Go Back

Report Abuse

187. Dinh lang rang (6)_Fotor

Đinh lăng răng

0 (0 Reviews)

THÔNG TIN CHUNG

Tên địa phương
Đinh lăng răng
Tên khoa học
Polyscias serrata Balf

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Đinh lăng
Phân họ
Cuồng cuồng
Họ
Ngũ gia bì
Bộ
Hoa tán
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Ấn Độ
Phân bố
Ngoại trừ huyện Trần Văn Thời cây đều được tìm thấy tại các huyện khác của tỉnh CÀ Mau
Sinh cảnh
Cây được người dân và các chuyên gia trồng làm thuốc trong vườn nhà, vườn thuốc nam và cũng được trồng trong chậu để làm kiểng
Cách trồng
Cây có khả năng tái sinh bằng cách giâm cành xuống đất, người ra thường cắt cây thành những đoạn ngắn khoảng 20cm rồi cắm xuống đất.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Cây gỗ nhỏ
Chiều cao
Cây cao 0,8 - 1,5
Rể
"Rễ cọc ăn sâu
xuống đất, có nhiều rễ phụ."
Thân cây
Thân gỗ phân nhánh từ gốc; thân già có màu nâu đường kính 4-6 cm, thân non màu xanh đậm, đường kính từ 0,8 - 1,2 cm, có đốm trắng nhỏ; bề mặt thân có nhiều nốt sần; có sẹo dạng nhẫn là vết tích của bẹ lá sau khi rụng.
Cuốn lá
Cuống lá dài 12 - 20 cm có bẹ lá dài 1,5-2 cm ôm lấy thân
Cây này có dáng lá xẻ như răng cưa.. Lá kép lông chim 2 lần dài 18-36 cm; cuống lá dài 12 - 20 cm có bẹ lá dài 1,5-2 cm ôm lấy thân, mặt ngoài màu xạnh đậm có nốt sần, mặt trong màu xanh nhạt; ở mấu đầu tiên của lá kép, có 2-5 nhánh. Lá chét 22 đến 32; cuống dài 1-3 cm, đường kính 0,1 - 0,2 cm, cuống có cánh rộng khoảng 0,1-0,2 cm mỗi bên; phiến lá màu xanh đậm, hai mặt đều nhẵn, hình dạng đa dạng: hình gần tròn, hình gốc lệch, ngọn lá chia 2 thùy hoặc xẻ sâu thành 2- 3 thùy đều hoặc không đều nhau, kích thước 2-6 cm × 2-6 cm;gốc lá thường tròn hoặc hơi tù; gân lá hình mạng có 2-5 gân chính xuất phát từ gốc, nổi rõ 2 mặt; mép lá có răng thưa cách nhau 0,5 đến 1 cm
Cụm hoa
Mọc thành cụm, mỗi cụm hoa gồm nhiều tán, mỗi tán có nhiều hoa nhỏ 5 cánh màu trắng xám, dài 2mm, các nhụy hoa ngắn và mảnh.
Quả
Quả đinh lăng thuộc loại quả hạch có màu trắng bạc, hình trứng, dày khoảng 1mm, dài 3-4 mm, có vòi.
Sinh học
Đây là loại cây sống lâu năm, có khả năng chịu hạn, tuy nhiên không chịu được úng hạn, nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất là 22-23 độ C. Cây thích hợp ở khí hậu nhiệt đới có hai mùa rõ rệt vì đặc tính ưa ánh sáng và độ ẩm. Do đó cây rất thích hợp trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tuy nhiên cũng có thể thấy cây đinh lăng ở các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đắk Lắk, Đồng Nai.
Mùa hoa
Tháng 4 đến 7

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
"Từ dịch chiết ethanol của thân cây Đinh lăng
răng phân lập được ba hợp chất, trong đó hai
hợp chất là dẫn xuất caffeoyl của acid quinic (cũng tìm thấy hợp chất này ở 1 phần lá của cây) và một flavonoid .Ống tiết tinh dầu
trong cả vi phẫu rễ, thân, lá; tinh thể calci oxalat trong cả rễ, thân, lá
Theo Ngô Ứng Long – Học viện quân y, 1985 thì trong rễ cây đinh lăng có các axit amin như lyzin, methionin, lyzin, đây là những aixt amin không thể thay thế được. Ngoài ra cây đinh lăng còn chứa saponin, tanin, glucozit, flavonoid, alcoloid, vitamin C, vitamin B1, B2, B6, …

Lá cây có chứa polysciosides A đến H, đây được gọi là 8 saponin oleanoic mới, ngoài ra còn chứa thêm 3 chất saponin.
Thân cây Đinh lăng răng (4.0 kg) được cắt
nhỏ, ngâm chiết với ethanol 96 % ở nhiệt độ
65 oC (8 lít x 3 lần). Lọc, gộp dịch lọc, và loại bỏ
dung môi dưới áp suất giảm thu được cao chiết
cồn (280,8 g). Cao chiết cồn được hòa tan vào
nước cất (1 lít), sau đó chiết lần lượt với dung
môi n-hexan (1 lít × 3 lần), ethyl acetat (1 lít × 3
lần), và n-butanol (1 lít × 3 lần). Thu được các
phân đoạn phân đoạn n-hexan (49,1 g), ethyl
acetat (13,2 g) và n-butanol (40,5 g)."

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Rễ đinh lăng: Tính mát, vị ngọt, hơi đắng, không độc
Khái quát chung công dụng
Theo dân gian, Đinh lăng được dùng làm thuốc bổ, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hóa kém, ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ, làm thuốc lợi tiểu và chống độc
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Rễ, thân, lá
Thời gian thu hoạch
Quanh năm
Tác dụng dược lý
- Ở Campuchia, người ta dùng lá phối hợp với các cây thuốc khác làm bột hạ nhiệt, thuốc giảm đau.
- Ở Ấn Độ, người ta cho là cây có tính làm săn, dùng trong điều trị sốt.
Chế biến
Dùng tươi hay phơi khô

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Thân cây
Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, ho, đau tức ngực, nước tiểu vàng
Lá cây
Giúp phòng bệnh kinh giật, Chữa mẫn ngứa do dị ứng
Rễ
Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, ho, đau tức ngực, nước tiểu vàng

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Chữa đau tử cung: Cành và lá Đinh lăng sao vàng, sắc uống như chè.

Bài thuốc độc vị 2

Chữa mẫn ngứa do dị ứng: Lá Đinh lăng 80 g, sao vàng, sắc uống, dùng trong 2 -3 tháng

Bài thuốc độc vị 3

Chữa mệt mỏi, biếng hoạt động: Rễ Đinh lăng phơi khô thái mỏng, 0,50g thêm 100 ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc độc vị 4

Chữa cơ thể suy nhược: Phơi khô rễ đinh lăng sau đó thái mỏng, cứ 100ml thì cho 0,50 gram rễ đinh lăng. Đun sôi nước này trong vòng 10-15 phút. Một ngày uống từ 2-3 lần.

Bài thuốc độc vị 5

Chữa sản phụ tắc tia sữa: 40 gram rễ đinh lăng nấu cùng với 500ml nước, sắc còn 250ml. Mỗi ngày dùng từ 2-3 lần cho đến khi tình trạng được cải thiện.

Bài thuốc độc vị 6

Chữa mề đay, dị ứng, ho, sởi, kiết lỵ: 10 gram lá đinh lăng sắc với 200ml nước. Dùng uống trong ngày 2-3 lần.

Bài thuốc đa vị 1

Bồi bổ sức khỏe: dùng 50g lá tươi (hoặc 30g lá đã được sao nóng, hoặc 12-20 g thân rễ tươi được sao nóng với gừng) nấu nước uống hàng ngày

Bài thuốc đa vị 2

Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, ho, đau tức ngực, nước tiểu vàng: Đinh lăng tươi (rễ, cành) 30 g, lá hoặc vỏ chanh 10 g, vỏ quýt 10 g, lá tre tươi 20 g, cam thảo đất 30 g, rau má tươi 30 g, me chua đất 20 g. Các vị cắt nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 250 ml, chia uống 3 lần trong ngày.

Bài thuốc đa vị 3

Lợi sữa: Lá Đinh lăng tươi 50 – 100 g, bong bóng lợn 1 cái, băm nhỏ, trộn với gạo nếp, nấu cháo ăn. Hoặc rễĐinh lăng tươi 30 - 40 g, thêm 500 ml nước, sắc còn 250 ml, uống nóng, ngày uống 1-2 lần, uống trong 2 – 3 ngày

Bài thuốc đa vị 4

Chữa đau lưng mỏi gối: Dùng 30 gram thân, cành đinh lăng phối hợp cùng 10 gram cây xấu hổ, cam thảo dây, cúc tần. Cho các nguyên liệu trên vào nồi sắc lấy nước uống. Một ngày uống 3 lần cho tới khi khỏi bệnh

Bài thuốc đa vị 5

Chữa thiếu máu: 100 gram rễ đinh lăng, 100 gram thục đia, 100 gram hà thủ ô, 20 gram tam thất. Các nguyên liệu trên tán bột rồi dùng 100 gram bột trên nấu lấy nước uống.

Bài thuốc đa vị 6

Chữa liệt dương: 12 gram rễ đinh lăng, 12 gram cám nếp, 12 gram kỷ tử, 8 gram trâu cổ, 8 gram ban long, 6 gram sa nhân. Các nguyên liệu trên nấu lấy nước sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc đa vị 7

Chữa viêm gan: 12 gram rễ đinh lăng, 12 gram rễ cỏ tranh, 12 gram biển đậu, 8 gram nghệ. Các nguyên liệu trên nấu lấy nước sắc uống. Một ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc đa vị 8

Chữa cơ thể suy nhược: Phơi khô rễ đinh lăng sau đó thái mỏng, cứ 100ml thì cho 0,50 gram rễ đinh lăng. Đun sôi nước này trong vòng 10-15 phút. Một ngày uống từ 2-3 lần.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
"Chỉ sử dụng cây đinh lăng có tuổi đời từ 3 năm trở lên, tốt nhất là từ 3-5 năm tuổi, những cây ít hơn 3 năm tuổi thì chưa đủ dược tính, còn những cây quá già hơn 10 năm thì có thể rễ cây đã bị lão hóa, các chất dinh dưỡng không còn nhiều như trước.
Không sử dụng đinh lăng với liều cao vì sẽ bị tác dụng phụ của saponin là phá huyết gây nên mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa. Ngoài ra, Alcaloid có trong cây cũng sẽ gây nên hiện tượng hoa mắt chóng mặt.
Phụ nữ mang thai không sử dụng cây đinh lăng.
Những người có bệnh gan mật không sử dụng cây đinh lăng."