Bồ công anh nam

Report Abuse

032. Bo cong anh nam (2)_Fotor_Fotor_Collage
0 0 Reviews

Bồ công anh nam

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Diếp hoang, diếp trời, diếp dại, cây rau bồ cóc, múi mác, rau mũi cày
Tên địa phương
Bồ công anh nam
Tên tiếng Anh
Indian Lettuce
Tên khoa học
Lactuca indica L., 1771
Tên đồng nghĩa
"Brachyramphus sinicus Miq.
Chondrilla squarrosa (Thunb.) Poir.
Lactuca amurensis Regel & Maxim.
Lactuca amurensis Regel
Lactuca bialata Griff.
Lactuca brevirostris Champ.
Lactuca brevirostris Champ. ex Benth.
Lactuca brevirostris var. brevirostris
Lactuca brevirostris var. foliis laciniatis Hemsl.
Lactuca brevirostris var. foliis indivisis Hemsl.
Lactuca cavaleriei H.Lév.
Lactuca dracoglossa Makino
Lactuca hoatiensis H.Lév. & Vaniot
Lactuca indica var. dentata (Komar.) Chu
Lactuca indica var. foliis Ling
Lactuca indica var. foliisindivisis (Hemsl.) Y.Ling
Lactuca indica var. foliislaciniatis (Hemsl.) Y.Ling
Lactuca indica f. indica
Lactuca indica var. indica
Lactuca indica f. indivisa (Maxim.) Hara
Lactuca indica var. laciniata Hara
Lactuca indica var. ldracoglossa (Makino) Kitam.
Lactuca indica var. macrothyrsa Miq.
Lactuca indica f. runcinata (Maxim.) Kitam.
Lactuca indica var. subintegerrima Miq.
Lactuca kouyangensis H.Lév.
Lactuca laciniata (Houtt.) Makino
Lactuca mauritiana Poir.
Lactuca squarrosa (Thunb.) Miq.
Lactuca squarrosa (Thunb.) Maxim.
Lactuca squarrosa var. dentata Komar.
Lactuca squarrosa f. indivisa Maxim.
Lactuca squarrosa var. integrifolia Kom.
Lactuca squarrosa f. runcinata Maxim.
Lactuca squarrosa var. runcinato-pinnatifida Kom.
Lactuca squarrosa var. squarrosa
Lactuca squarrosa f. squarrosa
Leontodon acutissimus Noronha
Prenanthes laciniata Houtt.
Prenanthes squarrosa Thunb.
Pterocypsela indica (L.) C.Shih
Pterocypsela indica var. indica
Pterocypsela indica var. laciniata (Houtt.) H.C.Fu
Pterocypsela indivisa (Makino) H.S.Pak
Pterocypsela laciniata (Houtt.) C.Shih"

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Rau diếp
Họ
Cúc
Bộ
Cúc
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Vùng Địa Trung Hải.
Phân bố
Ở Cà Mau, cây Bồ công anh nam được tìm thấy ở TP. Cà Mau (phường Tân Xuyên), huyện Thới Bình (xã Hồ Thị Kỷ), huyện Cái Nước (xã Thạnh Phú), huyện Cái Nước (TT. Cái Nước), huyện Đầm Dơi (xã Ngọc Chánh, xã Tạ An Khương)
Sinh cảnh
Cây Bồ công anh nam được trồng trong vườn và vườn thuốc nam để làm thuốc
Cách trồng
Việc trồng rất dễ dàng bằng hạt. Mùa trồng vào tháng 3-4 hoặc 9-10. Có thể trồng bằng mẫu gốc, sau 4 tháng có thể bắt đầu thu hoạch.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống một năm hay hai năm
Dạng cây
Cây thân thảo
Chiều cao
Cây cao 60–200 cm
Thân cây
Thân nhẵn, thẳng, cao 0,5-1 m, có khi đến 2m, ít phân cành, đôi khi có những đốm tía.
Lá mọc so le, gần như không cuống, rất đa dạng. Những lá ở dưới thuôn dài, xẻ thùy không đều, hẹp và sâu, thùy lớn và thùy nhỏ xen kẽ nhau, mép có răng cưa, gốc tù, đầu nhọn; các lá ở giữa và ở trên ngắn và hẹp hơn, có ít răng hoặc hoàn toàn nguyên.
Cụm hoa
Cụm hoa là một đầu, tụ họp thành chùy dài 20 – 40cm, mọc ở ngọn thân và kẽ lá, phân nhánh nhiều, mỗi nhánh mang 2 – 5 đầu; tổng bao hình trụ, mỗi đầu có 8- 10 hoa màu vàng hoặc vàng nhạt; tràng hoa có lưỡi dài, ống mảnh; nhị 5, bao phấn có đỉnh rất tròn, tai hình dùi ; vòi nhụy có gai.
Quả
Quả bế, màu đen, có mào lông trắng nhạt, 2 cạnh có cánh, 2 cạnh khác giảm thành một đường lồi.
Mùa hoa
Tháng 6 đến 7
Mùa quả
Tháng 8 đến 9

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Bồ công anh chứa nhiều sắt (tương đương với lượng sắt tìm thấy trong rau dền),vitamin C, vitamin B vitamin A cao và nhiều nguyên tố vi lương khác như Magiê, calci, natri…

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Vị hơi đắng, cay, tính mát
Khái quát chung công dụng
Chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ hay bị mụn nhọt, đinh đầu râu, áp xe, tràng nhạc, các vết thương nhiễm trùng. Còn dùng uống trong chữa bệnh đau dạ dày, ăn uống không tiêu.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Toàn cây
Thời gian thu hoạch
Sau 4 tháng kể từ khi trồng có thể bắt đầu thu hoạch.
Tác dụng dược lý
Thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc bài nung, hoạt huyết khứ ứ.
Chế biến
Lá hái về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô dùng dần. Thường hay dùng tươi, không phải chế biến gì đặc biệt. Một số người hái cả cây, cả rễ cắt nhỏ phơi khô để dùng.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Trị tỳ vị có hỏa uất, sưng vú, áp xe, tràng nhạc, mụn nhọt: Ngày dùng 20 – 40g cây tươi ép lấy nước hoặc 8 – 30g cây khô sắc uống,

Bài thuốc đa vị 1

Chữa sưng vú, tắc tia sữa: Hái 20 đến 40g lá Bồ Công Anh tươi, rửa sạch, thêm ít muối giã nát, vắt lấy nước uống, bã dùng đắp lên nơi vú sưng đau. Thường chỉ dùng 2-3 lần là đỡ (kinh nghiệm dân gian).

Bài thuốc đa vị 2

Chữa ăn uống kém tiêu, hay bị mụn nhọt: Lá Bồ Công Anh khô 10 đến 15g; nước 600ml (3 bát), sắc còn 200ml (1 bát) (có thể đun sôi kỹ và giữ sôi trong vòng 15 phút). Uống liên tục trong vòng 3-5 ngày, có thể kéo dài hơn.

Bài thuốc đa vị 3

Đơn thuốc đau dạ dày: Lá Bồ Công Anh khô 20g, lá khôi 15g, lá khổ sâm 10g. Thêm 300ml nước, sắc đun sôi trong vòng 15 phút, thêm ít đường vào mà uống (chia 3 lần uống trong ngày). Uông liên tục trong vòng 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục cho đến khi khỏi.

Bài thuốc đa vị 4

Chữa mắt sung đỏ đau: Bồ công anh nam 40g, Dành dành 20g sắc uống.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Trong các trường hợp âm hư hoặc tràng nhạc, ung nhọt đã vỡ mủ, khi dùng bồ công anh nên thận trọng.