Go Back

Report Abuse

217. Hạnh 1

Hạnh

0 (0 Reviews)

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Tắc, Quất, Kim quất.
Tên địa phương
Hạnh
Tên tiếng Anh
Round Kumquat, Cumquats
Tên khoa học
Citrus japonica Thunb., 1780
Tên đồng nghĩa
"Atalantia hindsii (Champ. ex Benth.) Oliv.
× Citrofortunella madurensis (Lour.) D.Rivera & al.
Citrus × aurantium var. globifera Engl.
Citrus × aurantium var. japonica (Thunb.) Hook.f.
Citrus × aurantium subsp. japonica (Thunb.) Engl.
Citrus aurantium var. japonica (Thunb.) Hook.
Citrus × aurantium var. olivicormis Risso ex Loisel.
Citrus aurantium var. oliviformis Risso ex Loisel.
Citrus erythrocarpa Hayata
Citrus hindsii (Champ. ex Benth.) Govaerts
Citrus inermis Roxb.
Citrus japonica var. fructu-elliptica Siebold & Zucc.
Citrus japonica var. madurensis (Lour.) Guillaumin
Citrus japonica var. margarita (Lour.) Guillaumin
Citrus kinokuni Yu.Tanaka
Citrus madurensis Lour.
Citrus margarita Lour.
Citrus microcarpa Bunge
Citrus nobilis var. inermis (Roxb.) Sagot
Fortunella bawangica C.C.Huang
Fortunella chintou (Swingle) C.C. Huang
Fortunella crassifolia Swingle
Fortunella hindsii (Champ. ex Benth.) Swingle
Fortunella hindsii var. chintou Swingle
Fortunella japonica (Thunb.) Swingle
Fortunella margarita (Lour.) Swingle
Fortunella obovata Tanaka
Sclerostylis hindsii Champ. ex Benth.
Sclerostylis venosa Champ. ex Benth."

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Cam chanh
Họ
Cam quýt
Bộ
Bồ hòn
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Gốc ở Trung Quốc và Nhật Bản
Phân bố
Ngoại trừ Thành phố Cà Mau cây đều được tìm thấy tại các huyện khác của tỉnh CÀ Mau
Sinh cảnh
Hạnh được các chuyên gia và người dân trồng trong vườn thuốc nam để làm thuốc, và trồng trong vườn nhà, ven đường đi, ven sông
Cách trồng
Cây có thể nhân giống bằng nhiều cách như gieo hạt, giâm cành hoặc chiết cành, trong đó phương pháp giâm cành hoặc chiết được ưa chuộng hơn vì tỉ lệ sống cao, sinh trưởng nhanh.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây lâu năm
Dạng cây
Cây gỗ nhỏ
Chiều cao
Cây cao cỡ 1m – 1,5m
Thân cây
Thân dẻo màu xanh xám
Cành nhánh
Cành lá sum suê; lá đơn mọc so le, màu lục sẫm bóng; hình trái xoan hay tròn dài, cuống có cánh rất nhỏ, dày và cứng
Cuốn lá
Cuống có cánh rất nhỏ, dày và cứng
Lá đơn hình bầu dục, màu xanh thẫm
Hoa lượng tính
Hoa thường đơn độc, nở xòe 5 cánh màu trắng tươi, rất thơm, chùm nhụy rất ngắn. Hoa đậu thành quả hình cầu
Quả
Quả nhỏ hình cầu, rộng 1,5-3,5cm, màu vàng da cam bóng, có 5-6 múi, nạc chua; hạt có màu xanh.
Hạt
Hạt có màu xanh.
Sinh học
Cây có tốc độ sinh trưởng trung bình. Cây có thể trồng ở nhiệt độ từ 12 – 39oC, trong đó nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23 – 29oC. Nhiệt độ thấp hơn 12oC và cao hơn 40oC cây ngừng sinh trưởng. Ở những vùng vào mùa hè nóng nhiệt độ trên 40oC, cây dễ bị khô héo và rụng lá...Lượng mưa hàng năm cần cho cây ít nhất là 875mm trong trường hợp không tưới. Cây Tắc không ưa ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp 10.000 – 15.000 lux (tương đương với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều trong ngày mùa hè).
Mùi hương
Toàn cây có tinh dầu thơm.
Mùa hoa
Tháng 12 đến tháng 3 năm sau.
Mùa quả
Tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Quả rất giàu chất pectin. Còn có vitamin C với tỷ lệ 0,13-0,24mg%, dịch quả có đường, acid hữu cơ, có tinh dầu 0,21%.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Quả quất vị ngọt chua, tính ấm, vào các kinh phế, vị, can.
Khái quát chung công dụng
Chứng ách nghịch, giúp sức tiêu hoá cho dạ dày, gan uất kết, tỳ vị yếu hèn, lại trừ được đờm tích và chữa ẩu thổ.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Quả
Thời gian thu hoạch
Thu hoạch vào đầu mùa xuân.
Tác dụng dược lý
Hóa đảm, trị ho, giải uất, tiêu thực, giải rượu. Hạt quất có tác dụng giảm ho, cầm máu, chống nôn, lá quất có nhiều tinh dầu, có tác dụng chữa cảm mạo phong hàn rất tốt.
Chế biến
Dùng tươi.

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Quả (trái)
"Si rô tắc kích thích tiêu hóa: Để làm si rô tắc, cần 1 kg quả tắc và 2 kg đường. Với quả tắc chín (hoặc vừa chín tới đều được), lặt bỏ cuống, đem rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó, dùng kim châm sâu vào mỗi quả tắc khoảng 5 – 6 lỗ rồi cho vào keo, cứ một lớp tắc thì một lớp đường và đậy kín trong một tuần. Si rô tắc có màu vàng, vị ngọt chua và có hương thơm đặc trưng.
Mỗi lần dùng, có thể múc một hoặc hai muỗng tắc, pha với nước rồi uống (uống lạnh sẽ ngon hơn) (3)."
Hạt
Hạt tắc điều trị nôn ra máu
Tinh dầu
Trong vỏ của quất, cam, quýt có chất tinh dầu giúp ngăn ngừa phát sinh ung thư gan, thực quản, đại tràng, da... Các nhà khoa học Nhật Bản cho biết, ăn quất cả vỏ sẽ cho vitamin C, chất xơ rất có lợi cho tiêu hóa và hạ được cholesterol, làm vững chắc thành mạch, chữa bệnh tăng huyết áp.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Chữa Cảm mạo: Lá quất 30g, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, hòa đường vừa đủ, uống lúc nóng.

Bài thuốc độc vị 2

Chữa Nôn mửa: Vỏ quất, gừng tươi, đất nung mỗi thứ 9g, sắc uống.

Bài thuốc độc vị 3

Chữa Nghẹn: Vỏ quất 20g, sấy khô, tán thành bột, sắc uống nóng.

Bài thuốc độc vị 4

Sa nang sưng đau: Rễ quất 15 - 16g, sắc uống.

Bài thuốc độc vị 5

Chữa Ho nhiều đờm: Quất 5 quả, đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy, ngày ăn 2 lần, liền trong 3 ngày.

Bài thuốc độc vị 6

Ho gà trẻ em: Quất 10g, gừng tươi 6g, thiên trúc hoàng 6g, sắc uống mỗi ngày 1 lần.

Bài thuốc độc vị 7

Ho do phế nhiệt: Dùng quả quất với củ cải ép lấy nước uống.

Bài thuốc độc vị 8

An thần giảm ho: Quất 2 quả (bỏ vỏ, hạt, vách múi), bột ngó sen một ít, đường 100g, một ít hoa quế, nấu chè ăn.

Bài thuốc độc vị 9

Chữa ho lâu ngày không khỏi: Hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, thêm 20g đường phèn hấp cơm, uống 2 - 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 - 10ml (1 thìa café).

Bài thuốc độc vị 10

Chữa nôn ra máu: Hạt quất 20g, bóc bỏ vỏ lấy nhân, sao vàng, giã nhỏ, sắc lấy nước uống 2 lần/1 ngày. Cần chú ý tránh nhầm lẫn giữa hạt quất và hạt quýt (y học cổ truyền gọi là quất hạch).

Bài thuốc độc vị 11

Điều trị nôn ra máu: Lấy hạt tắc (khoảng một chén nhỏ, loại chén dầm nước mắm), tách bỏ vỏ, sau đó lấy nhân hạt sao lên cho chín vàng và giã nát. Sau đó, tiếp tục lấy bột này sắc trong 400 ml nước, sắc đến khi còn 100 ml nước thì chia thành 3 – 4 lần uống trong ngày (3).

Bài thuốc độc vị 12

Trị nghẹn và bài trừ độc tố trong gan: Nếu bị nghẹn, có thể lấy khoảng 20 g vỏ quả tắc (đã phơi khô), sau đó tán thành bột và sắc lấy nước uống (lưu ý uống lúc còn ấm nóng).

Bài thuốc đa vị 2

Nước giải khát có tác dụng bổ, dễ tiêu: Quả quất chín 1kg rửa sạch, để ráo nước. Dùng kim sạch châm sâu vào quả 5 - 6 lỗ rồi cho vào lọ rộng miệng cùng với đường kính 2kg; cứ một lớp quất lại một lớp đường. Đậy kín, để trong 7 ngày, được dịch quất đường (sirô quất) màu vàng mùi thơm. Khi dùng, lấy 1 - 2 thìa to sirô này pha với 150ml được đun sôi để nguội. Khuấy đều rồi uống.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
"Không nên dùng quá nhiều tắc và không dùng vào lúc đói (vì sẽ bị sót ruột, làm hại dạ dày…).
Không nên uống nước tắc ngay sau bữa ăn mà nên cách một khoảng thời gian vì nước tắc có thể cản trở quá trình làm việc của dạ dày.
Những người bị loét dạ dày, táo bón, sỏi thận, tiểu đường… không nên dùng quả tắc:
Cần lưu ý phân biệt cây tắc (kim quất) với cây quýt (hoàng quất, cam quất), cũng là một vị thuốc trong y học cổ truyền (vỏ quýt là các vị thanh bì, trần bì).
Vào dịp Tết, những cây tắc (cây quất) sum suê quả được bày bán rất nhiều. Tuy nhiên, những quả tắc này hầu như đều được phun thuốc để quả to đẹp và lâu rụng. Vì vậy, mọi người không nên tận dụng những quả này mà nên dùng ở những lứa quả tiếp theo."