Go Back

Report Abuse

131. co xuoc
131co xuoc (1)_Fotor
131co xuoc (3)_Fotor
131Co xuoc 4_Fotor
131Co xuoc 5_Fotor
131Co xuoc 6_Fotor

Cỏ xước

0 (0 Reviews)

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Cỏ sướt, Ngưu tất nam, Thổ ngưu tất
Tên địa phương
Cỏ xước
Tên tiếng Anh
Prickly chaff-flower, Achyranthe, Herbe d’Inde, Devil's horsewhip
Tên khoa học
Achyranthes aspera L., 1753
Tên đồng nghĩa
"Achyranthes acuminata E.Mey. ex Cooke & Wright
Achyranthes aspera var. aspera
Achyranthes aspera var. australis (R.Br.) Domin
Achyranthes aspera var. canescens (R.Br.) Drake
Achyranthes aspera var. obtusifolia Suess.
Achyranthes aspera var. simplex Millsp.
Achyranthes aspera f. subgrandifolia Suess.
Achyranthes asperoides Pires de Lima
Achyranthes australis R.Br.
Achyranthes canescens R.Br.
Achyranthes daito-insularis Tawada
Achyranthes ellipticifolia Stokes
Achyranthes fruticosa Des f. Achyranthes grandifolia Moq.
Achyranthes obovatifolia Stokes
Achyranthes okinawensis Tawada
Achyranthes robusta C.H.Wright
Achyranthes sicula Roth
Cadelaria punctata Ra f. Centrostachys aspera (L.) Standl.
Centrostachys australis (R.Br.) Standl.
Centrostachys canescens (R.Br.) Standl.
Centrostachys grandifolia (Moq.) Standl.
Centrostachys indica (L.) Standl.
Stachyarpagophora aspera (L.) M.Gómez"

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Ngưu tất
Họ
Rau dền
Bộ
Cẩm chướng
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kính
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Loài liên nhiệt đới
Phân bố
Ở Cà Mau, Cỏ xước phân bố ở TP. Cà Mau (xã Tắc Vân), huyện Thới Bình (xã Tân Lộc, xã Hồ Thị Kỷ), huyện U Minh, huyện Trần Văn Thời (xã Phong Lạc), huyện Cái Nước, huyện Năm Căn, huyện Ngọc Hiển (xã Tân Ân, xã Đất Mũi) và huyện Đầm Dơi.
Sinh cảnh
Phần lớn cây mọc tự nhiên nhiều ở ven sông, trong vườn nhà, ven mương, ven đường đi , ven ao và vườn thuốc nam và cũng được người dân trồng thêm nhiều trong vườn nhà
Cách trồng
Cây được trồng bằng hạt

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống hàng năm hay hai năm
Dạng cây
Cây thân thảo, mọc đứng
Chiều cao
Cây cao 20-50 cm, có khi đến 1 m
Thân cây
Thân non tiết diện vuông, gốc lóng phù to, màu xanh lục, có nhiều lông trắng dài và hơi nhám; thân già cứng, tiết diện gần tròn, có lông thưa và nhiều nốt sần
Cuốn lá
Cuống lá dài 1-1,5 cm, màu xanh lục, hình lòng máng, hơi nở rộng phía gốc
Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập, nhiều lông trắng dài và hơi nhám. Phiến hình bầu dục hay hình trứng ngược, dài 3,5-9 cm, rộng 2,5-6,5 cm, đầu tù và có mũi nhọn ngắn, gốc thuôn nhọn, men theo cuống một đoạn 0,5 cm, mặt trên màu xanh lục sậm, mặt dưới nhạt hơn; mép lá nguyên, lượn sóng, đôi khi hơi tím; gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới, đôi khi màu hơi đỏ ở gốc
Cụm hoa
Cụm hoa gié ở ngọn cành, dài 30-40 cm, phủ đầy lông dài màu trắng; cuống cụm hoa dài 2-5 cm; trục cụm hoa có đường kính 1-2 mm, hơi thuôn nhỏ về phía ngọn; hoa xếp dãn ở phía gốc, xếp khít nhau phía ngọn, hoa lúc đầu (các hoa ở ngọn gié) mọc thẳng đứng nhưng sau khi bao phấn mở thì chúc ngược xuống
Hoa lượng tính
Hoa nhỏ, đều, lưỡng tính, mẫu 5, khô xác, không có cánh hoa, có 1 lá bắc và 2 lá bắc con; lá bắc rải rác có lông dài màu trắng, một gân dọc nổi rõ ở giữa, dài 3-3,5 mm, ½ phía dưới hình bầu dục, ngang 1-1,5 mm, ½ phía trên kéo dài thành một phiến giống như gai nhọn; lá bắc con cứng, dài 2,5-3 mm, ½ phía dưới màu hồng đỏ, cong hình liềm, hai bên có hai cánh dạng phiến rất mỏng màu trắng, ½ phía trên màu vàng xanh và thuôn nhọn như gai. Lá đài 5, hơi không đều, rời, hình bầu dục thuôn nhọn, dài 4-4,5 mm, rộng 1-1,5 mm, màu xanh lục, mặt ngoài nhẵn và có 1-3 gân dọc màu vàng xanh nổi rõ, tiền khai ngũ điểm, tồn tại trên quả. Nhị thụ 5, xếp xen kẽ với 5 nhị lép, dính nhau phía dưới thành một ống cao khoảng 1 mm, dạng chén, phía trên rời. Nhị thụ đều, ngắn hơn lá đài, đính đối diện với lá đài; chỉ nhị hình sợi, dài 2 mm, hơi cong, màu vàng, nhẵn; bao phấn hình bầu dục thuôn, phía đầu có lông dài, màu vàng, 2 ô, hướng trong, nứt dọc, đính giữa; hạt phấn rời, màu vàng nhạt, hình cầu, đường kính 10-15 µm, đôi khi hình bầu dục thuôn, dài 10-15 µm, rộng 5-8 µm, bề mặt có vân hình mạng. Nhị lép là 5 phiến mỏng màu trắng, phần gốc hẹp, phần rời phía trên nở rộng hình quạt, dài 1 mm, trên đầu có nhiều tua sợi. Lá noãn 2, dính nhau tạo thành bầu trên 1 ô, đựng 1 noãn cong đính ở đáy bầu; bầu màu vàng, hình trụ, hơi loe ở phía trên, cao gần 1 mm; vòi nhụy 1, dài 1 mm, màu vàng, tồn tại trên quả; đầu nhụy 1, hơi loe rộng thành dạng tháp, màu vàng, phủ đầy gai thịt dài
Quả
Quả nang, có lá bắc tồn tại thành gai nhọn. Hạt hình trứng dài . Quả bế, hình trụ, dài 2-3 mm, màu nâu, được bao bọc bởi các lá đài tồn tại dạng khô xác, đựng 1 hạt
Mùa hoa
Cây ra hoa vào mùa hè và mùa thu.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Rễ chứa saponin, trong đó phần aglycon là acid oleanolic, phần đường là glucose, galactose, rhamnose. Rễ chứa ecdisteron, achiranthin; thân chứa K; hột chứa saponin . Cỏ xước chứa 81,9% nước 3,7% protid, 9,2% glucid, 2,9% xơ; 2,3% tro; 2,6% caroten, 2,0% vitamin C. Trong rễ có acid oleanolic (sapogenin). Hạt chứa hentriacontane và saponin 2%, acid oleanolic, saponin oligosaccharide, acid oleanolic 1,1% . Trong cây cỏ xước có: Nước, Protid, Glucid, Chất xơ, Tro, Caroten và Vitamin C

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát,
Khái quát chung công dụng
Rễ cây và các bộ phận khác được dùng trị: Cảm mạo phát sốt, sổ mũi; Sốt rét, lỵ; Viêm màng tai, quai bị; Thấp khớp tạng khớp; Viêm thận phù thũng; Tiểu tiện không lợi, đái dắt, đái buốt; Ðau bụng kinh, vô kinh, kinh nguyệt không đều; Ðòn ngã tổn thương.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Sử dụng toàn bộ cây để làm thuốc (kể cả rễ)
Thời gian thu hoạch
Có thể thu hái cây quanh năm, chủ yếu vào mùa hè-thu
Tác dụng dược lý
Cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, chống viêm tốt ở cả giai đoạn mạn tính và cấp tính.

Cỏ xước có vị đắng, chua, tính bình, vào 2 kinh can và thận, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khu phong trừ thấp, hoạt huyết mạnh gân
Chế biến
Sau khi thu hoạch, tửa sạch dược liệu, loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, rồi đem thái thành những đoạn ngắn, có thể dùng tươi hoặc khô

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Rễ
Rễ dùng trị cảm mạo phát sốt, sốt rét, lỵ, thấp khớp tạng thấp, viêm thận phù thủng, tiểu tiện không lợi, đái dắt, đái buốt, đau bụng kinh, vô kinh, kinh nguyệt không đều, đòn ngã tổn thương

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Chữa quai bị, giã rễ Cỏ xước chế nước súc miệng và uống trong, bên ngoài giã lượng vừa đủ đắp

Bài thuốc độc vị 2

Trị mụn: Gĩa nhỏ cây cỏ xước rửa sạch, rồi đem đắp lên vùng bị mụn khoàng 20 – 30 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần trước khi đi ngủ (Nữ Linh Hảo, 2019).

Bài thuốc độc vị 3

Chữa quai bị: Giã nhỏ cỏ xước rồi vắt lấy nước cốt để sức miệng, phần bã được dùng để đắp lên vùng bị đau (Nữ Linh Hảo, 2019).sắc lấy nước uống; có thể chia làm 3 phần nhỏ sử dụng mỗi ngày (Nữ Linh Hảo, 2019).

Bài thuốc độc vị 4

Chữa tăng cholesterole và triglycerid trong máu: Lấy 12g cỏ xước, thái mỏng, cho vào ấm hãm như hãm trà hoặc sắc uống.

Bài thuốc độc vị 5

Chữa tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, xơ vữa thành mạch, nhồi máu cơ tim: Lấy 6g rễ cỏ xước khô cho vào ấm sắc cùng với 10 cây thành ngạch. Đổ 3 bát nước nấu cạn còn 1 bát. Uống thuốc sau khi ăn khoảng 30 phút liên tục trong 2 tháng liền. Nếu bệnh chưa dứt thì nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục dùng liệu trình mới./ Chữa thấp khớp đang sưng: Sử dụng rễ cỏ xước, nhọ nồi, hy thiêm thảo mỗi loạn 16 gram cùng với 20 gram phục linh và 12 gram ngải cứu, 12 gram thương nhĩ tử. Đem sao vàng rồi sắc lấy nước uống. Hoặc có thể áp dụng bài thuốc khác: dùng 40 gram cỏ xước, 30 gram hy thiêm, 10 gram thổ phục linh, 20 gram cỏ mực, 12 gram ngải cứu, 12 gram quả ké đầu ngựa; đem sắc lấy nước uống (Nữ Linh Hảo, 2019)

Bài thuốc độc vị 6

Trị mụn, làm đẹp da: Cây cỏ xước rửa sạch với nước muối, băm nhỏ rồi giã nát. Vắt nước cốt thoa lên da hoặc những nơi có mụn 2 lần mỗi tuần. Mỗi lần đắp trong 30 phút.

Bài thuốc độc vị 7

Điều trị bệnh bạch hầu: Lấy 100g rễ cỏ xước tươi đem nấu với 150ml nước. Đun sôi kỹ, để nguội chia uống vài lần trong ngày.

Bài thuốc độc vị 9

Điều trị co giật, bại liệt, xơ vữa mạch máu: Sắc 40 – 60g rễ cỏ xước uống nhiều lần trong ngày.

Bài thuốc độc vị 8

Trị bệnh quai bị: Cây cỏ xước tươi giã lấy nước cốt súc miệng và uống. Phần bã đắp vào bên ngoài chỗ bị sưng đau do quai bị.

Bài thuốc đa vị 1

Chữa sổ mũi, sốt; dùng Cỏ xước, lá Diễn, Ðơn buốt, mỗi vị 30g, sắc uống

Bài thuốc đa vị 2

Chữa viêm gan, viêm thận, viêm bàng quang: Sử dụng cỏ xước, cỏ tháp bút, mộc thông, mã đề (hạt lá bông), sinh địa, cỏ rễ tranh và bột hoạt thạch mỗi loại 15 gram đem sắc lấy nước uống; có thể chia làm 3 phần nhỏ sử dụng mỗi ngày (Nữ Linh Hảo, 2019)

Bài thuốc đa vị 3

Chữa sổ mũi, sốt: Dùng cỏ xước và đơn buốt mỗi loại 30 gram, sắc mỗi ngày một thang thuốc (Nữ Linh Hảo, 2019)

Bài thuốc đa vị 4

Chữa viêm cầu thận, vàng da, đái ra máu: Sử dụng 30 gram rễ cỏ xước cùng với rễ cỏ tranh, mã đề, mộc thông, huyết dụ, lá móng tay, huyền sâm mỗi loại 15 gram; đem sắc lấy nước uống, chia làm 3 lần uống mỗi ngày (Nữ Linh Hảo, 2019)

Bài thuốc đa vị 5

Chữa thấp khớp đang sưng: Sử dụng rễ cỏ xước, nhọ nồi, hy thiêm thảo mỗi loạn 16 gram cùng với 20 gram phục linh và 12 gram ngải cứu, 12 gram thương nhĩ tử. Đem sao vàng rồi sắc lấy nước uống. Hoặc có thể áp dụng bài thuốc khác: dùng 40 gram cỏ xước, 30 gram hy thiêm, 10 gram thổ phục linh, 20 gram cỏ mực, 12 gram ngải cứu, 12 gram quả ké đầu ngựa; đem sắc lấy nước uống (Nữ Linh Hảo, 2019)

Bài thuốc đa vị 6

Chữa viêm đa khớp dạng thấp: Sắc lấy nước uống với các dược liệu: 20 gram rễ cỏ xước tẩm rượu (sao vàng); tang ký sinh, dây đau xương mỗi loạn 16 gram; độc hoạt, tục đoạn, đường quy, thục địa, bạch thược, đảng sâm, tần giao mỗi loại 12 gram; quế chi, xuyên khung mỗi loại 8 gram cùng với cam thảo và tế tân mỗi loại 6 gram (Nữ Linh Hảo, 2019)

Bài thuốc đa vị 7

Chữa bệnh gút: Sử dụng rễ cỏ xước, lá lốt, rễ bưởi bung, rễ cây vòi voi mỗi loại 15 gram, đem thái mỏng rồi sao vàng. Sau đó sắc đặc lấy nước dùng 3 lần mỗi ngày (Nữ Linh Hảo, 2019)

Bài thuốc đa vị 8

Chữa huyết hư, kinh nguyệt không đều: Sử dụng 20 gram rễ cỏ xước, 30 gram rễ gai cùng với cỏ cú, ích mẫu, nghệ đen mỗi loại 16 gram đem sắc lấy nước uống, sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày (Nữ Linh Hảo, 2019)

Bài thuốc đa vị 9

Chữa suy thận, vàng da: Dùng rễ cỏ xước, mã đề (dùng cả cây), cúc bách nhật (cả cây), cỏ mực mỗi loại 30 gram; đem sắc lấy nước dùng (Nữ Linh Hảo, 2019)

Bài thuốc đa vị 10

Chữa xơ vữa động mạch, huyết áp cao, ù tai, mờ mắt: Sử dụng 16 gram cỏ xước, 20 gram cỏ mực, 16 gram đường quy, 10 gram nấm mèo cùng với hạt muồng (sao vàng), xuyên khung, hy thiêm mỗi loại 12 gram; đem sắc lấy nước uống, vớt bã nấm mèo ra nhai kỹ và nuốt trôi cùng với thuốc (Nữ Linh Hảo, 2019)

Bài thuốc đa vị 11

Chữa chóng mặt, nhức đầu, rối loạn tiền đình, co giật, táo bón: Dùng 30 gram cỏ xước cùng với 20 gram hạt muồng sao, đem sắc lấy nước dùng mỗi ngày (Nữ Linh Hảo, 2019)

Bài thuốc đa vị 12

Chữa bầm máu, máu ứ bên trong do té ngã, nhức mỏi tay chân khi đi xa về: Lấy 100g cỏ xước ngâm chung với 30g sâm đại hành, 50g dứa dại và rượu trắng cao độ. Để trong ít nhất 30 ngày. Mỗi lần uống 15ml x 2 lần trong ngày.

Bài thuốc đa vị 13

Điều trị bệnh viêm gan, nhiễm trùng thận: Dùng 30g cây cỏ xước kết hợp với các vị rễ cỏ tranh, xa tiền, mộc thông, phất dũ, lá móng tay, trọng đài mỗi vị 15g. Sắc uống 1 thang trong ngày khi còn ấm. Mỗi thang chia làm 3 lần uống

Bài thuốc đa vị 14

Điều trị bệnh rối loạn tiền đình, đau đầu, chóng mặt, huyết áp tăng cao, trong người bốc hỏa, táo bón: Chuẩn bị hạt muồng 20g và cỏ xước 30g. Hạt muồng đem sao vàng rồi sắc chung với ngưu tất uống mỗi ngày 1 thang

Bài thuốc đa vị 15

Chữa máu nhiễm mỡ gây tăng huyết áp, xơ vữa động mạch: Chuẩn bị thang thuốc bao gồm các vị: Cỏ xước và đương quy mỗi thứ 16g, hạt lạc giời (sao vàng), xuyên khung, cỏ cứt lợn mỗi thứ 12g, nấm mèo 10g, hạn liên thảo 20g. Trộn đều các nguyên liệu rồi đem sắc chung. Mỗi thang sắc chia 3 lần uống trong ngày. Kiên trì uống liên tục 20 – 30 ngày để thấy được hiệu quả

Bài thuốc đa vị 16

Điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp: Rễ cỏ xước 20g ( sao với rượu), tầm gửi cây dâu 16g, độc hoạt, sâm nam, vân quy, tần giao quế chi, bạch thược, phòng đảng sâm mỗi vị 12g, tế tân 6g. Tất cả hợp thành một thang, sắc uống liên tục 7 ngày trong tuần sẽ thấy các triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp thuyên giảm rõ rệt

Bài thuốc đa vị 17

Trị đau lưng, mỏi gối, làm mạnh gân cốt, tăng khả năng cường dương, chữa bệnh phong thấp: Chuẩn bị cỏ xước, đỗ trọng, đương quy, sinh địa, tiên linh tỳ, tỳ giải, ý dĩ nhân mỗi vị 30g; Đan sâm, kim anh, phụ tử, phòng phong, sơn thù, thạch hộc mỗi vị 15g; Hồ cốt 45g. Giã nát tất cả các vị thuốc trên, bọc trong túi vải rồi cho vào bình thủy tinh ngâm chung với 3 lít rượu. Để khoảng 7 – 9 ngày. Mỗi ngày uống 2 ly nhỏ khi bụng đang đói

Bài thuốc đa vị 18

Điều trị rối loạn kinh nguyệt, bệnh huyết hư ở phụ nữ: Lấy 20g rễ cỏ xước, củ gấu, nghệ xanh, xác điến mỗi vị 16g, rễ gai 30g. Sắc thuốc ngày 1 thang chia uống vào buổi sáng, trưa, tối. Dùng liên tục 10 ngày. Phụ nữ mang thai tránh dùng

Bài thuốc đa vị 19

Điều trị thận suy, vàng da, tứ chi phù thũng: Cây cúc bách nhật, xa tiền, cỏ mực, cỏ xước ( sao ) mỗi vị 30g. Uống ngày 1 thang theo dạng thuốc sắc

Bài thuốc đa vị 20

Chữa tắc kinh hoặc bế kinh ở phụ nữ: Dùng 1 thang thuốc gồm 10g cỏ xước, 10g cây sung úy. Mỗi thang sắc uống làm 3 lần trong ngày

Bài thuốc đa vị 21

Điều trị sổ mũi trong các trường hợp bị viêm mũi dị ứng: Dùng quỷ trâm thảo, lá diễn mỗi loại 20g, rễ cỏ xước 30g. Sắc thuốc với 400ml nước cho cạn còn 100ml. Chia 2 lần uống hết trong ngày khi thuốc còn ấm. Uống liền khoảng 5 ngày rồi ngưng

Bài thuốc đa vị 22

Chữa nóng sốt, chảy nước mũi: Dùng 30g cỏ xước kết hợp với 30g đơn buốt. Đem một thang sắc kỹ gạn lấy nước chia 3 phần uống hết trong ngày

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Khi sử dụng cây cỏ xước để điều trị bệnh, bệnh nhân cần lưu ý: Không sử dụng cây cỏ xước để điều trị bệnh cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần có trong dược liệu này.Thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng có vấn đề về dạ dày, tiêu hóa, nếu sử dụng không đúng cách sẽ bị đau bụng, tiêu chảy. Không sử dụng cho phụ nữ mang thai, bởi thuốc có thể gây ra quái thai. Phụ nữ cho con bú cần cân nhắc giữa việc cho con bú và sử dụng thuốc, bởi thuốc có thể truyền sang con thông qua đường cho bú (Nữ Linh Hảo, 2019)