Go Back

Report Abuse

031. Bo cong anh bac (3)_Fotor_Fotor_Collage
031Bo cong anh bac (3)_Fotor
031Bo cong anh bac (4)_Fotor
031Bo cong anh bac (6)_Fotor
031Bo cong anh bac (7)_Fotor
031Bo cong anh bac (8)_Fotor

Bồ công anh bắc

0 (0 Reviews)

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Bồ công anh lùn, bồ công anh thấp, phù công anh, rau bồ cóc, diếp dại, mũi mác, diếp trời, rau mũi cày, Hoàng địa đinh, Nãi chấp thảo
Tên địa phương
Bồ công anh bắc
Tên tiếng Anh
Dendelion, Common dandelion
Tên tiếng Pháp
Pissenlit, laitne des chiens, salde taupe, couronne de moine
Tên khoa học
Taraxacum campylodes G.E.Haglund, 1948
Tên đồng nghĩa
"Crepis taraxacum (L.) Stokes
Leontodon taraxacum L.
Leontodon taraxacum var. taraxacum
Leontodon vulgare Lam. [Illegitimate]
Taraxacum dens-leonis Desf. [Illegitimate]
Taraxacum dens-leonis var. dens-leonis
Taraxacum officinale (L.) Weber ex F.H.Wigg.
Taraxacum officinale var. glabratus Kirk
Taraxacum officinale f. officinale
Taraxacum officinale var. pygmaea Hook.f.
Taraxacum subspathulatum A.J.Richards
Taraxacum taraxacum var. taraxacum
Taraxacum vulgare (Lam.) Schrank
Taraxacum vulgare var. vulgare"

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

Địa chỉ
Cái Nước, Thị trấn Cái Nước, Cái Nước, Tỉnh Cà Mau, Việt Nam

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Địa đinh, Bồ công anh
Họ
Cúc
Bộ
Cúc
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc
Phân bố
Ở Cà Mau, cây Bồ công anh bắc phân bố ở huyện Thới Bình (xã Tân Lộc), huyện U Minh (TT. U Minh), huyện Cái Nước (TT. Cái Nước), huyện Năm Căn (xã Hàm Rồng),
Sinh cảnh
Cây Bồ công anh bắc thường mọc hoang vườn nhà của người dân và được trồng làm thuốc ở vườn thuốc nam
Cách trồng
Bồ công anh thấp được nhân giống từ hạt, bằng cách gieo thẳng vào tháng 2 – 3. Đất trồng phải cao ráo, màu mỡ, tiện tưới tiêu. Sau khi làm đất, lên thành luống cao 15 – 20cm, rộng 1 – 1,2m, rạch ngang hay dọc luống để gieo hạt. Khoảng cách cây phù hợp là 20 x 20cm. Có thể bón lót bằng phân chuồng, bón thúc bằng nước phân chuồng, nước giải hay đạm pha loãng. Lượng phân bón tùy theo khả năng nhưng không cần nhiều, chỉ cần cây luôn giữ được màu xanh vừa phải là được. Cần giữ cho cây luôn sạch cỏ.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống 3-5 tháng
Dạng cây
Cây thân thảo
Chiều cao
Cây cao 0,6m đến lm, có thể cao tới 3m
Rể
Rễ trụ
Thân cây
Thân mọc thẳng, nhãn, không cành hoặc rất ít cành.
Lá có nhiều hình dạng; lá phía dưới dài 30cm, rộng 5 cm gần như không cuống, chia thành nhiều thùy hay răng cưa thưa, lá phía trên ngắn hơn, nguyên chứ không chia thùy, mép có răng cưa thưa. Bấm lá và thân đều thấy tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa, vị hơi đắng.
Cụm hoa
Cụm hoa là đầu đồng giao, đường kính 3-4 cm, trục cụm hoa dài 14-26 cm, mọc từ nách lá, rỗng bên trong, 1/2 trên và 4 cm phần đáy trục màu đỏ tía nhạt, còn lại màu xanh phớt đỏ, trên trục có ít lông trắng, mảnh, nhiều hơn ở đáy. Tổng bao lá bắc hình chuông gồm 4 vòng lá bắc hình dải hẹp, màu xanh lục, đỉnh màu đỏ tía nhạt: 3 vòng ngoài kích thước 0,8 x 0,15 cm, xòe ra và cong xuống; vòng trong kích thước 1,8 x 0,15 cm.
Hoa lượng tính
Hoa không đều, lưỡng tính, Đài biến đổi thành một vòng lông màu trắng, dài 0,5-0,6 cm, trên lông có nhiều gai nhọn.Cánh hoa 5; ống tràng hẹp màu trắng, cao 0,6 cm, nơi tiếp giáp phiến có lông trắng ngắn, phía trên xòe thành 1 phiến hình lưỡi màu vàng hướng về phía trước, đỉnh phiến có 5 răng tròn, 1/2 đáy phiến có lông trắng ngắn. Những hoa bìa phần giữa phiến có màu hồng nâu nhạt.
Quả
Quả bế, hình bầu dục thuôn hẹp, dài 0,3-0,4 cm, màu nâu đen, có 10 rãnh dọc; khoảng 0,1 cm phía đỉnh có các gai nạc; đỉnh có 1 cọng mảnh màu nâu nhạt (mỏ) dài 1 cm, mang 1 chùm lông màu trắng.
Hạt
Hạt có túm lông nhờ gió phát tán đi khắp nơi.
Sinh học
Cây ưa sáng, khí hậu ẩm mát. Ở nước ta, những vùng có Bồ công anh thấp mọc tương đối tập trung thường có nhiệt độ trung bình dưới 200C, lượng mưa từ 1500 đến 2800 mm trong 1 năm. Cây mọc rải rác hoặc tập trung thành từng đám ở vườn, các bãi trống ven đường đi, trên nương rẫy hoặc chân đá vôi. Cây mọc từ hạt xuất hiện rải rác từ cuối mùa xuân đến cuối mùa hè. Mùa hoa quả cũng rải rác trong suốt mùa hè và đầu mùa thu. Sau khi ra hoa quả, cây tàn lụi.
Mùa hoa
sau 4 tháng trồng

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
"Theo Wehmer (1931, Die pflanzen stoffe Bd. II) trong toàn cây bồ công anh Taraxacum officinaIe Wigg. có chứa inozitola, 0,5% asparagin, đường khử, chất nhựa, chất đắng, saponozit, men tyrosinaza. Trong hoa có xanthophyl, trong rễ có inulin (tới 40% đối với rễ khô), saccaroza, glucoza, chất đắng có tinh thể gọi là taraxaxin C40H4QO5, inozitola, lactat canxi, một ít tinh dẩu, chất nhựa, một chất đắng chưa xác định, có thể là hỗn hợp taraxaxin và taraxaxerin. Trong nhũ dịch có chất đắng taraxerola, inozitola, taraxaxterola, chất prôtit và cao su, đường khử.
Trong lá có luteolin 7 glucozit và apigenin 7 glucozit hay cosmoziozit. Ngoài ra rất nhiều vitamin B và C."

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Bồ công anh thấp có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, hơi hàn, vào kinh tỳ và vị
Khái quát chung công dụng
Bồ công anh Việt Nam là một vị thuốc kinh nghiệm trong nhân dân để chữa bệnh sung vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mù, hay bị mụn nhọt, đinh râu. Còn dùng uống trong chữa bệnh đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Dùng lá, rễ là chủ yếu
Thời gian thu hoạch
Lá thu hái trước khi cây có hoa. Rễ thu vào tháng 6-7.
Tác dụng dược lý
Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tiêu ung, thông sữa, lợi tiểu. Còn giúp ăn ngon, lợi mật, nhuận gan.
Chế biến
Cắt nhỏ phơi khô để dùng.

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Lá cây
Chữa ăn uống kém tiêu, hay bị mụn nhọt, đau dạ dày

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Chữa sưng vú, tắc tia sữa: Hái 20 đến 40g lá bồ công anh tươi, rửa sạch, thêm ít muối giã nát, vắt lấy nước uống, bã dùng đắp lên nơi vú sưng đau. Thường chỉ dùng 2-3 lần là đỡ (kinh nghiệm dân gian).

Bài thuốc độc vị 2

Chữa rắn cắn, ong Châm, bò cạp đốt: Bồ công anh tươi, giã nát, đắp vào vết thương.

Bài thuốc độc vị 3

Trị gai đâm hoặc bị nhằm nước đái của con cáo làm cho thịt sưng phù: Bồ công anh gĩa nát lấy nước cốt bôi vào nhiều lần thì khỏi (Đồ Kinh phương)

Bài thuốc độc vị 4

Trị sản hậu không cho con bú, sữa tích lại làm cho vú căng, sưng: Bồ công anh gĩa nát, đắp lên đó, ngày 3 đến 4 lần (Mai Sư phương).

Bài thuốc độc vị 5

Trị ung độc sưng tấy cấp tính: Bồ công anh 20g đến 40g, sắc uống (Bồ Công Anh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Bài thuốc đa vị 1

Chữa viên kết mạc cấp tính, mắt đỏ sưng đau: Bồ công anh tươi 30g, chi tử 7 quả, sắc uống.

Bài thuốc đa vị 2

Chữa ăn uống kém tiêu, hay bị mụn nhọt: Lá bồ công anh khô 10 đến 15g; nước 600ml (3 bát), sắc còn 200ml ( 1bát) (có thể đun sôi kỹ và giữ sôi trong vòng 15 phút). Uống liên rục trong 3-5 ngày, có thể kéo dài hơn.

Bài thuốc đa vị 3

Đơn thuốc chữa đau dạ dày: Lá bồ công anh khô 20g, lá khôi 15g, lá khổ sâm l0g. Thêm 300ml nước, sắc đun sôi trong vòng 15 phút, thêm ít đường vào mà uống (chia 3 lần uống uống ngày). Uống liên tục trong vòng 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục cho đến khi khỏi.

Bài thuốc đa vị 4

Làm cho răng cứng, mạnh gân xương, sinh được thận thủy, tuổi chưa đến 80 có tác dụng làm đen râu tóc, tuổi trẻ uống gìa không yếu: Bồ công anh 1 cân, loại này thường sống ở trong vườn, nó có vào giữa tháng 3 tháng 4, sang mùa thu thì nở hoa, khi ấy cắt cả gốc lá, thân cây, 1 cân rửa sạch đem phơi âm can, không được phơi nắng, bỏ vào thùng đậy kín. Lấy 40g muối, 20g Hương phụ tử, tán bột rồi cho Bồ công anh vào đó ngâm 1 đêm, hôm sau chia làm 20 nắm, rồi dùng giấy bao 3-4 lớp thật chặt. Lấy phân giun đất buộc thật chặt cho vào lò sấy khô, dùng lửa nướng cho hồng lên là đủ. Xong đem ra bỏ phân giun đất đi rồi tán nhỏ, cứ sức vào răng vào buổi sáng, tối, nhổ cũng được, nuốt cũng được, làm lâu mới hiệu nghiệm

Bài thuốc đa vị 5

Trị vú sưng đỏ: Bồ công anh 40g, Nhẫn đông đằng 80g, gĩa nát. Sắc với 2 chén nước còn 1 chén, uống trước bữa ăn (Tích Đức Đường phương).

Bài thuốc đa vị 6

Trị cam sang, đinh nhọt: Bồ công anh gĩa nát, lấy riêng một ít vắt nước trộn rượu sắc uống cho ra mồ hôi (Chứng Loại Bản Thảo).

Bài thuốc đa vị 7

Trị tuyến sữa viêm cấp tính: Bồ công anh 32g, Qua lâu, Liên kiều mỗi thứ 20g, Bạch chỉ 12g, sắc uống. Bên ngoài dùng Bồ công anh tươi gĩa nát đắp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Bài thuốc đa vị 8

Trị đinh nhọt, sưng độc phát sốt, lở loét ngoài da, đỏ mắt do phong hỏa: Bồ công anh 20g , Dã cúc hoa, Kim ngân hoa mỗi thứ 12g, Cam thảo sống 1,20g. Sắc uống.

Bài thuốc đa vị 9

Trị viêm ruột thừa chưa vỡ mủ: Bồ công anh 12g, Tử hoa địa đinh 20g, Mã xỉ hiện 40g, Hoàng cầm, Đơn sâm mỗi thứ 12g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Bài thuốc đa vị 10

Trị kết mạc viêm cấp tính, mắt đỏ sưng đau [do Can hỏa bốc lên]: Bồ công anh (tươi) 80g , Chi tử 7 trái, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Bài thuốc đa vị 11

Trị đường tiểu viêm, bàng quang viêm, tiêu hóa kém, căng đau vùng dạ dầy: Bồ công anh 40g, Quất bì 24g, Sa nhân 12g, Tán bột. Mỗi lần uống 1-2g, ngày 3 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Bài thuốc đa vị 12

Trị các chứng sưng vú, thiếu sữa: Bồ công anh, Hạ khô thảo, Bối mẫu. Liên kiều, Bạch chỉ, Qua lâu căn, Quất diệp, Cam thảo, Đầu cấu, (gầu trên đầu). Hùng thử phẩn (phân chuột đực). Sơn đậu căn, Sơn từ cô, sắc uống làm viên tùy theo bệnh để làm quân, thần, tá, sứ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).