Dâm dương hoắc

Report Abuse

148. Dam duong hoac
0 0 Reviews

Dâm dương hoắc

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Đuôi chồn quả đen, Đuôi chồn tóc, Đuôi chó, Đuôi cáo, bôn bôn, Hầu vĩ tóc
Tên địa phương
Dâm dương hoắc
Tên tiếng Anh
Asian foxtail, Cat's tail, Fox's-tail pea
Tên khoa học
Uraria crinita (L.) DC.
Tên đồng nghĩa
"Doodia crinita Roxb.
Hedysarum comosum Vahl
Hedysarum crinitum L.
Uraria comosa DC.
Uraria crinita var. macrostachya (Wall.) Schindl.
Uraria macrostachya Wall."

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Họ
Đậu
Bộ
Đậu
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kính
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc ở Đông Nam Á
Phân bố
Ở Cà Mau, cây Dâm dương hoắc chỉ được tim thấy ở huyện Thới Bình (xã Tân Lộc, xã Hồ Thị Kỷ).
Sinh cảnh
Cây đại tướng quân, rất được người dân thích trồng làm kiểng và được sử dụng làm thuốc nên được người dân trồng trong vườn, ven đường
Cách trồng
Người ta thường tách các hành con để trồng

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống nhiều năm
Dạng cây
Cây dạng thân thảo
Chiều cao
Cây cao 1,5m
Lá có 3-5 lá chét hình trái xoan dài, tròn ở gốc, nhọn dần lại và tù, có mũi cứng ở đầu, nhẵn, sáng bóng, thường có vân trắng ở mặt trên, nhạt màu và hơi có lông mềm ở mặt dưới
Hoa lượng tính
Lá có 3-5 lá chét hình trái xoan dài, tròn ở gốc, nhọn dần lại và tù, có mũi cứng ở đầu, nhẵn, sáng bóng, thường có vân trắng ở mặt trên, nhạt màu và hơi có lông mềm ở mặt dưới
Quả
Quả đậu đen bóng, có 3-5 đốt, đường kính 3mm
Sinh học
Cây ưa sáng, ưa ẩm nhưng cũng có khả năng chịu hạn tốt. Cây thường mọc lẫn trong các trảng cỏ cao, đồi cây bụi, rừng thứ sinh, rừng thưa, rừng thông, bờ nương rẫy và có thể thấy trong các lùm bụi quanh làng ở vùng trung du và đồng bằng. Cây có thể thích nghi được trên nhiều loại đất, kể cả loại đất chua, nghèo dinh dưỡng ở các rừng thông, Cây ra hoa quả hàng năm.
Mùa hoa
Tháng 7 đến 9

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Bằng phương pháp sinh học mà các nhà khoa học đã phân lập và chiết xuất cây đuôi chồn quả đen và xác định được 12 hoạt chất có khả năng kích thích hoạt động tế bào osteoblast (nguyên bào xương) của người. Bên cạnh đó thành phần phosphatase kiềm, khoáng hóa,… gấp 1.3 và có thể lên đến 1.5 lần so với 2 thành phần Dalergioidin và Byzantionoside B cần thiết trong quá trình phát triển tế bào osteoblast.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Toàn cây có vị ngọt, đắng, tính bình. Rễ có vị ngọt, tính ấm.
Khái quát chung công dụng
Cây được dùng chữa: 1. Cảm lạnh, ho; 2. Bệnh giun chỉ và sốt rét; 3. Trẻ em biếng ăn và suy dinh dưỡng; 4. Nôn ra máu, ho ra máu, đi tiểu ra máu.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Toàn cây
Thời gian thu hoạch
Thu hái vào mùa hè thu
Tác dụng dược lý
Cây có tác dụng tán ứ chỉ huyết, thanh nhiệt, chỉ khái, lương huyết tiêu thũng, hoạt huyết thông lạc. Rễ có tác dụng lý khí, hóa đàm, ích thận.
Chế biến
Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Toàn cây
1. Cảm lạnh, ho; 2. Bệnh giun chỉ và sốt rét; 3. Trẻ em biếng ăn và suy dinh dưỡng; 4. Nôn ra máu, ho ra máu, đi tiểu ra máu và các vết thương chảy máu
Lá cây
Bị sưng lách, sưng gan, trị mụn nhọt
Rễ
Trẻ em bị đầy hơi

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Chữa mụn mủ, nốt sần (pimpỉe) xuất hiện sau khi bị thuỷ đậu: Lấy cụm hoa nghiền nát với dầu dừa, rồi bôi lên chỗ bị tổn thương.

Bài thuốc độc vị 2

Chữa đầy hơi của trẻ em và phụ nữ sau khi sinh: Lấy rễ sắc nước uống.

Bài thuốc độc vị 3

Chữa sưng lách, sưng gan: Lấy lá giã ra dùng ngoài đắp vào người

Bài thuốc độc vị 4

Trị mụn nhọt: thường dùng, lá, hoa, rễ giã đắp

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Phụ nữ có thai kiêng dùng.