Cúc áo

Report Abuse

140. Cuc ao (2)_Fotor
0 0 Reviews

Cúc áo

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Cúc áo hoa vàng, Rau cúc áo, Nụ áo vàng, Ngổ áo, Nụ áo lớn, Nụ áo vàng
Tên địa phương
Cúc áo
Tên tiếng Anh
Toothache plant, Paracress, Sichuan buttons, Buzz buttons, Tingflowers, Electric daisy
Tên khoa học
Acmella oleracea (L.) R.K.Jansen., 1985
Tên đồng nghĩa
"Anacyclus pyrethraria (L.) Spreng.
Bidens fervida Lam.
Bidens fixa Hook. f. Bidens fusca Lam.
Bidens oleracea (L.) Cav. ex Steud.
Cotula pyrethraria L.
Pyrethrum spilanthus Medik.
Spilanthes acmella var .oleracea (L.) C.B.Clarke
Spilanthes acmella var. oleracea (L.) C.B.Clarke ex Hook. f. Spilanthes fuscahort. par. ex Lam.
Spilanthes oleracea var. fusca (Lam.) DC.
Spilanthes oleracea var. oleracea"

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Họ
Cúc
Bộ
Cúc
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kính
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Loài liên nhiệt đới Nam Mỹ
Phân bố
Ở Cà Mau, Cúc áo phân bố ở huyện Thới Bình (xã Trí Phải, xã Tân Lộc), huyện Trần Văn Thời (Khánh Hưng), huyện Năm Căn (xã Hàm Rồng), huyện Đầm Dơi.
Sinh cảnh
Cây được các chuyên gia trồng trong vườn thuốc nam để làm thuốc và cây mọc ở vườn nhà
Cách trồng
Có thể trồng bằng hạt hoặc cây con vào mùa xuân

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Chiều cao
Cây có thể cao khoảng 0.4 – 0.7 m.
Thân cây
Thân nhỏ, mọc đúng hoặc bò lan trên mặt đất, phân thành nhiều cành
Lá Cúc áo mọc đối, có hình trứng hoặc thon dài, mép lá có răng cưa to hoặc hơi gợn sóng. Phiến lá xoan tam giác, dài khoảng 3 – 7 cm, rộng khoảng 1 – 3 cm.
Cụm hoa
Cụm hoa hình đầu mọc ở đầu một cán dài đến 12cm ở ngọn thân hay ở nách lá; lá bắc hình bầu dục nhọn đầu; tràng hoa màu vàng; các hoa cái có lưỡi với 3 răng tròn, các hoa ở giữa hình ống
Hoa lượng tính
Hoa dẹt, có lá bắc hình bầu dục, nhọn ở đầu, tràng hoa màu vàng, các hoa ở giữa hình ống.
Quả
Quả bế dẹp màu nâu nhạt, có 2 răng gai ở ngọn
Mùa hoa
Tháng 5 đến 10
Mùa quả
Tháng 5 đến 10

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
"Trong cây và hoa có tinh dầu chứa spilanthol; còn có sterol và một polysaccharid không khử.
Cụm hoa và toàn thân cây có chứa một loại tinh dầu mùi hăng với các thành phần chính bao gồm:
Spilanten, một chất rượu tên gọi là Spilantola.
Trong tinh dầu hoa và thân Cúc áo có chứa: Spilanthol, Polysaccharid không khử, Sterol."

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Cúc áo có vị cay đắng, làm tê lưỡi, tính hơi ấm, có ít độc.
Khái quát chung công dụng
Lá có thể dùng làm rau ăn. Cây và hoa thường được dùng trị 1. Cảm sốt đau đầu, đau cuống họng, sốt rét cơn; 2. Viêm phế quản, ho gà, ho lao, hen suyễn; 3. Đau nhức răng, sâu răng; 4. Phong thấp nhức xương, tê bại. Dùng ngoài trị nhọt độc, lở ngứa, rắn độc cắn, vết thương, tụ máu sưng tấy, đau mắt.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Toàn thân hoặc hoa Cúc áo được sử dụng làm dược liệu với tên dược là Herba seu Flos Spilanthi.
Thời gian thu hoạch
Khi thu hái nên hái hoa lúc còn có màu xanh để có chất lượng dược liệu tốt nhất.
Tác dụng dược lý
Cúc áo hoa vàng có tác dụng giải độc, tán kết, tiêu thũng, giảm đau.
Chế biến
Dược liệu có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Đối với dạng khô, sau khi thu hái toàn cây, đem phơi khô để dùng

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Chữa cảm sốt, đau đầu, ho: Cúc áo hoa vàng tươi 4-12g, sắc uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc độc vị 2

Chữa sốt rét cơn: Cúc áo 20g sắc uống trước khi lên cơn.

Bài thuốc độc vị 3

Trị đau răng, viêm họng: Hoa Cúc áo tán nhỏ ngâm rượu ngậm hoặc ngậm tươi nuốt nước.

Bài thuốc độc vị 4

Trị sốt rét cơn: Cúc áo 20g sắc uống trước khi lên cơn.

Bài thuốc độc vị 5

Chữa đau nhức do phong thấp: Cây cúc áo 60g, rửa sạch sắc nước uống, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 15 ngày một liệu trình (Bình Nhi, 2017).

Bài thuốc đa vị 1

Trị đau răng, viêm họng: Hoa Cúc áo tán nhỏ ngâm rượu ngậm hoặc ngậm tươi nuốt nước

Bài thuốc đa vị 2

Trị tê thấp: rễ Cúc áo, rễ Xuyên tiêu, rễ Kim cang, rễ Chanh, quả Màng tang, liều lượng bằng nhau, đều 4-8g, sắc uống

Bài thuốc đa vị 3

Chữa đau lưng do làm gắng sức: Cây cúc áo 150g, rửa sạch sắc lấy nước, thêm 250g đại táo, đường đỏ và chút rượu trắng, nấu nhỏ lửa cho đến khi táo chín nhừ, chia 4-5 lần uống trong ngày, uống liền 10 ngày (Bình Nhi, 2017)

Bài thuốc đa vị 4

Chữa đau lưng do làm gắng sức: Cây cúc áo 150g, rửa sạch sắc lấy nước, thêm 250g đại táo, đường đỏ và chút rượu trắng, nấu nhỏ lửa cho đến khi táo chín nhừ, chia 4-5 lần uống trong ngày, uống liền 10 ngày (Bình Nhi, 2017)

Bài thuốc đa vị 5

Chữa viêm họng do lạnh: Cây cúc áo, kim ngân hoa, sài đất, lá húng chanh, cam thảo đất, mỗi thứ 15g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 750ml nước sắc nhỏ lửa còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng trong 7 ngày. Ngoài ra cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ (Bình Nhi, 2017)

Bài thuốc đa vị 6

Giảm đau nhức răng, viêm lợi: Cây cúc áo cả hoa và lá, rửa sạch cho thêm ít muối, giã nhỏ đặt vào chỗ đau. Hoặc lấy cây cúc áo 50g, rửa sạch, ngâm với 250ml rượu trắng (theo tỷ lệ 1/5). Trường hợp bị đau răng, ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ đi (Bình Nhi, 2017)

Bài thuốc đa vị 7

Chữa chấn thương phần mềm nhẹ, tụ máu đau nhức: Cây cúc áo cả lá và hoa, lá cây đại, mỗi vị 15g, giã nát, băng đắp vào chỗ đau, ngày 1-3 lần (Bình Nhi, 2017)

Bài thuốc đa vị 8

Chữa trẻ nhỏ cam tích: Cây cúc áo 15g, gan lợn 60g. Rửa sạch lá cây cúc áo rồi cho lá xuống đáy nồi, đổ ngập nước, đặt gan lên phía trên hấp chín, ngày chia 2 lần, ăn liền 5-7 ngày (Bình Nhi, 2017)

Bài thuốc đa vị 9

Chữa tê thấp, đau nhức xương, chân tay mỏi: Rễ hoặc cành lá 200g, rễ độc lực 200g, rễ bưởi bung 150g, rễ vú bò 150g, rễ thiên niên kiện 100g. Bốn vị đều phơi khô, thái nhỏ, nấu với 2 lần.nước, rồi cô thành nửa lít cao. Riêng rễ thiên niên kiện thái phiên mỏng ngâm với nửa lít rượu trong 10 – 15 ngày. Lọc, trộn chung hai dung dịch cao và rượu lại. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén con. Có thể thêm đường cho dễ uống.

Bài thuốc đa vị 10

Chữa sưng họng: Lá giã nhỏ với ít muối, bọc vào mảnh vải rồi ngậm.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Do cơ địa, thể trạng mỗi người là khác nhau nên các vị thuốc trên cần gia giảm cho phù hợp cho từng người. Trước khi áp dụng cần được bác sĩ chuyên môn bắt mạch tư vấn cụ thể.