Go Back

Report Abuse

139. Cu san
139Cu san ab
139Cu san abc
139Cu san ac
139Cu san c

Củ sắn

0 (0 Reviews)

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Dây củ đậu, Măn phăo, krâsang, Sắn nước
Tên địa phương
Củ sắn
Tên tiếng Anh
Jícama, Yam bean, Mexican yam, Mexican turnip
Tên khoa học
Pachyrhizus erosus (L.) Urb.,
Tên đồng nghĩa
"Cacara bulbosa Thouars
Cacara bulbosa Rumphius ex Du Petit-Thouars
Cacara erosa (L.) Kuntze
Cacara palmatiloba (DC.) Kuntze
Dolichos articulatus Lam.
Dolichos bulbosus L.
Dolichos erosus L.
Dolichos palmatilobus DC.
Pachyrhizus angulatus DC.
Pachyrhizus articulatus Walp.
Pachyrhizus bulbosus (L.) Kurz
Pachyrhizus erosus var. erosus
Pachyrhizus erosus var. palmatilobus (DC.) R.T.Clausen
Pachyrhizus erosus var. typicus R.T.Clausen
Pachyrhizus jicamas Blanco
Pachyrhizus palmatilobus (DC.) Benth. & Hook.f.
Pachyrhizus strigosus R.T.Clausen
Robynsia lobata M.Martens & Galeotti
Robynsia macrophylla M.Martens & Galeotti
Stizolobium bulbosum (L.) Spreng.
Stizolobium domingense Spreng.
Taeniocarpum articulatum (Lam.) Desv."

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Tông
Đậu
Phân họ
Đậu
Họ
Đậu
Bộ
Đậu
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kính
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc ở Mexico và trung Mỹ. Nó đã được tìm thấy tại các địa điểm khảo cổ ở Peru có niên đại 3000 năm trước Công nguyên. Vào thế kỷ 17, cậy củ đậu được du nhập vào châu Á bởi người Tây Ban Nha.
Phân bố
Ở Cà Mau, củ sắn được tìm thấy ở huyện Đầm Dơi (xã Tân Dân, xã Tạ An Khương)
Sinh cảnh
Củ sắn được trồng ở ven đường đi trước nhà người dân
Cách trồng
Tái sinh qua chồi non mọc từ củ để sống nhiều năm

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Dây leo thân thảo
Chiều cao
Cây dài 4-5 mét, có thể đến 10 mét nếu có dàn để bò
Củ
Củ do những đoạn rễ cái phình to mà thành, có thể dài tới 2 m và nặng đến 20 kg. Vỏ củ có màu vàng và mỏng như giấy còn ruột có màu trắng kem hơi giống ruột khoa tây hay quả lê. Củ sắn có vị ngọt thường được ăn sống, đôi khi được chấm muối hoặc với nước chanh và ớt bột. Người ta cũng nấu củ sắn dưới dạng xúp, món xào.
Thân cây
Thân dây leo dài gồm một thân chính và nhiều nhánh phụ. Từ củ mọc thành chồi mới để tạo thành các thân chính ở các thế hệ tiếp theo.
Lá: Lá kép gồm 3 lá chét hình tam giác rộng, mỏng.
Cụm hoa
Hoa: Hoa màu tím nhạt mọc thành chùm ở nách lá; ở Việt Nam thường ra vào tháng 4, tháng 5; hoa khá lớn, mọc thành chùm dài ở kẽ lá.
Quả
Quả nang tự khai, vỏ quả hơi có lông, không cuống, dài 12 cm, được ngăn vách nhiều rãnh ngang, thường chứa từ 4-9 hạt.
Hạt
Hạt khá lớn, có màu vàng nâu

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Dinh dưỡng
Trong 100g củ đậu có chứa 92g nước, 1g protit, 6g glucit, 0.7g xenluloza, 0.3g tro, cung cấp được 29 Kcalo và một lượng nước ngon ngọt có tác dụng giải nhiệt, giải khát. Ngoài ra, trong củ đậu còn có nhiều vitamin và muối khoáng (8mg canxi, 16mg photpho, 6mg vitamin C... trong 100g) cần thiết cho cơ thể.
Thành Phần Hóa Học
Trong rễ củ (củ đậu), sau khi đã bóc vỏ có tới 90% nước; 2,4% tinh bột; 4,51% đường toàn bộ (biểu thị bằng glucoza); 1,46% protít; 0,39% chất vô cơ; không thấy có chất béo, không thấy có tanin, không có axìt xyanhydric. Có men peroxyđaza, amyiaza và photphataza. Trong hạt củ đậu có 12,27% độ ẩm; 20,13% chất béo; 30,61% chất protit; 4,8% tanin; 5,85% tinh bột; 3,25% đường toàn bộ (biểu thị bằng đường glucoza). Trong hạt củ đậu có một chất độc gọi là rotenon và tephrosin. Tỷ lệ rotenon trong hạt củ đậu khoảng từ 0,56- 1,01%. Trong lá cũng có các chất như trong hạt.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Củ có vị ngọt, tính mát
Khái quát chung công dụng
Tăng dịch sinh lý, chống khát và giải độc rượu.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Hạt, hoa, lá, củ đều được tận dụng để làm thuốc.
Thời gian thu hoạch
Thu hoạch củ từ 110 -120 ngày trồng
Tác dụng dược lý
Có tác dụng sinh tân chỉ khát, được dùng trị bệnh nhiệt khát nước, trường phong hạ huyết (đi ngoài ra máu).

Rễ củ đậu không độc. Được dùng ăn sống hoặc xào nấu chín. Có khi người ta ép củ lấy nước bôi mặt để làm cho da dẻ mịn màng, khỏi nẻ.

Nhân dân ta vẫn dùng hạt củ đậu giã nhỏ trộn với dầu để chữa một số bệnh ngoài da. Tuy nhiên có độc, cần chú ý để tránh ngộ độc.

Làm thuốc phun trừ rệp rau và rệp thuốc lá. Hạt củ đậu ngâm với nước một đêm, sau giã nhỏ, thêm nước với tỷ lệ 1,5% đến 2% hoăc 4% trộn đều. Phun lên những cây bông, cây rau, cây thuốc lá ở ngoài ruộng. Sau 24 giờ đến 36 giờ rệp và nhện đỏ chết hết hay gần hết (90-100%).

Chế biến
Củ dùng như thực phẩm

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Lá cây
Dùng chữa bệnh ngoài da.
Hoa
Trị trúng độc rượu cồn mạn tính.
Quả (trái)
Chữa ghẻ
Củ
Dùng trị bệnh nhiệt khát nước, trường phong hạ huyết (đi ngoài ra máu)

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc đa vị 1

Giải độc rượu: Dùng củ đậu trộn với đường cát ăn. Sử dụng thường xuyên có tác dụng giải độc rượu rất tốt đối với những người nghiện rượu, nhiễm độc rượu mạn tính.

Bài thuốc đa vị 2

Chữa ghẻ, da lở loét lâu ngày: Hạt củ đậu giã nhỏ, nấu với dầu vừng, để nguội, bôi hàng ngày. Có thể phối hợp với quả bồ hòn, hạt máu chó, lượng tùy ý. Dùng lá củ đậu giã nát, xát vào chỗ ghẻ cũng có tác dụng.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Bộ phận gây độc chính là ở lá và hạt, đều có thành phần chất rotenon và tephrosin. Những chất này rất độc với người, nếu ăn phải toàn thân co giật, đau bụng dữ dội, miệng nôn trôn tháo, đường huyết tụt, loạn nhịp tim, mê man bất tỉnh và tử vong do Suy hô hấp . Trường hợp này phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu để được xử trí kịp thời bằng cách rửa dạ dày, chống độc, lợi tiểu và trợ hô hấp. Nhiều nơi bà con còn dùng hạt củ đậu giã ra hòa với nước phun vào cây cối để trừ sâu bọ và rệp. Nên chú ý vì có độc nên bà con phải có trang bị phòng độc khi sử dụng dung dịch này.