Go Back

Report Abuse

080. Cau
080Cau 1_Fotor
080Cau 2_Fotor
Betelnuss (Arecanut; Areca catechu L., stammt aus Asien)
080Cau 5_Fotor
080Cau 6_Fotor

Cau

0 (0 Reviews)

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Tân lang, Nhân lang, Binh lang, Mạy làng (Tày), Pơ lạng (K’ho)
Tên địa phương
Cau
Tên tiếng Anh
Areca palm, Areca nut palm, Betel palm, Betel nut palm, Indian nut, Pinang palm, Catechu, Betel tree
Tên khoa học
Areca catechu L., 1753
Tên đồng nghĩa
"Areca catechu var. alba Blume
Areca catechu var. batanensis Becc.
Areca catechu f. communis Becc.
Areca catechu var. longicarpa Becc.
Areca catechu var. nigra Giseke
Areca catechu var. silvatica Becc.
Areca macrocarpa Becc."

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Cau
Họ
Cau dừa
Bộ
Cau
Lớp
Một lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia
Phân bố
Cây Cau được tìm thấy khắp nơi ở trên địa bàn tỉnh Cà Mau, chỉ có huyện Ngọc Hiển (xã Đất Mũi) và huyện Đầm Dơi (xã Tạ An Khương) thì chưa được tìm thấy.
Sinh cảnh
Cây Cau được trồng vườn, ven đường, ven mương, gần lộ để làm trụ hàng rào. Cây cau cũng được trồng trong vườn thuốc nam để làm thuốc.
Cách trồng
Cay được trồng bằng quả. Cau trồng bằng quả vào mùa xuân, sau 5 - 6 năm đã cho quả; mỗi buồng cau có tới 200 - 300 quả.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây lâu năm
Chiều cao
Cây cao tới 15-20m
Đường kính
Cây có đường kính 10-15cm
Thân cây
Thân cột mang chùm lá ở ngọn, thân có nhiều vòng sẹo. Toàn thân không có lá mà có nhiều vết lá cũ mọc, chỉ ở ngọn có một chùm lá to rộng xẻ lông chìm
Lá có bẹ dày, phiến xẻ lông chim. Lá tập trung ở ngọn, cuống phát triển thành bẹ to ôm lấy thân; phiến lá xẻ lông chim
Cụm hoa
Cụm hoa là bông mo phân nhánh có mo sớm rụng. Trong cụm hoa, hoa đực thường ở trên, hoa cái ở dưới; hoa đực có mùi thơm
Hoa đực
Hoa đực nhỏ màu trắng, thơm gồm 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa trắng, 6 nhị.
Hoa cái
Hoa cái to, bao hoa không phân hóa. Noãn sào thượng 3 ô
Quả
uả hạch hình trứng to bằng quả trứng gà. Quả bì có sợi, hạt có nội nhũ xếp cuốn.
Hạt
Hạt màu nâu
Mùi hương
Hạt hơi hình nón cụt, đầu tròn giữa đáy hơi lõm, màu nâu nhạt, vị chát.
Mùa hoa
Tháng 2 đến 8
Mùa quả
Tháng 11 đến 5

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Trong hạt cau có dầu béo 10-15%, protid 5-10%, glucid 50-60%, tanin 15%, alcaloid ở dạng kết hợp với tanin 0,3-0,5%. các alcaloid chính là arecolin, arecaidin (arecain) guvacolin, guvacin và isoguvacin, arecolidin. Vỏ quả cũng chứa những alcaloid như ở hạt (arecolin, guvacolin, guvacin...) nhưng với hàm lượng rất thấp . Hạt cau có chất tanin (chất chát), hạt non 70%, hạt chín 15 - 20%, alcaloid: arecolin, arecailin gây chảy nước bọt nhiều, tăng tiết dịch vị, dịch ruột, co đồng tử (dùng trong bệnh glaucom), giảm nhịp tim, tăng nhu động ruột. Liều thấp kích thích thần kinh, liều cao ức chế. Chất arecolin độc nhưng không hại cho người ăn trầu, vì đã có vôi và nước bọt kiềm hóa arecolin chuyển thành arecalin không độc (Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng, nd)

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Theo Đông Y, hạt cau có vị cay, đắng, chát, tính ấm. Vỏ quả Cau có vị ngọt, hơi the, tính ấm.
Khái quát chung công dụng
Hạt Cau được chỉ định dùng trị bệnh sán xơ mít, giun đũa, sán lá, thuỷ thũng cước khí, dùng kích thích tiêu hoá, chữa viêm ruột ỉa chảy, lỵ, chốc đầu. Thường dùng 0,5-1g/ngày, dạng thuốc sắc; với liều cao, dùng trục sán. Vỏ quả Cau dùng trị thuỷ thũng cước khí, bụng đầy trướng, bí tiểu tiện, phụ nữ có thai phù thũng.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Trái, rễ và hạt khô (thường gọi là Tân lang), vỏ quả ngoài và vỏ giữa (thường gọi là Đại phúc bì)
Thời gian thu hoạch
Thu hái vào tháng 9 – 12 hằng năm. Thu hái những quả cau già để lấy hạt và vỏ quả.
Tác dụng dược lý
Theo Đông Y, hạt Cau có tác dụng tiêu tích, hành thuỷ sát trùng, trừ giun sán. Vỏ quả Cau có tác dụng thông khí, hành thuỷ, thông đại tiểu trường. Hạt Cau được chỉ định dùng trị bệnh sán xơ mít, giun đũa, sán lá, thuỷ thũng cước khí, dùng kích thích tiêu hoá, chữa viêm ruột ỉa chảy, lỵ, chốc đầu
Chế biến
Hạt phơi hoặc sấy đến thật khô. Khi dùng đem hạt khô ngâm nước 2-3 ngày cho mềm, Mỗi ngày thay nước một lần (không nên ngâm vào dụng cụ bằng sắt, vì trong hạt có tanin). Vớt ra để ráo nước, thái mỏng, phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 40-50oC tới độ ẩm dưới 10% (không được sao). Vỏ quả đem rửa sạch, ủ mềm một đêm, xẻ tơi, phơi hoặc sấy khô tới độ ẩm dưới 10%, tẩm rượu sao (tuỳ theo đơn) có thể nấu thành cao đặc

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Trục giun đũa: Dùng 21 hạt Cau sao tán nhỏ, nhịn ăn, chia uống làm 2-3 lần trong một ngày với nước sắc vỏ quả Cau làm thang (Bách gia trân tàng)

Bài thuốc độc vị 2

Chữa hen suyễn: tua cau cũ đốt tồn tính, tán mịn. Mỗi lần dùng 4 - 8g trộn với cơm, cháo. Dùng 3 - 4 lần sẽ thấy hiệu nghiệm

Bài thuốc độc vị 3

Chữa hành kinh băng huyết, hoặc sau khi đẻ băng huyết: buồng cau khô (đã hái trái) 20g sắc uống

Bài thuốc độc vị 4

Chữa phù thũng: bẹ cau thái nhỏ sao vàng sắc uống

Bài thuốc độc vị 5

Trị chốc đầu ở trẻ nhỏ: Chuẩn bị: Hạt cau khô. Mài hạt cau thành bột rồi phơi khô, sau đó trộn với dầu và thoa lên vùng da cần điều trị.

Bài thuốc đa vị 1

Tẩy sán: Phối hợp với hạt Bí ngô. Buổi sáng, lúc đói, ăn 40-100g hạt bí đã bóc vỏ, sau đó 2 giờ, uống nước sắc Hạt cau với liều 50-80g tuỳ người, đun với 500ml nước, sắc còn 150ml uống một lần; nửa giờ sau uống một liều thuốc tẩy. Nằm nghỉ đợi khi buồn đi ngoài thì đi vào một chậu nước ấm

Bài thuốc đa vị 2

Chữa sốt rét: Hạt Cau 2g. Thường sơn 6g, Thảo quả 1g, Cát căn 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày

Bài thuốc đa vị 3

Chữa khó tiêu, đầy trướng bụng: Dùng hạt Cau 10g, Sơn tra 10g, sắc nước uống

Bài thuốc đa vị 4

Trẻ em bị chốc đầu: Dùng hạt Cau mài lấy bột phơi khô hoà với dầu Vừng mà bôi . Hoặc Cau lượng vừa đủ, đem xay nhỏ phơi trong bóng râm cho khô, trộn dầu mè để bôi

Bài thuốc đa vị 5

"Chữa sốt rét cơn: Hạt cau 12g, thường sơn sao rượu 12g, thảo trái lùi 12g, thanh bì 12g, hậu phác 12g, trần bì 6g, cam thảo 6g. Sắc uống hoặc tăng liều lên 4 - 5 lần rồi tán bột mịn, luyện hồ làm viên uống. Mỗi lần 12g, ngày 2 lần.
Bài 3: hạt cau 2g, thường sơn 6g, thảo quả 1g, cát căn 4g. Các vị sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày"

Bài thuốc đa vị 6

Tẩy sán dây: Hạt cau 30g, hạt bí ngô 30g. Sắc uống.

Bài thuốc đa vị 7

Viêm túi mật cấp tính, đơn thuần: Hạt cau 10g tán bột, hạt cây cải củ 10g, trần bì 10g cắt nhỏ. Các vị cho vào nồi, đổ nước vào đun sôi một lúc là được. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Có thể pha ít đường để dễ uống

Bài thuốc đa vị 8

Kiện tỳ, khai vị; chữa ăn không tiêu, đầy trướng, ợ chua: Hạt cau 200g, đinh hương 10g, đậu khấu 10g, trần bì 20g, sa nhân 10g, muối 10g. Các vị thuốc trừ hạt cau nấu thành cao lỏng. Lấy hạt cau ra thái lát nhỏ uống 5 - 10g sau bữa cơm chiều bằng nước đã sắc

Bài thuốc đa vị 9

Chữa viêm thận phù nề: vỏ cau già 15g, mã thầy 50g. Sắc uống

Bài thuốc đa vị 10

Làm thuốc cường dương: rễ cau trắng ở dưới đất 40 - 60g sao vàng, sắc uống. Không nên dùng nhiều sẽ bị tán khí có hại,...

Bài thuốc đa vị 11

Chữa hắc lào: meo cau 1 nắm, thuốc lào 1 nhúm tán bột trộn dầu mè vừa đủ, trộn đều, cho vào lọ dùng dần, bôi ngày 2 - 3 lần

Bài thuốc đa vị 12

Chữa sỏi thận: rễ cau non, rễ cây dâu, rễ dừa, mỗi thứ 1 nắm sao vàng hạ thổ; cỏ mần chầu 1 nắm, mía lau 5 lóng, lá cây kim thất 1 nắm, đường phèn 1 nhúm (tổng cộng 7 vị) nấu nước uống

Bài thuốc đa vị 13

Chữa hành kinh băng huyết, hoặc sau khi đẻ băng huyết: buồng cau khô (đã hái trái) 20g sắc uống

Bài thuốc đa vị 14

Chữa sốt rét cơn: Hạt cau 12g tán mịn, thường sơn 12g. Sắc uống.

Bài thuốc đa vị 15

Trị thực tích khí trệ gây bụng đầy trướng, táo bón, ăn uống khó tiêu: Chuẩn bị: Khiên ngưu và hương phụ (sao) mỗi vị 120g, đại hoàng và hoàng bá mỗi vị 100g, nga truật, binh lang, mộc hương, hoàng liên, trần bì, thanh bì mỗi vị 30g. Đem các vị tán bột mịn, mỗi lần dùng 6 – 10g uống với nước ấm. Ngày dùng 2 – 3 lần cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Bài thuốc đa vị 16

Trị sán lá: Chuẩn bị: Cam thảo 5g, hạt cau 15g và ô mai 10g. Sắc lấy nước và dùng uống vào sáng sớm khi bụng đói.

Bài thuốc đa vị 17

Trị giun kim: Chuẩn bị: Nam qua tử và thạch lựu bì mỗi vị 10g, binh lang 15g (bình lang là hạt của quả Cau phơi khô). Sắc lấy nước và dùng uống trước khi đi ngủ (nên để bụng đói trước khi uống thuốc).

Bài thuốc đa vị 18

Trị sán: Chuẩn bị nam qua tử và binh lang (cắt lát) mỗi vị 30g. Dùng binh lang (hạt của quả Cau phơi khô) sắc lấy nước còn nam qua tử tán bột mịn, sau đó trộn đều và uống.

Bài thuốc đa vị 19

Trị sán: Sơn tra tươi 1000g và binh lang 60g (bình lang là hạt của quả Cau phơi khô). Đem sơn tra bỏ nhân rồi rửa sạch, sau đó dùng ăn từ 3 giờ chiều cho đến 10 giờ tối (cần nhịn ăn buổi tối). Sáng ngày hôm sau, đem hạt cau sắc lấy 1 chén nhỏ và dùng uống rồi nằm nghỉ. Khi buồn đi đại tiện cần nhịn trong vòng 15 phút, sau đó ngâm giang môn trong chậu nước ấm để sán ra hết.

Bài thuốc đa vị 20

Tẩy giun móc: Hạt cau 20g, vỏ lụa trắng rễ xoan 30g; sắc đặc thêm đường chế thành 60ml. Uống trước khi đi ngủ, khi bụng đói. Dùng liền 2 ngày.

Bài thuốc đa vị 21

Tẩy giun đũa, giun kim: 21 hạt cau sao tán nhỏ. Chia uống 2 - 3 lần trong ngày, với nước sắc vỏ quả cau làm thang. Uống lúc đói.

Bài thuốc đa vị 22

Tẩy trùng roi: cau 100g, cắt lát mỏng hoặc giã nát cho vào 500ml nước ngâm trên 12 giờ. Đun cạn còn 200ml chia 3 lần uống trong buổi sáng sớm còn đói bụng

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Nngười có khí hư hạ hãm, hoặc không có trùng tích và không có khí trệ