Cẩm tú cầu

Report Abuse

073. Cam tu cau 2_Fotor
0 0 Reviews

Cẩm tú cầu

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Cây tú cầu lá to, Bát tiên, Chè xanh, Chè nhật
Tên địa phương
Cẩm tú cầu
Tên tiếng Anh
French hydrangea, Florist's Hydrangea, Bigleaf Hydrangea, Lacecap hydrangea, Mophead hydrangea, Penny mac, Hortensia
Tên khoa học
Hydrangea macrophylla (Thunb.) Ser., 1830
Tên đồng nghĩa
"Hortensia opuloides Lam.
Hydrangea hortensia Siebold
Hydrangea hortensis Sm.
Hydrangea japonica f. hortensia Regel
Hydrangea macrophylla f. hortensia (Regel) Rehder
Hydrangea macrophylla var. macrophylla
Hydrangea maritima Haw.-Booth
Hydrangea opuloides (Lam.) K.Koch
Viburnum macrophyllum Thunb."

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Tú cầu
Họ
Tú cầu
Bộ
Sơn thù du
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Loài của Trung Quốc, Nhật Bản
Phân bố
Ở Cà Mau, cây Cẩm tú cầu được tìm thấy ở TP. Cà Mau (phường 5), huyện Thới Bình (xã Hồ Thị Kỷ), huyện Phú Tân (xã Phú Thuận), huyện Đầm Dơi (xã Tân Dân)
Sinh cảnh
Cẩm tú cầu chủ yếu được trồng làm kiểng ở vườn nhà.
Cách trồng
Hoa cẩm tú cầu thường được trồng bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Tuy nhiên phương pháp giâm cành là phổ biến hơn cả. Khi trồng tiến hành cắt một đoạn hánh dài khoảng 30-40cm với những đoạn nhánh già đã ngả màu gỗ. Ngâm trong nước vài giờ, cắm vào đất, buộc cố định cho không bị lay gốc, để chỗ có nắng lốm đốm/nhận nắng sáng (không để chỗ thiếu nắng), giữ cho đất đủ ẩm. Sau một thời gian từ khoảng 1 tháng là các cành hom đã bắt đầu mọc ra. Từ đó có thể bấng cả cây đem trồng ở nơi cố định. Sau khi trồng tưới nước đẫm để cây mau phát triển

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Cây bụi, thân mềm
Chiều cao
Cây cao 3m
Rể
Rễ: cây có bộ rễ chùm
Thân cây
Thân có màu xanh, phân nhiều cành nhánh
Cành nhánh
Nhánh tròn, không lông hay ít lông
Lá cây có màu xanh, lá thường mọc đối xứng theo từng đốt trên thân, có cuống, mép lá hình răng cưa.
Cụm hoa
Hoa : những bông hoa hình thành những cụm hoa cầu tròn khá là đẹp, cụm hình như cái ô mang nhiều hoa, mỗi bông hoa có cánh nhỏ, hoa cẩm tú cầu có nhiều màu sắc khác nhau.
Quả
Quả nang nhiều ô, to 4-5mm
Sinh học
Cây ưa bóng râm, ẩm thấp, khí hậu mát mẻ, tốc độ sinh trưởng nhanh, nhiệt độ từ 15- 27 độ C.
Mùa hoa
Hoa cẩm tú cầu ra hoa quanh năm, thời điểm ra hoa rộ nhất thường vào mùa xuân

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Lá và rễ có một alcaloid C16H19O3N2, 2HCl. Hoa và lá chứa hydrangenol glucosid, acid hydrangeic và rutin.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Vị đắng, hơi cay, tính hàn, có ít độc
Khái quát chung công dụng
Là cây thuốc trị sốt rét. Ở Nhật Bản, dân gian dùng trị bệnh về tim.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Toàn cây
Thời gian thu hoạch
Quanh năm
Tác dụng dược lý
- Tác dụng thanh nhiệt kháng ngược
- Bảo vệ thận: Bởi rễ cây cẩm tú cầu giúp duy trì dòng nước tiểu mạnh, ngăn ngừa tình trạng nước tiểu đọng lại trong niệu đạo gây nhiễm trùng, giúp giảm viêm từ đó loại bỏ các tạp chất từ ​​tuyến tiền liệt. Để đạt hiệu quả tốt nhất, cẩm tú cầu thường được dùng kết hợp với cỏ đuôi ngựa.
- Cẩm tú cầu còn giúp thải độc cho thận nhằm ngăn sự hình thành sỏi thận, sỏi bàng quang và loại bỏ sỏi ra khỏi thận.
- Chống oxy hóa: Nếu có quá nhiều loại oxy phản ứng trong cơ thể của , sẽ gây ra hiện tượng stress oxy hóa, dẫn đến tổn thương mô và ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe. Rất may, chiết xuất từ ​​rễ cây cẩm tú cầu có khả năng chống lại quá trình này. Đặc biệt, dùng rễ hoa cẩm tú cầu có khả năng chống oxy hóa trong mô gan.
- Chống viêm: Rễ cây cẩm tú cầu rất giàu hợp chất gọi là coumarin. Cả coumarin và skimmin dẫn xuất của nó đều có đặc tính chống viêm. Đồng thời chiết xuất rễ cây cẩm tú cầu còn có khả năng ức chế sự xâm nhập của các tế bào viêm như đại thực bào và bạch cầu trung tính vào mô thận. Do đó có thể giảm bớt nhiễm trùng, viêm thận và giảm các triệu chứng khác.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh rối loạn tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, đa xơ cứng, bệnh viêm ruột, đái tháo đường tuýp 1, bệnh chàm và bệnh vẩy nến.
- Làm giảm lượng đường trong máu. Bởi chúng có khả năng làm giảm tình trạng kháng insulin và tăng cường hấp thu lượng đường trong máu.
Chế biến
Cẩm tú cầu được bào chế dưới các dạng: dạng tươi, chiết xuất chất lỏng/rượu thuốc, chiết xuất dạng viên nang, thuốc sắc, chiết xuất dạng bột. Rửa sạch tạp chất trước khi sơ chế

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Toàn cây
Kháng viêm, chống oxy hóa rất tốt, ngoài ra cùng với các khoáng chất canxi, kẽm, magie đều có những tác dụng tốt với sức khỏe.
Vỏ cây
Vỏ cây cẩm tú cầu được sử dụng ngoài da nhằm giúp vết thương mau lành, chữa bong đau cơ và bong gân.
Rễ
Điều trị rối loạn tự miễn dịch như viêm khớp dang thấp, bệnh đa xơ cứng bệnh viên ruột, đái tháo đường tuýp 1, bệnh chàm, vẩy nến.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
"Cẩm tú cầu có thể an toàn đối với hầu hết mọi người khi dùng bằng đường uống chỉ trong vài ngày. Các tác dụng phụ mà có thể gặp phải khi sử dụng cẩm tú cầu có thể là buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt và tức ngực. Lưu ý là không được sử dụng cẩm tú cầu nhiều hơn liều khuyến nghị. Việc sử dụng 2g thân hoặc rễ khô loại thảo dược này/lần có thể không an toàn. Hơn nữa, cẩm tú cầu có thể không an toàn khi sử dụng trong khoảng thời gian dài.
Còn đối với phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú. Hiện nay vẫn chưa có đủ thông tin về việc sử dụng cẩm tú cầu đối với 2 đối tượng này. Mặc dù vậy, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y trước khi sử dụng loại thuốc này nhé.
Tác dụng phụ khi dùng cẩm tú cầu
Theo thử nghiệm thì sử dụng Cẩm tú cầu tương đối an toàn. Đôi khi vẫn có tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, tức ngực hay chóng mặt và
Thận trọng khi dùng cẩm tú cầu
Phụ nữ có thai hoặc cho con bú
Tham khảo bác sĩ khi đang dùng thuốc khác
Dị ứng nhóm thuốc nào
có bất kỳ bệnh tật mãn tính, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác"