Go Back

Report Abuse

076. Can ta 2_Fotor

Cần ta

0 (0 Reviews)

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Cần nước, Cần ống, Cần cơm, Rau cần
Tên địa phương
Cần ta
Tên tiếng Anh
Java waterdropwort, water celery, water dropwort, Korean minari, Chinese celery, Japanese (flat leaf) parsley
Tên khoa học
Oenanthe javanica (Blume) DC., 1830
Tên đồng nghĩa
"Cyssopetalum javanicum Turcz.
Dasyloma corticatum Miq.
Dasyloma japonicum Miq.
Dasyloma javanicum (Blume) Miq.
Dasyloma laciniatum (Blume) Miq.
Dasyloma latifolium Lindl.
Dasyloma subbipinnatum Miq.
Falcaria javanica (Blume) DC.
Falcaria laciniata (Blume) DC.
Oenanthe decumbens Koso-Pol.
Oenanthe javanica subsp. javanica
Oenanthe javanica subsp. stolonifera (Roxb.) Murata
Oenanthe kudoi Suzuki & Yamam.
Oenanthe normanii F.P. Metcalf
Oenanthe stolonifera Wall. ex DC
Oenanthe stolonifera var. javanica (Blume) Kuntze
Oenanthe subbipinnata (Miq.) Drude
Phellandrium stoloniferum Roxb.
Sium javanicum Blume"

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Họ
Hoa tán, Cần tây, Cà rốt
Bộ
Hoa tán
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cần ta là loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Malaixia Inđônêxia và Việt Nam
Phân bố
Ở Cà Mau, cây Cần ta phân bố ở huyện Thới Bình (xã Hồ Thị Kỷ), huyện Phú Tân (xã Việt Thắng), huyện Trần Văn Thời, huyện Cái Nước (xã Thạnh Phú), huyện Năm Căn (xã Hàm Rồng, xã Hàng Vịnh), huyện Ngọc Hiển (xã Đất Mũi) và khắp huyện Đầm Dơi.
Sinh cảnh
Người dân thường dùng Cần ta để làm thức ăn nên được trồng nhiều trong vườn, vườn nhà, ven ao, ven đường để sử dụng. Cây Cần ta cũng có vị thuốc nên cũng được trồng trong vườn cây thuốc nam để sự dụng để điều trị bệnh.
Cách trồng
- Cây giống đem trồng có thời gian sống trong vườn ươm là 35-45 ngày. Trước khi nhổ cây con đem trồng không nên tưới nước cho cây 5-7 ngày, chỉ tưới ẩm 4-5 giờ trước lúc nhổ cho cây không bị đứt rễ và chóng bén.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Cây thân thảo
Rể
Rể dạng sợi. Những rể có thể phát triển đạt đến 30 cm dài trong nước.
Thân cây
Thân rỗng, có đốt và khía dọc, dài 0,3-1m.
Lá có hình dạng rất thay đổi, có cuống, nhưng các lá gốc và lá ngọn lại giống nhau, chia thuỳ hình lông chim 1-2 lần với các phiến hình mác hơi có dạng trái xoan hay hình thoi có chóp nhọn và mép nhăn nheo.
Cụm hoa
Cụm hoa gồm những tán kép đối diện với lá, có 5-15 nhánh mang các tán con; mỗi tán còn lại chia 10-20 nhánh gần bằng nhau mang những hoa màu trắng
Quả
Quả hình trụ thuôn, có 5 cạnh lồi.
Mùa hoa
Tháng 4

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Cần ta có chứa tinh dầu, acid hữu cơ, caroten, vitamin P, C, đạm, đường, canxi, phôtpho, sắt...Hạt chứa tinh dầu có phellandren và các acid béo.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Cần ta có vị ngọt, cay nhẹ, tính mát.
Khái quát chung công dụng
Thường dùng chữa cao huyết áp, viêm nhiễm đường tiết niệu, đòn ngã tổn thương, gãy xương, rong kinh và bạch đới.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Toàn thân cây cần ta (gồm rễ, gốc, thân và lá )
Thời gian thu hoạch
Quanh năm, nhiều nhất là vào tháng 11 và 12 hàng năm. Sau khoảng 30 ngày trồng có thể bắt đầu thu hoạch. Trước khi cắt, rút bớt nước sao cho mực nước dưới gốc chỉ còn 3 – 5cm. Tùy theo mục đích sử dụng mà cây có thể được nhổ lên để lấy phần gốc và rễ hoặc cắt cách gốc 2 – 3 cm để lấy phần thân và lá.
Tác dụng dược lý
- Cần ta có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi tiểu, tiêu thũng, giảm đau, cầm máu. Quả có tác dụng chống đầy hơi, chống nôn.
- Rau cần cung cấp nhiều sắt và photpho giúp kích thích sản xuất tế bào hồng cầu, cải thiện chứng thiếu máu.
- Thường xuyên ăn cần ta giúp ổn định huyết áp.
- Thành phần albumin được tìm thấy trong cây cần có tính năng giải độc, thanh lọc cơ thể, tiêu trừ mụn nhọt.
- Với hàm lượng chất xơ dồi dào, cần ta còn giúp ổn định lượng đường trong máu, giảm cholesterole xấu và mỡ máu.
- Phụ nữ sau sinh sử dụng rau cần ta có thể giúp hỗ trợ điều trị sản hậu với các biểu hiện xuất huyết, đau bụng.
- Bệnh nhân bị viêm khớp, ho do lao phổi, viêm gan mãn tính, suyễn… dùng cần ta sẽ cải thiện các triệu chứng bệnh.
Chế biến
Sau khi thu hoạch,đem cần ta rửa sạch. Dùng tươi hoặc đem phơi cho thật khô tích trữ sử dụng dần.

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Thân cây
Tiêu độc, giải khát, chữa ngộ độc kim loại nặng
Lá cây
Chữa bí tiểu, trị bệnh ho gà, ho kéo dài, Điều trị bệnh cao huyết áp, Bổ huyết, chữa thiếu máu, Hạ áp, giảm trạng thái hưng phấn và căng thẳng thần kinh, Điều trị sản hậu xuất huyết ở phụ nữ sau sinh, Trị nhức đầu, mất ngủ
Rễ
Chữa nôn ói, Tiêu độc, giải khát, chữa ngộ độc kim loại nặng

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Tiêu độc, giải khát, chữa ngộ độc kim loại nặng: Dùng 1 nắm toàn thân cây rau cần ( bao gồm cả rễ ) ép nước uống hàng ngày. Nhờ chứa hàm lượng albumin phong phú, rau cần ta có khả năng giải độc cho cơ thể.

Bài thuốc độc vị 2

Chữa bí tiểu: Thành phần: 50 – 100g cần ta tươi. Rửa sạch rau, cắt ngắn đem nấu khoảng 10 phút. Lấy nước uống vài lần trong ngày

Bài thuốc độc vị 3

Điều trị bệnh cao huyết áp: Chuẩn bị 500g rau cần. Nhặt rửa sạch, luộc chín lấy xác ăn trong bữa cơm. Phần nước quậy thêm chút đường cho hơi ngọt và uống thay trà hoặc Dùng 250g rau cần ta ép lấy nước uống hàng ngày.

Bài thuốc độc vị 4

Điều trị bệnh tiểu đường: Ép 500g rau cần ta lấy nước cốt chia 2 lần uống. Hoặc dùng rau cần tươi trụng quá nước sôi, cắt khúc ngắn vừa ăn rồi trộn chung với các gia vị ăn thay rau.

Bài thuốc độc vị 5

Chữa kinh nguyệt đến sớm: Chuẩn bị 100g cần ta tươi ( tương đương 30g dược liệu khô). Nấu nước uống thay trà. Mỗi liệu trình nên uống liên tục từ 1 – 2 tháng để thấy được hiệu quả.

Bài thuốc độc vị 6

Chữa tiểu khó, tiểu buốt: Dùng 100g cần tươi sắc uống thay trà hàng ngày hoặc ép nước uống.

Bài thuốc độc vị 7

"Chữa nôn ói, tiêu chảy ở trẻ em: Lấy 100g cần nước, rửa sạch
Luộc lấy nước cho bé uống nhiều lần cho đến khi khỏi bệnh"

Bài thuốc độc vị 8

Chữa sốt dai dẳng ở trẻ nhỏ: Kết hợp cần ta, cây mã đề, mạch nha lượng vừa đủ. Sắc nước cho trẻ uống vài lần để hạ nhiệt

Bài thuốc độc vị 9

Chữa viêm gan mạn tính, tiểu tiện ra máu: Cần ta tươi 200gr rửa sạch, vò nát, ép lấy nước, chế thêm 50ml mật ong, chia uống 2 lần trong ngày, dùng liên tục trong nhiều ngày.

Bài thuốc độc vị 10

Trẻ em thổ tả: Dùng Cần ta 40g, thái nhỏ, sắc nước cho uống.

Bài thuốc độc vị 11

Đái ra máu, đái buốt: Dùng toàn cây Cần ta giã vắt lấy nước cốt uống càng nhiều càng tốt.

Bài thuốc đa vị 1

"Chữa nôn ói: Kết hợp 30g rễ rau cần và 15g cam thảo. Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị nấu với 300ml nước
Khi sôi được khoảng 10 phút, gạn lấy nước và đập ngay 1 quả trứng gà vào. Uống hết nước sắc và ăn cả trứng. Dùng vài lần sẽ giúp cải thiện tình trạng buồn nôn, nôn ói sau ăn."

Bài thuốc đa vị 2

Giảm cholesterol máu: Dùng 200g cây cần ta nhặt bỏ rễ, rửa và ngâm với nước muối. Ép lấy nước cốt rau cần rồi trộn chung với một ít mật ong chia uống làm 3 lần.

Bài thuốc đa vị 3

Giảm cholesterol máu: Lấy 10 cây rau cần ta cắt ngắn, giã nát. Sau đó cho vào ấm cùng với 10 quả táo tàu sắc nước đặc uống 2 lần trong ngày.

Bài thuốc đa vị 4

Điều trị hen suyễn khó thở cho bệnh nhân bị viêm khí quản mạn tính: Chuẩn bị thang thuốc gồm: 15g rễ rau cần, 9g bạch phục linh, 6g hoa kinh giới, 12g đường phèn và 10 hạt hoa tiêu. Trước tiên cho rễ rau cần, bạch phục linh và hoa tiêu vào sắc trước. Khi ấm thuốc sắc sôi được khoảng 10 phút tiếp tục cho hoa kinh giới vào đun thêm 5 phút nữa. Chắt nước thuốc hòa với 6g đường phèn uống vào buổi sáng. Phần bã đổ thêm một ly nước vào sắc tiếp trong 10 phút nữa. Sau đó gạn nước pha với lượng đường phèn còn lại uống vào buổi chiều. Dùng thuốc trong 10 ngày liên tục

Bài thuốc đa vị 5

Điều trị bệnh ho gà, ho kéo dài: Dùng 500g rau cần, bao gồm cả rễ, thân, lá. Rửa sạch, giã nát lấy nước cốt. Cho thêm vài hạt muối ăn vào trong chén nước rau cần rồi đem hấp cách thủy 10 phút. Người bệnh nên làm thuốc vào lúc sáng sớm và chia hai phần uống. Một phần dùng ngay sau khi vừa sắc thuốc xong, phần còn lại uống vào buổi tối. Dùng liên tục trong nhiều ngày cho đến khi bệnh ho gà được điều trị khỏi hoàn toàn.

Bài thuốc đa vị 7

Trị ho cho bệnh nhân lao phổi: Lấy 30g rễ rau cần ra, thái nhỏ. Trộn rễ cần chung với 2 muỗng mật ong xào chín ăn. Dùng món ăn bài thuốc này mỗi ngày 2 – 3 lần

Bài thuốc đa vị 8

Điều trị bệnh cao huyết áp: Rau cần ta 200g, tiểu kế và mã diêu linh mỗi vị 15g. Sắc các vị trên với 500ml nước cho cạn còn một nửa, vớt bỏ bã. Tiếp tục đun nước sắc cho cô đặc còn 100ml . Bảo quản thuốc trong tủ lạnh dùng dần. Mỗi lần uống 10ml x 3 lần/ngày để ổn định huyết áp

Bài thuốc đa vị 9

"Chữa mất ngủ: Chuẩn bị các vị gồm: 9g rễ cần ta, 9g nhị nhân (toan táo nhân). Đem cả 2 sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày
24. Chữa sốt dai dẳng ở trẻ nhỏ"

Bài thuốc đa vị 10

Điều trị bệnh tiểu đường: Ép 500g rau cần ta lấy nước cốt chia 2 lần uống. Hoặc dùng rau cần tươi trụng quá nước sôi, cắt khúc ngắn vừa ăn rồi trộn chung với các gia vị ăn thay rau.

Bài thuốc đa vị 11

"Điều trị bệnh viêm phế quản: Chuẩn bị 100g gốc rau cần, trần bì ( vỏ quýt ) 9g, mạch nha 30g.
Đun sôi mạch nha rồi cho hai vị thuốc còn lại vào sao cháy. Thêm 400ml nước vào sắc cạn còn một nửa. Số thuốc thu được chia 2 lần uống trong ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm phế quản."

Bài thuốc đa vị 12

Hạ áp, giảm trạng thái hưng phấn và căng thẳng thần kinh: Rửa sạch 250g rau cần tươi rồi chần qua nước sôi trong 2 phút. Vớt ra cho rau ráo nước rồi giã nát. Hòa thêm 2 chén nước đun sôi để nguội. Lọc nước cốt chia uống 2 lần, mỗi lần 1 chén

Bài thuốc đa vị 13

Hạ áp, giảm trạng thái hưng phấn và căng thẳng thần kinh: Chuẩn bị 30g rau cần ta dạng khô, 12g mướp đắng. Cả hai thái nhỏ, sắc chung lấy nước uống

Bài thuốc đa vị 14

Điều trị bệnh viêm gan mãn tính, đi tiểu ra máu: Chuẩn bị 200g cần ta và 50g mật ong. Giã cần ta lấy nước cốt rồi trộn chung với mật ong chia 2 lần uống

Bài thuốc đa vị 15

"Điều trị mụn nhọt do nhiệt độc: Chuẩn bị một số thành phần: 100g cần ta, bồ công anh, 1 nắm lộc trường ( bại tương thảo)
Tất cả rửa sạch, ngâm cùng nước muối 20 phút để diệt khuẩn
Giã nát làm thuốc đắp vào khu vực cần điều trị khi mụn nhọt chưa vỡ"

Bài thuốc đa vị 16

Điều trị sản hậu xuất huyết ở phụ nữ sau sinh: Chuẩn bị 60g rau cần, 2 quả trứng gà ta. Đem 2 nguyên liệu đã chuẩn bị luộc chín. Uống nước luộc rau cần và ăn trứng gà

Bài thuốc đa vị 17

"Điều trị vàng da: Chuẩn bị: 60g gốc và rễ cần ra, 1 lạng thịt nạc lợn bằm, 30g hoàng hoa thái
Nấu canh ăn mỗi tuần 3 lần"

Bài thuốc đa vị 18

Điều trị bệnh quai bị: Lấy vài cây cần ta giã nát. Thêm dầu vừng vào trộn đều làm thuốc đắp lên khu vực cần điều trị

Bài thuốc đa vị 19

"Chữa viêm khớp, phong thấp: Thành phần của bài thuốc: 300g cần tươi, đường trắng vừa đủ
Giã cần ta lấy nước rồi đem nấu sôi. Thêm một ít đường trắng vào, quậy tan uống làm 2 lần vào buổi sáng và tối"

Bài thuốc đa vị 20

Trị nhức đầu: Chuẩn bị 100g rễ cần ta, 2 quả trứng gà. Rễ cần rửa sạch, cắt nhỏ đem tráng chung với trứng gà. Dùng 3 lần mỗi tuần

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
"Không dùng cây cần ta làm thuốc chữa bệnh cho các trường hợp bị: Bệnh vẩy nến, tỳ vị hư hàn, huyết áp thấp, nhiễm giun sán.
Rau cần được trồng dưới ruộng hoặc ở bờ ao, bờ hồ nên dễ bị nhiễm trứng giun sán. Vì vậy, khi dùng dược liệu dưới dạng tươi, người bệnh nên rửa qua nhiều lần nước cho sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng. Cẩn thận hơn có thể trần qua nước sôi để tiêu diệt trứng giun.
Thêm vào đó, mặc dù có nhiều tác dụng quý nhưng không phải ai dùng rau cần ta cũng hiệu quả. Bệnh nhân nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi dùng."