Go Back

Report Abuse

132. Coc
132Coc 1_Fotor
132Coc 2_Fotor
132Coc 3_Fotor

Cóc

0 (0 Reviews)

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Sấu tàu, Cóc Miền nam, Cóc thường
Tên địa phương
Cóc
Tên tiếng Anh
Otaheite apple, Tahitian quince, Polynesian plum, Jew plum, Ambarellam, Ambarella blossoms, Dwarf Golden Plum.
Tên tiếng Pháp
Pomme cythere, Pommier de Cythère.
Tên khoa học
Spondias dulcis Parkinson, 1773
Tên đồng nghĩa
"Chrysomelon pomiferum G.Forst. ex A.Gray
Cytheraea dulcis (Parkinson) Wight & Arn.
Evia acida Blume
Evia dulcis (Parkinson) Comm. ex Blume
Evia dulcis (Parkinson) Kosterm.
Poupartia dulcis (Parkinson) Blume
Spondias cytherea Sonn."

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Cóc
Họ
Đào lộn hột
Bộ
Bồ hòn
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kính
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây cóc có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á hoặc Nam Á. Có tài liệu cho rằng xuất xứ của loài này từ đảo Polynedi
Phân bố
Ở Cà Mau, cây cóc được tìm tháy hầu hết khắp nơi trên địa bàn tỉnh, ngoại từ TP. Cà Mau, huyện Thới Bình (xã Trí Phải, xã Tân Lộc, TT. Thới Bình) thì chưa được được tìm thấy
Sinh cảnh
do thích nghi tốt ở vùng đất tỉnh Cà Mau, cóc được tìm thấy người dân trồng khắp nơi trong vườn nhà, ven ao, ven đường, ven mương, ven sông.
Cách trồng
Cóc được nhân giống bằng hạt hay mắt ghép hoặc cành chiết.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Cây thân mộc cỡ lớn
Chiều cao
Cao 8-18 m, trung bình 9-12 m
Thân cây
Thân mộc cở lớn, mọc nhanh
Cành nhánh
Phân nhánh nhiều, cành dòn dễ gẫy.
Lá kép, lẻ, to, dài 20-60 cm, mọc ở ngọn nhánh; lá mang 7-12 đôi lá chét dài 6.25-10 cm, hình thuôn tròn; mép lá có răng cưa. Vào đầu mua khô, lá cây chuyển đổi sang màu vàng tươi, rụng.
Cụm hoa
Hoa mọc thành chùy to, có thể dài đến 30 cm, chùy mang ít hoa thường thòng xuống.
Hoa lượng tính
Hoa nhỏ, màu trắng, có 10 nhị, 5 vòi nhụy.
Quả
Quả thuộc loại quả hạch, hình trứng hay hình bầu dục, dài 6-8 cm, rộng 4-5 cm, da ngoài vàng-cam; thịt màu vàng-xanh nhạt, dòn, vị chua; Quả mọc thành chùm từ 2-12 quả , thòng xuống.
Hạt
Hạt khá lớn hình bầu dục có nhiều gai dạng sợi dính chặt với thịt, có 5,6 ô cách nhau không đều.
Sinh học
Cóc có nhu cầu cao về chế độ ánh sáng. Cóc thể thể sinh trưởng tốt ở đất phong hóa trên đá vôi, dất cát chua, nhưng thoát nước tốt. Cóc ít bị sâu bệnh.
Mùi hương
Quả cóc chín có mùi thơm dịu.
Mùa hoa
Tháng 1 đến 3
Mùa quả
Tháng 6 đến 8

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Dinh dưỡng
Theo tài liệu ở Philippines: Trong 100 gram phần ăn được của quả cóc chín chứa: Calories 157, Chất đạm 0.5-08 g, Chất béo 0.28- 1.79 g, Chất carbohydrate 1.2-9.5 g, Chất sơ=fiber : 1.1-8.4g, Calcium 0.42 g, Sắt 0.02 g, Magnesium 0.2 g, Phosphorus 0.51 g, Potassium 2 g, Kẽm 1.9 mg, Beta-Carotene 16 mg, Niacin 105 mg, Riboflavine 1.5 mg, Vitamin C 42 mg.
Thành Phần Hóa Học
"Thịt trái cóc chứa glucid 8% -10,5%; protein 0,5% - 0,8%; lipid 0,3% - 1,8%; cellulose 0,9% - 3,6%; tro 0,4% - 0,7%; acid 0,4% - 0,8%.Trong 100 g thịt của trái cóc chứa tới 42 mg acid ascorbic, ngoài ra còn có nhiều chất sắt (Fe).

Hạt cóc chứa nhiều khoáng chất như Calcium, Magnesium, Phosphorus, Potassium, Sulfur.

Vỏ cóc chứa 9-30% pectin, uronic acid (557-727 mg/g trọng lượng khô), đường trung tính 9125-158 mg/g. Trong vỏ quả cóc chín chứ nhiều Vitamin C hơn cả trong thịt quả."

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Lá và đọt cóc non có vị chua thanh, thơm; vỏ có vị chát.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Quả có thịt cứng, chứa nhiều dịch màu vàng, có vị chua, thường dùng ăn. Ở Campuchia, vỏ cóc phối hợp với vỏ chiêu liêu, nghệ được dùng sắc uống để trị tiêu chảy (Võ Văn Chi, 1997: 296). Ở Indonesia, phụ nữ lấy lá trộn với một số dược thảo khác để tẩy rửa làm sạch cơ thể sau khi sinh đẻ (Perry M.L et al., 1980: 16 – 17).
Thời gian thu hoạch
Lá, vỏ thân và quả; dùng tươi hay phơi khô.
Tác dụng dược lý
Vỏ có tác dụng thu liễm, trừ ỉa chảy và làm dịu đau.

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Vỏ cây
Trị tiêu chảy, Vỏ cây dùng trị đau bao tử, kiết lỵ, trị đau khớp xương, và thấp khớp
Lá cây
Nước sắc từ lá dùng trị xuất huyết
Quả (trái)
Trái cóc từ lâu đã được ghi nhận là có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, giải nhiệt, sinh tân dịch, giải khát; Trị đau họng; Quả dùng trị yếu tiêu hóa do mật
Rễ
Rễ dùng điều hòa kinh nguyệt.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Tiêu thực: Nghiền nhỏ thịt trái cóc để chế món ăn có mùi thơm dễ chịu.

Bài thuốc đa vị 1

Trị đau hầu họng: Nhai thật kỹ trái cóc với chút muối rồi nuốt dần.

Bài thuốc đa vị 2

Trị tiêu chảy: Lấy vỏ cây cóc và vỏ cây chiêu liêu nghệ, sắc uống (lấy khoảng 4 miếng vỏ cây của 2 loại, mỗi miếng bằng ngón tay cái, nấu với 750 ml nước còn 250 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày).

Bài thuốc đa vị 3

Trị tiêu chảy: Vỏ của cây cóc dùng phối hợp với vỏ cây Chiêu liêu, mỗi thứ 4 mảnh nhỏ, cỡ ngón tay cái, sắc chung trong 2 lít nước, đến còn 0.5 lít, uống (chia làm 3 lần) ((Bài thuốc ở Campuchia)

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Không nên ăn cóc khi đang đói và trẻ nhỏ cùng những người đang bị viêm loét dạ dày cũng cần hạn chế loại trái cây này.