Gòn

Report Abuse

211. Gon
0 0 Reviews

Gòn

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Gòn ta; Gòn, Bông gòn, Bông gạo
Tên địa phương
Gòn
Tên tiếng Anh
Java cotton, Java kapok, Silk-cotton, Samauma
Tên khoa học
Ceiba pentandra (L.) Gaertn., 1791
Tên đồng nghĩa
"Bombax cumanense Kunth
Bombax guineense Schum. & Thonn.
Bombax guineensis Schumach.
Bombax inerme L.
Bombax mompoxense Kunth
Bombax orientale Spreng.
Bombax pentandrum L.
Bombax pentandrum Jacq.
Ceiba caribaea (DC.) A.Chev.
Ceiba casearia Medik. [Illegitimate]
Ceiba guineensis (Schumach.) A.Chev.
Ceiba guineensis var. ampla A.Chev.
Ceiba guineensis var. clausa A.Chev.
Ceiba occidentalis (Spreng.) Burkill
Ceiba pentandra f. albolana Ulbr.
Ceiba pentandra var. caribaea (DC.) Bakh.
Ceiba pentandra var. clausa Ulbr.
Ceiba pentandra var. dehiscens Ulbr.
Ceiba pentandra f. grisea Ulbr.
Ceiba pentandra var. indica Bakh.
Ceiba thonnerii A. Chev.
Ceiba thonningii A.Chev.
Eriodendron anfractuosum var. africanum DC.
Eriodendron anfractuosum var. caribaeum DC.
Eriodendron anfractuosum var. guianense Sagot
Eriodendron anfractuosum var. indicum DC.
Eriodendron caribaeum G.Don
Eriodendron caribaeum G. Don ex Loud.
Eriodendron guineense G. Don ex Loud.
Eriodendron occidentale (Spreng.) G.Don
Eriodendron orientale Kostel.
Eriodendron pentandrum (L.) Kurz
Gossampinus alba Buch.-Ham.
Gossampinus rumphii Schott & Endl.
Xylon pentandrum (L.) Kuntze"

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Bông gòn
Họ
Cẩm quỳ
Bộ
Cẩm quỳ, Bông
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc ở México, Trung Mỹ, Caribe, miền bắc Nam Mỹ và khu vực nhiệt đới miền tây Châu Phi
Phân bố
Ngoại trừ Thành phố Cà Mau cây đều được tìm thấy tại các huyện khác của tỉnh CÀ Mau
Sinh cảnh
Cây được người dân và các chuyên gia trồng làm thuốc trong vườn nhà, vườn thuốc nam và ven đường, ven mương, ven ao, ven sông bên cạnh đó cây củng có khả năng mọc tự nhiên ở ven đường đi, ven ao và trong vườn nhà
Cách trồng
Cây Gòn được trồng bằng hạt. Đất sau khi làm cỏ, cày bừa, người ta tiến hành rạch hàng để bón phân lót và gieo hạt Gòn. Vùng nào đất tơi xốp hoặc tranh thủ thời vụ thì chỉ cần cắt bỏ cây trồng trước sau đó cuốc hốc hoặc chọc lỗ bỏ hạt. Chú ý gieo thẳng hàng để dễ dàng chăm sóc và thu hoạch sau này. Tiến hành gieo khi đất đang còn ẩm. Gieo mỗi hốc 1-2 hạt, tốt nhất là gieo xen kẽ 2 hạt – 1 hạt – 2 hạt,…/hốc, khi cây bông có 2-3 lá thật nhổ tỉa chỉ để 1 cây/hốc. Lấp đất nhỏ, mịn, dày 3-4cm, nơi khô hạn thì lấp dày 5-7cm. Sau khi gieo xong có thể phun thuốc trừ cỏ Dual 720 EC với liều lượng 1,5-2 lít/ha.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Cây thân gỗ
Chiều cao
Cây cao từ 15 – 17m
Đường kính
Cây đường kính 20 – 35cm
Rể
Rễ của cây gạo phát triển mạnh, ăn sâu vào trong lòng đất và có độ bám khỏe.
Vỏ cây
Vỏ thân màu lục thịt nhiều sơ
Thân cây
Thân tròn thẳng, thân cây lúc còn non có gai hình nón.
Lá kép lông chim, mỗi lá gồm khoảng 5 – 8 lá chét có phiến hình trứng dài hoặc hình mác. Lá chét rộng 4 – 5cm, dài 9 – 15cm, thường rụng sớm
Hoa lượng tính
Hoa màu trắng hoặc màu hống, thường mọc đơn độc hay thành cụm không có cuống. Cánh đài hợp ở gốc dạng đấu, trên chia 5 thùy không đều. Cánh tràng 5 hình trái xoan dài, dài 2,5cm mặt ngoài có lông màu trắng. Nhị ít dính lại với nhau ở gốc trên chia thành 5 bó. Bầu thượng 5 ô mỗi ô có nhiều noãn.
Quả
Quả nang hóa gỗ, dài 15cm đường kính 3 – 4cm hình trứng trái xoan, đầu tròn thõng xuống, khi chín nứt thành 5 mảnh. Phía trong vỏ quả có nhiều lông
Hạt
Hạt của cây có hình trứng, bên ngoài được phủ lông màu trắng mịn.
Sinh học
Cây thuộc loài cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh mọc tốt trên đất xấu, ẩm thoát nước. Trồng bằng hạt dễ dàng sau 3 – 4 năm có thể cho quả. Khả năng đâm trồi mạnh. Mùa hoa tháng 3 – 4 cùng lúc ra lá non. Mùa quả tháng 8 – 9.
Mùa hoa
Tháng 1 đến 3
Mùa quả
Tháng 3 đến 4

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Thân cây chứa gôm. Hạt có thành phần giống hạt bông nhưng chỉ có ít hoặc không có gossypol. Trong hạt Gòn có 20-25% dầu, 22,5-31,6% protein, 15-26% các este. Trong dầu hạt có các acid oleic, palmitic, stearic, acid béo rắn, acid béo lỏng, phytosterin, pentosan. Dầu này có màu vàng sáng hay màu lục, không mùi, có vị giống dầu lạc, nửa đặc.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
"Vỏ của cây gạo có vị đắng, tính mát.
Hoa có vị chát đắng, hơi ngọt, tính mát.
Rễ có vị đắng, tính mát."
Khái quát chung công dụng
ệnh về đường tiết niệu, về thận, phổi, đau ngực, ho, lỵ, ỉa chảy, bệnh về khớp, sốt rét, phù toàn thân (Vỏ). Lá non làm thuốc lợi sữa. Lá giã nấu nước gội đầu. Rễ chữa bọ cạp cắn, đái đường, sốt vát, lỵ
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Vỏ cây, gôm, chồi non, lá, rễ cây, dịch rễ, quả non, hạt chưa bóc vỏ.
Thời gian thu hoạch
Thường thu hái quanh năm nhưng nếu muốn dùng hoa phải đợi đến mùa
Tác dụng dược lý
- Vỏ cây có tác dụng lợi tiểu, làm săn da, hạ nhiệt; lại có tác dụng gây nôn, kích dục và cũng như vỏ gạo có tính chất làm giảm đau và hồi phục thần kinh khi bị viêm các loại rễ thần kinh.
Gôm nhựa của cây bổ, gây khát, làm săn da và nhuận tràng.
Lá non làm dịu, lợi sữa. Rễ lợi tiểu. Quả chưa chín làm săn da, làm thuốc nhầy dịu.
- Vỏ cây thường dùng sắc uống chữa bệnh về cơ quan tiết niệu, bệnh về thận, bệnh về phổi, đau ngực, ho, lỵ, ỉa chảy, nhất là ỉa chảy thành từng thỏi dài, từng đoạn trông như albumin.
- Rễ Gòn dùng trị bò cạp đốt, cũng dùng sắc uống trị sốt rét, lỵ mạn tính, ỉa chảy, cổ trướng và phù toàn thân. Dịch rễ dùng trị đái đường.
Chế biến
Các bộ phận của bông gạo thường được dùng tươi. Tuy nhiên với vỏ của cây có thể cạo bỏ vỏ thô và gai ở bên ngoài, sau đó thái nhỏ và đem sấy/ phơi khô rồi dùng dần.

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Vỏ cây
Vỏ gạo có tác dụng tiêu sưng, lợi tiểu và gây nôn, được dùng để bó xương gãy, cầm máu vết thương, trị tiểu tiện khó và bệnh lậu.
Lá cây
Lá non làm dịu, lợi sữa
Hoa
Hoa có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, làm se, giải độc và thông huyết. Được dùng để trị các bệnh ngoài da, kiết lỵ, ỉa chảy.
Quả (trái)
Quả chưa chín làm săn da, làm thuốc nhầy dịu.
Rễ
Lợi tiểu
Nhựa
Gôm nhựa của cây bổ, gây khát, làm săn da và nhuận tràng.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Trị đau nhức chân răng: Lấy vỏ thân cây Gòn 15 – 20g sắc lấy nước, sau đó ngậm và nhổ ra.

Bài thuốc độc vị 2

Trị kiết lỵ, tiêu chảy: Lấy 20 – 30g hoa Gòn, sao vàng, sắc uống mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc độc vị 3

Giúp thông tiện, làm mát người, thích hợp với người mắc bệnh lậu: Lấy nhựa cây Gòn 4 – 10g sắc uống.

Bài thuốc độc vị 4

Trị viêm khí phế quản cấp tính: Lấy rễ Gòn 30g, sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc độc vị 5

Trị mụn nhọt sưng tấy: Lấy hoa Gòn tươi, rửa sạch, để ráo nước và giã nát, sau đó đắp vào vùng da cần điều trị. Thực hiện từ 1 – 2 lần/ ngày cho đến khi da lành hẳn.

Bài thuốc độc vị 6

Trị viêm loét dạ dày: Lấy vỏ thân/ rễ/ hoa Gòn 15 – 30g, sắc uống hằng ngày.

Bài thuốc độc vị 7 Trị chứng sốt cao vào mùa hè ở trẻ nhỏ: Lấy hoa Gòn 6g, ắc kỹ lấy nước hòa thêm một ít đường phèn vào và chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Trị chứng sốt cao vào mùa hè ở trẻ nhỏ: Lấy hoa Gòn 6g, ắc kỹ lấy nước hòa thêm một ít đường phèn vào và chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Bài thuốc độc vị 8

Chữa đau gối và đau lưng mãn tính: Lấy rễ Gòn 60g, đem rửa sạch dược liệu, sau đó sắc với 500ml nước còn lại 250ml. Mỗi lần dùng 125ml, ngày dùng 2 lần liên tục trong vòng 10 ngày.

Bài thuốc độc vị 9

Trị táo bón: Lấy lá gòn tươi 10 – 20 lá, rửa sạch, sau đó vò nát lá và nấu với một lượng nước vừa đủ. Dùng nước uống nhiều lần trong ngày.

Bài thuốc độc vị 10

Trị rong kinh, thiếu máu: Lấy hoa Gòn 30 – 50g (sao khô qua 3 nắng rồi khử thổ sẫm màu), sắc với 500ml nước, còn lại 100ml. Đem lọc lất bã, sắc lần 2 với 200ml nước lấy 50ml nước sắc. Hòa nước sắc và chia thành 5 lần uống trong ngày. Áp dụng bài thuốc từ 5 – 7 ngày.

Bài thuốc độc vị 11

Trị ho ra máu: Lấy nhựa cây Gòn 1 – 3g, sắc uống dùng hằng ngày.

Bài thuốc độc vị 12

Trị quai bị: Vỏ thân cây bông gòn 15g sắc uống, đồng thời nên giã nát và đắp ở ngoài 1 lần/ ngày.

Bài thuốc độc vị 13

Trị đau sưng vú sau khi sinh: Lấy vỏ thân cây Gòn 20g sắc uống, ngày dùng 1 thang. Áp dụng bài thuốc liên tục trong 3 – 5 ngày.

Bài thuốc độc vị 14

Trị viêm khí phế quản cấp tính: Lấy rễ Gòn 30g sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc độc vị 15

Giúp bổ máu, lưu thông khí huyết: Lấy hoa Gòn khô 15 – 20g đun lấy 1 lít nước dùng uống mỗi ngày.

Bài thuốc độc vị 16

Giúp lợi sữa: Lấy hạt cây bông gòn khô 10 – 12g sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc độc vị 17

Chữa ngứa vùng hậu môn – sinh dục: Lấy vỏ thân cây Gòn sắc lấy nước ngâm rửa vùng ngứa ngáy.

Bài thuốc độc vị 18

Trị chứng rối loạn tiêu hóa do ăn đồ lạnh, sống: Lấy hoa Gòn 30g, đem sắc với 550ml với lửa nhỏ cho đến khi còn 200ml. Sau đó chia nước sắc thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.

Bài thuốc độc vị 19

Trị bong gân: Lấy lá náng và vỏ thân cây bông gòn. Đem các vị rửa sạch, giã nát và băng vào vùng gân bị đau nhức. Thực hiện 2 lần/ ngày cho đến khi hết đau.

Bài thuốc đa vị 1

Trị chứng rối loạn tiêu hóa do ăn đồ lạnh, sống: Lấy Cỏ seo gà (phượng vĩ thảo), kim ngân hoa, hoa Gòn mỗi vị 15g. Cho dược liệu vào ấm và sắc với 550ml nước đun với lửa nhỏ còn 200ml, chia nước sắc thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.

Bài thuốc đa vị 2

Trị ho có đờm do phế nhiệt: Lấy Tang bạch bì 10g, rau diếp cá (ngư tinh thảo) và hoa Gòn mỗi vị 15g. Cho dược liệu vào ấm, thêm 750ml nước vào và sắc đặc lấy 250ml nước. Chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng liên tục bài thuốc trong vòng 5 ngày.

Bài thuốc đa vị 3

Trị bong gân: Lấy Lá lốt (sao vàng) 16g, vỏ cây Gòn (cạo lớp vỏ bên ngoài, sao với rượu) 16g. Đem sắc với 750ml nước với lửa nhỏ còn lại 250ml. Chia nước sắc thành 2 lần uống trong ngày, dùng bài thuốc liên tục trong vòng 3 ngày

Bài thuốc đa vị 4

Chữa sưng nề sau khi chấn thương: Dùng rễ cây bông gòn ngâm với rượu, sau đó xoa bên ngoài hoặc có thể giã nát và đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương.

Bài thuốc đa vị 5

Trị suy nhược cơ thể do lao động nặng nhọc: Lấy Bí đao và hoa Gòn mỗi vị 500g sao vàng hạ thổ, rồi sắc với 1 lít nước với lửa nhỏ còn 800ml. Mỗi lần dùng 200ml trước khi ăn 30 phút, ngày dùng 4 lần.

Bài thuốc đa vị 6

Chữa bong gân nhẹ: Chuẩn bị: Rau má tươi, vỏ cây bông gòn tươi, bông gòn tươi và vòi voi tươi các vị bằng lượng nhau. Dùng các vị rửa sạch, giá nát và đắp lên chỗ sưng đau.

Bài thuốc đa vị 7

Trị mụn ở tuổi dậy thì, viêm họng ho khan kèm đờm trắng, phụ nữ thân nhiệt nóng, gan nóng gây tiểu vàng: Chuẩn bị: Bí đao 1kg (cả vỏ và hạt), rau má 300g, hoa Gòn 500g và mía lau 500g. Đem rửa sạch, băm nhỏ các dược liệu sau đó đem sao khử thổ. Cho dược liệu vào ấm, sắc với 2 lít nước còn lại 1 lít. Lọc bỏ bã và sắc với 1 lít nước lấy 500ml. Trộn 2 lần nước sắc với nhau, thêm vào 5g nước cốt gừng tươi. Sử dụng uống nhiều lần trong ngày.

Bài thuốc đa vị 8

Trị đau dạ dày: Chuẩn bị: Rễ lưỡng phù trâm (hoàng lực) 6g, hoa Gòn 30g. Sắc uống ngày dùng 1 thang. Sử dụng bài thuốc liên tục trong vòng 3 – 4 tuần lễ.

Bài thuốc đa vị 9

Trị đau cơ, bong gân: Chuẩn bị: Lá bưởi bung tươi 50g và vỏ Gòn 30g. Ngoài ra có thể gia thêm lá xoan chồi, cúc tần và ngải cứu mỗi vị 30g, 1 lòng trắng trứng. Đem các vị thái nhỏ, giã nát và thêm đồng tiện vào trộn đều, đắp vào nơi đau nhức.

Bài thuốc đa vị 10

Trị đau mỏi do phong tê thấp: Chuẩn bị: Dây đau xương, thân cây bọt ếch và vỏ thân của cây bông gòn mỗi thứ 1kg, vỏ của cây lá đắng 2kg. Đem các dược liệu thái nhỏ, phơi khô và sắc với nước lấy 200ml cao lỏng. Sau đó thêm vào 100ml siro và 200ml rượu vào, hòa đều. Mỗi lần dùng 25ml, ngày dùng 2 lần.

Bài thuốc đa vị 11

Trị chứng nôn ra máu: Chuẩn bị: Thịt lợn nạc 100g và hoa Gòn 14 cái. Sơ chế nguyên liệu rồi nấu thành canh, dùng ăn hằng ngày.

Bài thuốc đa vị 12

Trị viêm dạ dày/ viêm ruột cấp, đại tiện ra máu, đi phân lỏng và nhiễm trực khuẩn lỵ: Lấy 60g hoa Gòn sắc kỹ, thêm một ít đường phèn hoặc mật ong vào và chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Bài thuốc đa vị 13

Trị chứng tiểu tiện không thông: Chuẩn bị: Hạ khô thảo, dây kim ngân mỗi vị 20g, nhựa của cây bông gòn 10g. Đem sắc với 750ml nước còn lại 300ml, chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.

Bài thuốc đa vị 14

Trị bệnh trĩ xuất huyết: Chuẩn bị: Hoa hòe 15g, quyết bá 10g và hoa Gòn 20g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc đa vị 15

Trị sưng viêm, đau nhức phần mềm sau khi chấn thương: Chuẩn bị: Củ nghệ vàng già 100g và vỏ thân cây Gòn 100g. Đem cạo bỏ vỏ ngoài của cây gạo, sau đó giã nát với nghệ. Rồi cho rượu và giấm thanh vào sao nóng, đắp lên nơi bị đau nhức.

Bài thuốc đa vị 16

Trị chứng yếu sinh lý và liệt dương ở nam giới: Chuẩn bị: Rễ Gòn khô 1kg, rượu 3 lít. Dùng ngâm trong vòng 1 tháng. Mỗi ngày dùng 2 – 3 ly nhỏ, sử dụng đều đặn trong thời gian dài.

Bài thuốc đa vị 17

Chữa sưng nề sau khi chấn thương: Dùng rễ cây bông gòn ngâm với rượu, sau đó xoa bên ngoài hoặc có thể giã nát và đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương.

Bài thuốc đa vị 18

Chữa sưng nề sau khi chấn thương: Chuẩn bị vỏ thân cây Gòn 100g (cạo vỏ ngoài, băm nhỏ), sau giã nát, cho thêm rượu và giấm thành vào, sao cho nóng rồi chườm lên chỗ phù nề.

Bài thuốc đa vị 19

Chữa sưng nề sau khi chấn thương: Dùng vỏ thân cây Gòn 100g (cạo vỏ ngoài, băm nhỏ), sau giã nát, cho thêm rượu và giấm thành vào, sao cho nóng rồi chườm lên chỗ phù nề.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Cây bông gòn (bông gạo) được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên nếu có các vấn đề sức khỏe đặc biệt (mang thai, tiểu đường, huyết áp thấp/ cao,…) nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu này.