang vàng hạt hẹ trên chảo nóng, sau đó giã nhỏ. Hòa 5g hạt hẹ rang vàng với nước sôi để uống. Mỗi ngày uống 3 lần, dùng trong 10 ngày. Bài thuốc này có tác dụng chữa chứng táo bón, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.

Bài thuốc đa vị 1

Chữa ho trẻ em: Lá hẹ 15 g, hoa đu đủ đực 15 g, hạt chanh 20 hạt. Tấ cả dùng tươi, cho vào bát sạch, giã nát, thêm đường và 10 ml nước. Đem hấp chín để nguội, cho trẻ em uống làm 3 lần trong ngày. Dùng 3-4 ngày liên tục. Hoặc lấy lá hẹ 15 g phối hợp với lá dâu non 10 g, cách làm và dùng như trên

Bài thuốc đa vị 2

Chữa ho trẻ em có nhiều đờm: Dùng 10 g lá hẹ thái nhỏ, 10 g cánh hoa hồng bạch, 20 g đường phèn hoặc đường trắng; tất cả cho vào bát nhỏ bịt lá chuối hấp trong nồi cơm hoặc đun cách thủy sôi 10 phút. Gạn lấy nước cho trẻ uống làm nhiều lần trong ngày (Vụ Y học cổ truyền, 2005)

Bài thuốc đa vị 3

Chữa di tinh: Hạt hẹ và gạo nếp, hai thứ đều nhau, hiệp chung nấu cháo nhừ, phơi sương một đêm awnlucs sáng sớm, ăn luôn một lúc. Hoặc dùng hạt hẹ ăn mỗi ngay hạt lúc đói với nước muối mặn mặn hoặc chưng chin ăn (Võ Văn Chi, 2012)

Bài thuốc đa vị 4

Chữa sản hậu chóng mặt bất tỉnh: Củ hẹ, Hành tăm, đều 12g, đâm nát hòa ít giấm, để lên cục gạch nướng đỏ, xông hơi (Võ Văn Chi, 2012)

Bài thuốc đa vị 5

"Chữa ho, trị cơn suyễn, đờm nhiều, khó thở:
Đối với người lớn: Lấy một nắm lá hẹ, giã nát, vắt lấy nước, thêm vào vài hạt muối uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml.
Đối với trẻ em: Lấy một nắm lá hẹ cắt nhỏ, cho thêm đường phèn vào cùng một bát, tiếp đó cho bát vào nồi cơm hấp chín hoặc hoặc đun cách thuỷ. Cho trẻ uống trong từ 2 – 3 lần/ ngày."

Bài thuốc đa vị 6

Chữa mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy, chín mé: Lấy củ hẹ sao tồn tính, nghiền mịn sau khi sao và trộn với mỡ lợn để dùng bôi vào chỗ lở ngứa hay đắp lên mụn nhọt. Rôm sảy: Lấy khoảng 60g rễ hẹ sắc lấy nước uống.

Bài thuốc đa vị 7

Chữa cảm mạo, ho do lạnh: Dùng 250g hẹ, 25g gừng tươi, cho thêm ít đường, hấp chín, ăn cái, uống nước.

Bài thuốc đa vị 8

Chữa ra mồ hôi trộm: Lấy 200g lá hẹ tươi, 100g thịt rắn. Hấp chín cả lá hẹ và thịt rắn, thêm muối vừa đủ và ăn, nên sử dụng hàng ngày.

Bài thuốc đa vị 9

Chữa mỏi gối, ăn uống kém, đau lưng: Dùng 20g hẹ, 90g gạo, nấu cháo ăn nóng 2 lần mỗi ngày. Bài thuốc này còn có được sử dụng để chữa ăn uống kém, phân sống nát, đau lưng, gối mỏi, chân tay lạnh.

Bài thuốc đa vị 10

Chữa ợ chua: Dùng nước ép lá hẹ 60ml hòa với 250ml sữa bò và 15ml nước gừng tươi, đun sôi, uống nóng. Với trẻ em bị giun kim, ra mồ hôi trộm lấy 30g lá hẹ ép lấy nước uống hoặc dùng làm rau ăn trong ngày.

Bài thuốc đa vị 11

Chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng, bệnh ung thư thực quản, ung thư dạ dày thuộc thể tỳ vị hư hàn: Lấy 250g lá hẹ tươi, củ gừng tươi 30g rửa sạch, giã nát, ép lấy nước, hòa với 250ml sữa tươi, đun sôi rồi uống từ từ.

Bài thuốc đa vị 12

Chữa chứng đái dầm ở trẻ em: Nấu cháo gạo 50g, dùng 25g rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.

Bài thuốc đa vị 13

Chữa trĩ sưng đau: Một nắm to lá hẹ cho vào nồi đất cùng với nước, dùng lá chuối bịt kín nồi, đun đến khi sôi thì nhấc xuống, chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi bay lên thì đổ hẹ ra chậu ngâm rửa hậu môn.

Bài thuốc đa vị 14

Chữa tiểu nhiều lần vào ban đêm: Lá hẹ, dây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử (mỗi vị 40g), đem phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g. Ngày uống 2 lần với nước ấm.

Bài thuốc đa vị 15

Bổ mắt: Chuẩn bị: 150g lá hẹ, 150g gan dê. Rửa sạch lá hẹ, thái khúc cho vừa ăn. Rửa sạch gan dê, thái mỏng, ướp gia vị. Xào gan dê với rau hẹ, xào bằng lửa lớn. Khi món ăn đã chín, nêm thêm ít gia vị cho vừa ăn, bày ra đĩa. Ăn món ăn gan dê xào rau hẹ này với cơm trong vòng 10 ngày. Món ăn giúp mắt khỏe hơn, thị lực cải thiện hơn.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
"Không thể phủ nhận các lợi ích của hẹ mang lại cho sức khỏe người dùng và các tác dụng điều trị bệnh của hẹ. Tuy nhiên, khi dùng vị thuốc này, người dùng cần lưu ý những điều sau:
Người dùng cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng điều trị bệnh bằng các bài thuốc từ cây hẹ;
Ăn quá nhiều hẹ có thể gây ra một số tác dụng phụ như bốc hỏa, âm suy, bứt rứt;
Không nên ăn hẹ vào mùa hè;
Rau hẹ kiêng kỵ với mật ong và thịt trâu. Do đó, không chế biến rau hẹ cùng với các loại thực phẩm này;
Các bài thuốc từ rau hẹ chỉ có tính chất hỗ trợ trị bệnh, không có hiệu quả ngay lập tức. Do đó, người dùng không nên bỏ dùng thuốc Tây. Khi có ý định ngưng sử dụng thuốc Tây, bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa."