Dạ lý hương

Report Abuse

145. Da ly huong
0 0 Reviews

Dạ lý hương

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Dạ hương, Dạ lai hương
Tên địa phương
Dạ lý hương
Tên tiếng Anh
Night jessamine, Lady-of-the-night, Night-jessamine, Queen of the night
Tên khoa học
Cestrum nocturnum L., 1753
Tên đồng nghĩa
"Cestrum graciliflorum Dunal
Cestrum leucocarpum Dunal
Cestrum multiflorum Roem. & Schult.
Cestrum nocturnum var. mexicanum O.E.Schulz
Cestrum propinquum M.Martens & Galeotti
Cestrum scandens Thibaud ex Dunal
Cestrum suberosum Jacq.
Chiococca nocturna Jacq."

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Họ
Bộ
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kính
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc Nam Mỹ
Phân bố
Ở Cà Mau, cây Dạ Lý hương phân bố ở huyện Phú Tân (xã Phú Thuận), huyện Cái Nước (xã Thạnh Phú, xã Tân Hưng Đông), huyện Năm Căn, huyện Ngọc Hiển (Tân Ân)
Sinh cảnh
Cây được người dân trồng làm thuốc trong vườn nhà và ven đường đi và làm kiểng
Cách trồng
Cây được trồng bằng cách giâm cành hay gieo hạt.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu
Dạng cây
Cây nhỡ hơi trườn
Chiều cao
Cây cao 2-4m.
Vỏ cây
Vỏ xám trắng
Cành nhánh
Cành và nhánh vươn dài, sống dựa,cành nhánh mọc dày; lại có hoa thơm ngào ngạt về đêm
Cuốn lá
Cuống ngắn
Lá đơn, mọc cách, mọc so le, hình bầu dục, dài 5-8cm, màu xanh nhạt, nhẵn bóng, gốc thuôn dài có cuống ngắn, không lông, gân phụ 5-7 cặp.
Cụm hoa
Chuỳ hoa ở nách lá hay ở ngọn
Hoa lượng tính
Hoa nhiều, tập hợp thành chùy ở đầu cành hay nách lá. Hoa màu vàng lục nhạt, hay lục nhạt, thơm ngát về đêm. Cánh tràng hợp thành ống dài, trên loe thành phễu chia thành năm thùy trái xoan nhọ
Quả
Quả mọng tròn dài, màu trắng, màu lam hay đen nhạt.
Hạt
Hạt dẹt.
Sinh học
Cây ưa nắng hoàn toàn, chịu râm một phần nhưng với những cây sống nơi có bóng râm ít ra hoa, ra hoa không rộ. Nhiệt độ thích hợp cho cây từ 22-30oC. Cây phát triển mạnh hơn vào mùa mưa, ra hoa nhiều vòa mùa nắng.
Mùi hương
Hoa thơm ngào ngạt về đêm
Mùa hoa
Mùa hoa gần như quanh năm.
Mùa quả
Tháng 5 đến 10

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Hoa chứa tinh dầu.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Cây dạ lý hương có vị ngọt, cay, mùi thơm, tính ấm. Lá có lẽ độc.
Khái quát chung công dụng
Chữa bệnh phong thấp, viêm khớp, đau thần kinh tọa, di chứng sốt bại liệt của trẻ em, sau khi đẻ bị bại liệt.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Lá - Folium Cestri Nocturni.
Thời gian thu hoạch
Có thể thu hái lá quanh năm.
Tác dụng dược lý
Thanh nhiệt, tiêu thũng

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc đa vị 1

Chữa bệnh phong thấp, viêm khớp: dạ lý hương 16g, tỳ giải 10g, thiên niên kiện 6g, cẩu tích 20g, cỏ xước 8g, chân chim 8g, khúc khắc 8g, cành dâu 5g. Đem sắc uống 1 thanh chia 3 lần, mỗi lần 60ml nước thuốc, cần uống trong thời gian 15 - 20 ngày.

Bài thuốc đa vị 2

Chữa bệnh thần kinh tọa: dạ lý hương 16g, huyết đằng 12g, kim cang 10g, ngải cứu 8g, mạch môn 6g, hạt sen 5g, sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 3 lần, mỗi lần 60ml nước thuốc, cần uống trong 15 - 20 ngày.

Bài thuốc đa vị 3

Chữa bệnh bại liệt sau khi sinh: dạ lý hương 18g, ngải cứu 10g, cốt toái bổ 8g, thiên niên kiện 8g, ích mẫu 6g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, mỗi lần 60ml nước thuốc, uống liền trong 15 - 20 ngày.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Không nên dựa vào những bài thuốc không đáng tin cậy để tự chữa bệnh vì liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy theo thể trạng từng người, nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.