Đinh lăng lá kim
THÔNG TIN CHUNG
Tên khác
Đinh lăng lá nhuyễn
Tên địa phương
Đinh lăng lá kim
Tên tiếng Anh
Ming aralia
Tên khoa học
Polyscias fruticosa (L.) Harms, 1894
Tên đồng nghĩa
"Aralia deleauana L.Linden
Aralia tripinnata Blanco
Nothopanax fruticosus (L.) Miq.
Nothopanax fruticosus var. plumata (W.Bull ex W.Richards) Merr.
Nothopanax fruticosus var. plumatus (W. Bull ex W. Richards) Merr.
Panax aureus Sander
Panax diffusus W.Bull
Panax dumosus W.Bull
Panax fissus W.Bull
Panax fruticosus L.
Panax fruticosus var. crispus W.Bull ex Rafarin
Panax fruticosus var. deleauanus (L.Linden) N.E.Br.
Panax plumatus W.Bull ex W.Richards
Polyscias fruticosa var. plumata (W.Bull ex W.Richards) L.H.Bailey
Tieghemopanax fruticosus (L.) R.Vig."
Aralia tripinnata Blanco
Nothopanax fruticosus (L.) Miq.
Nothopanax fruticosus var. plumata (W.Bull ex W.Richards) Merr.
Nothopanax fruticosus var. plumatus (W. Bull ex W. Richards) Merr.
Panax aureus Sander
Panax diffusus W.Bull
Panax dumosus W.Bull
Panax fissus W.Bull
Panax fruticosus L.
Panax fruticosus var. crispus W.Bull ex Rafarin
Panax fruticosus var. deleauanus (L.Linden) N.E.Br.
Panax plumatus W.Bull ex W.Richards
Polyscias fruticosa var. plumata (W.Bull ex W.Richards) L.H.Bailey
Tieghemopanax fruticosus (L.) R.Vig."
BẢN ĐỒ VỊ TRÍ
PHÂN LOẠI KHOA HỌC
Chi
Đinh lăng
Phân họ
Cuồng cuồng
Họ
Ngũ gia bì
Bộ
Hoa tán
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật
NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH
Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc từ các đảo Thái bình dương (Polynêdi)
Phân bố
Cây có sự phân bố rộng rãi hầu như đều có thể tìm thấy ở 09 đơn vị hành chính của tỉnh Cà Mau
Sinh cảnh
Cây được người dân và các chuyên gia trồng làm thuốc trong vườn nhà, vườn thuốc nam và ven đường đi, trong chậu, ven ven mương, ven sông
Cách trồng
Thường được trồng chủ yếu bằng cách giâm cành.
MÔ TẢ THỰC VẬT
Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Cây nhỏ dạng bụi
Chiều cao
Cây cao 1,5-2m
Thân cây
Thân nhẵn, ít phân nhánh, các nhánh non có nhiều lỗ bì lồi.
Lá
Lá kép mọc so le, có bẹ, phiến lá xẻ 3 lần lông chim, mép có răng cưa không đều, chóp nhọn, lá chét và các đoạn đều có cuống.
Cụm hoa
Cụm hoa chuỳ ở ngọn, gồm nhiều tán. Hoa nhỏ, màu trắng xám.
Quả
Quả hình trứng, dẹt, màu trắng bạc.
Sinh học
Đây là loại cây ưa sáng, ưa bóng mát bán phần, tốc độ sinh trưởng trung bình, phát triển tốt trong điều kiện giàu chất dinh dưỡng, đất thoát nước tốt. Cây có thể chịu hạn và bóng râm.
Mùa hoa
Tháng 4 đến 7
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC
Thành Phần Hóa Học
Trong rễ có glucosid, alcaloid, saponin triterpen, tanin, 13 loại acid amin, vitamin B1. Trong thân và lá cũng có nhưng ít hơn.
CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG
Tính vị, tác dụng
Rễ đinh lăng lá kim có vị ngọt, tính bình. Lá vị nhạt, hơi đắng, tính bình
Khái quát chung công dụng
Đinh lăng là thuốc tăng lực. Nó làm tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với các yếu tố bất lợi như kiệt sức, gia tốc, nóng. Đinh lăng dùng làm thuốc bổ, trị suy nhược cơ thể, tiêu hoá kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, sản hậu huyết xông nhức mỏi. Còn dùng làm thuốc chữa ho, ho ra máu, thông tiểu tiện, chữa kiết lỵ.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Toàn cây
Thời gian thu hoạch
Thu hoạch rễ của những cây đã trồng từ 3 năm trở lên (cây trồng càng lâu năm càng tốt). Nên thu hái vào mùa thu, Lá thu hái quanh năm
Tác dụng dược lý
- Rễ đinh lăng lá kim có tác dụng bổ năm tạng, giải độc, bổ huyết, tăng sữa, tiêu thực, tiêu sưng viêm.
- Ở Ấn Độ, người ta cho là cây có tính làm se, dùng trong điều trị sốt.
- TS Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự tại Trung tâm Sâm và Dược liệu TP HCM cũng đã dành nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu tác dụng của cây đinh lăng trong suốt 7 năm (2000-2007). Nghiên cứu của tiến sĩ Hương đã chỉ ra đinh lăng có các tác dụng dược lý tương tự như sâm nhưng giá thành lại rẻ hơn và dễ trồng hơn sâm. Cụ thể, theo nghiên cứu của tác giả, cây có tác dụng tăng thể lực, chống stress, kích thích các hoạt động của não bộ, giải tỏa lo âu, mệt mỏi, chống oxy hóa, bảo vệ gan, kích thích miễn dịch.[2]
- Ở Ấn Độ, người ta cho là cây có tính làm se, dùng trong điều trị sốt.
- TS Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự tại Trung tâm Sâm và Dược liệu TP HCM cũng đã dành nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu tác dụng của cây đinh lăng trong suốt 7 năm (2000-2007). Nghiên cứu của tiến sĩ Hương đã chỉ ra đinh lăng có các tác dụng dược lý tương tự như sâm nhưng giá thành lại rẻ hơn và dễ trồng hơn sâm. Cụ thể, theo nghiên cứu của tác giả, cây có tác dụng tăng thể lực, chống stress, kích thích các hoạt động của não bộ, giải tỏa lo âu, mệt mỏi, chống oxy hóa, bảo vệ gan, kích thích miễn dịch.[2]
Chế biến
Rễ nhỏ để nguyên, rễ to chỉ dùng vỏ rễ. Thái rễ mỏng phơi khô ở chỗ thoáng mát. Lá thường dùng tươi.
CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN
Vỏ cây
Vỏ cây nghiền thành bột làm thuốc uống hạ nhiệt.
Thân cây
Thân và cành dùng chữa phong thấp, đau lưng.
Cành cây
Thân và cành dùng chữa phong thấp, đau lưng.
Lá cây
"Lá dùng chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú. lá đinh lăng để nấu làm nước trà, giúp điều hòa huyết áp, trị mất ngủ.
Lá đinh lăng còn chữa được bệnh sưng đau khớp, dùng lá đinh lăng giã nhuyễn đắp vào vết sưng đau."
Lá đinh lăng còn chữa được bệnh sưng đau khớp, dùng lá đinh lăng giã nhuyễn đắp vào vết sưng đau."
Rễ
Rễ làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu mệt mỏi, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, chữa ho ra máu, ho, đau tử cung, kiết lỵ, thuốc lợi tiểu, chống độc.
ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC
Bài thuốc độc vị 1
Để đề phòng bệnh kinh giật: Lá Đinh lăng phơi khô đem lót gối hoặc trải giường cho trẻ em nằm.
Bài thuốc độc vị 2
Phụ nữ sau khi sinh thấy cơ thể nhẹ nhõm, khoẻ mạnh có nhiều sữa: uống nước sắc lá Đinh lăng khô
Bài thuốc độc vị 3
Làm ra mồ hôi và chứng chóng mặt: lá dùng xông
Bài thuốc độc vị 4
Trị viêm thần kinh và thấp khớp và các vết thương: dùng tươi giã nát đắp ngoài
Bài thuốc độc vị 5
Trị hóc xương cá: nhai nuốt nước với một chút phèn
Bài thuốc độc vị 6
Để ngăn chặn sưng và viêm: Lá có thể nghiền nhỏ và đặt trên vết thương
Bài thuốc đa vị 1
Lợi sữa cho phụ nữ sau khi sinh: lá tươi 50-100g băm nhỏ cùng với bong bóng lợn trộn với gạo nếp nấu cháo ăn
LƯU Ý:
Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
"Theo ông Phó Hữu Đức (Chủ tịch Hội Đông y quận Cầu Giấy, Hà Nội) trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin [...] có thể làm vỡ hồng cầu. Vì vậy, chỉ dùng khi cần thiết và dùng đúng liều, đúng cách. Càng không được dùng rễ đinh lăng với liều cao vì sẽ gây say thuốc, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy"".
Đinh lăng già quá không tốt
Lương y Vũ Quốc Trung (Phòng khám đa khoa Chùa Cảm Ứng, Hà Nội) cho hay: “Đinh lăng lâu năm không có tác dụng chữa bách bệnh. Hơn thế theo nguyên lý tự nhiên, những cây quá lâu năm có thể không còn tốt bởi các chất trong rễ cây đã bị lão hóa, không còn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nữa. Theo tôi, rễ đinh lăng tốt nhất khi đạt ở độ tuổi 5 đến 10 năm.
Ngoài ra khi mua rễ đinh lăng, người mua cần chú ý phân biệt cây đinh lăng lá nhỏ với các loại đinh lăng lá tròn, đinh lăng trổ… vốn chỉ có tác dụng tăng lực yếu, không bổ”."
Đinh lăng già quá không tốt
Lương y Vũ Quốc Trung (Phòng khám đa khoa Chùa Cảm Ứng, Hà Nội) cho hay: “Đinh lăng lâu năm không có tác dụng chữa bách bệnh. Hơn thế theo nguyên lý tự nhiên, những cây quá lâu năm có thể không còn tốt bởi các chất trong rễ cây đã bị lão hóa, không còn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nữa. Theo tôi, rễ đinh lăng tốt nhất khi đạt ở độ tuổi 5 đến 10 năm.
Ngoài ra khi mua rễ đinh lăng, người mua cần chú ý phân biệt cây đinh lăng lá nhỏ với các loại đinh lăng lá tròn, đinh lăng trổ… vốn chỉ có tác dụng tăng lực yếu, không bổ”."