Mồng tơi

Report Abuse

316. Mong toi
0 0 Reviews

Mồng tơi

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Mồng tơi, Lạc qùy, Phiắc păng (Tày), Chàn mau nhây (Dao) , Mùng tơi
Tên địa phương
Mồng tơi
Tên tiếng Anh
Malabar spinach, Vine spinach, Ceylon spinach
Tên khoa học
Basella alba L., 1753
Tên đồng nghĩa
"Basella alba var. cordifolia (Lam.) M.R.Almeida
Basella alba var. subcordata Hassk.
Basella alba var. subrotunda Moq.
Basella cordifolia Lam.
Basella crassifolia Salisb.
Basella japonica Burm.f.
Basella lucida L.
Basella nigra Lour.
Basella ramosa J.Jacq. ex Spreng.
Basella rubra L.
Basella rubra var. virescens Moq.
Basella volubilis Salisb.
Gandola nigra (Lour.) Raf.
Gandola rubra Rumph. ex L."

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Mồng tơi
Họ
Mồng tơi
Bộ
Cẩm chướng
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kính
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Loài cổ nhiệt đới, thường được trồng làm rau ăn.
Phân bố
Cây có sự phân bố rộng rãi hầu như đều có thể tìm thấy ở 09 đơn vị hành chính của tỉnh Cà Mau
Sinh cảnh
Cây mồng tơi được tìm thấy người dân trồng và mọc tự nhiên trong vườn nhà, ven đường, ven vuông, ven sông, ven mương
Cách trồng
Mồng tơi được trồng bằng hạt và được gieo trồng quanh năm, chính vụ Xuân và thu hoạch suốt vụ Hè Thu. Gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9. Ở các tỉnh phía Nam có thể trồng quanh năm. Cách trồng mồng tơi: Trước tiên, chọn loại đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, pH từ 6,0 – 6,7. Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo trồng. Làm luống: Mặt luống rộng 1 – 1,2 m, cao 25 – 30 cm, rãnh luống rộng 20 – 30 cm. Mồng tơi có thể gieo thẳng theo hàng hoặc gieo cây con rồi tỉa trồng khi có 2 – 3 lá thật. Khoảng cách: Hàng cách hàng 20 – 25 cm; cây cách cây 20 cm. Mật độ: Từ 16 đến 17 vạn cây/ha. Tuyệt đối không được dùng phân chuồng, phân bắc và nước phân tươi để bón hoặc tưới. Có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây hàng năm hay hai năm
Dạng cây
Dây leo quấn
Chiều cao
Dây leo có thể dài đến 10 m.
Rể
Rễ chùm mọc sâu trong đất
Thân cây
Thân mọc cuốn, dài 1.50-2m. Thân quấn có phân nhánh, màu xanh nhạt hoặc tím nhạt.
Lá mọc so le, đơn, nguyên, mẫm, có cuống, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, phía cuống bằng hay hơi hẹp lại, dài 3-1cm, rộng 2-6cm
Cụm hoa
Cụm hoa hình bông mọc ở kẽ lá, nhỏ, màu trắng hay tím đỏ nhạt. Những bông ở phía trên dài và gầy hơn
Hoa lượng tính
Hoa xíp thành bông màu tím nhạt
Quả
Quả mọng, nhỏ, hình cầu hoặc trứng, dài khoảng 5–6 mm, màu xanh, khi chín chuyển màu tím đen
Sinh học
Mồng tơi sinh trưởng tốt tại những nơi đất thấp, vùng nhiệt đới lên đến độ cao 500 m so với mực nước biển, thập chí có thể là những vùng ôn đới có độ cao 3000 m. Là cây ngắn ngày, thích hợp nhất với đất cát.
Mùa hoa
Quanh năm
Mùa quả
Quanh năm

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Dinh dưỡng
Trong rau mồng tơi có vitamin A3, vitamin B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt. Lá tươi chứa nhiều vitamin (chủ yếu là vitamin A và B); cây chứa protein, calcium, sắt, vitamin, chất nhầy.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Mồng tơi có tính mát, vị ngọt.
Khái quát chung công dụng
"Mồng tơi thường được dùng làm thức ăn như rau cho người bị táo bón, người đi đái ít và đỏ, phụ nữ đẻ xong ít sữa. Dùng tươi giã đắp sưng đau vú. Hạt dùng sắc lấy nước rửa chữa đau mắt. Còn dùng tán bột hoà với mật ong bôi lên mặt cho da mặt được mịn màng, hoặc dùng thoa trị rôm sẩy.
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng làm thuốc trị lỵ, đại tiện bí kết, viêm bàng quang, viêm ruột thừa; dùng ngoài trị gẫy xương, đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết, bỏng lửa.
Ở Ấn Độ, người ta dùng lá trong điều trị bệnh lậu và viêm quy đầu. Dịch lá dùng trị mày đay và trong trường hợp táo bón, nhất là ở trẻ em và phụ nữ có thai.
Ở Thái Lan, lá được dùng trị bệnh nấm đốm tròn; hoa dùng trị bệnh nấm lang ben, rễ nhuận tràng và dùng ngoài trị sự biến màu của da tay, chân và dùng trị gàu; quả dùng làm thuốc nhuộm màu thức ăn."
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Toàn cây
Thời gian thu hoạch
Thu hái cành lá quanh năm
Tác dụng dược lý
Mồng tơi có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán nhiệt, nhuận tràng thông tiện, tiếp cốt chỉ thống
Chế biến
Thường dùng tươi. Hạt thu hái ở quả chín, phơi khô.

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Lá cây
Lá được dùng chữa trị bệnh nấm đốm tròn
Hoa
Hoa dùng trị nấm lang ben
Quả (trái)
Quả dùng làm thuốc nhuộm màu thức ăn

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Trị táo bón: Nấu canh với lá mồng tơi ăn.

Bài thuốc độc vị 2

Chữa táo bón, nóng ruột: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ.

Bài thuốc độc vị 3

Chữa chảy máu mũi (chảy máu cam) do huyết nhiệt: Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi bên chảy máu.

Bài thuốc độc vị 4

Chữa đinh nhọt: Lá rau mồng tơi tươi, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, ngày thay thuốc 2 - 3 lần.

Bài thuốc độc vị 5

Giúp da mịn màng, trị rôm sẩy: Dùng hạt mồng tơi tán bột hòa với nước bôi lên mặt, chỗ rôm sẩy.

Bài thuốc độc vị 6

Chữa chứng đi tiểu nóng buốt: Khi tiểu tiện thấy nóng buốt và khó lấy một nắm lá mồng tơi cho vào cối sạch giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống ngày vài lần.

Bài thuốc độc vị 7

Chữa tiểu tiện không thông, tiểu dắt, tiểu nhỏ giọt (do nhiệt): 100g mồng tơi, sắc nước uống trong ngày thay trà.

Bài thuốc độc vị 8

Lợi sữa cho phụ nữ sau khi sinh ít sữa: Ăn rau mồng tơi.

Bài thuốc độc vị 9

Chữa bỏng: Dùng mồng tơi giã nát, lấy nước bôi lên chỗ da bị bỏng.

Bài thuốc độc vị 10

Chữa chảy máu mũi do huyết nhiệt (dân gian thường gọi là chảy máu cam): Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi.

Bài thuốc đa vị 1

Chữa táo bón, nóng ruột: Lấy lá mồng tơi, lá vông non mỗi thứ 30g, rễ đinh lăng 20g, củ mài 12g (thái mỏng sao vàng), vừng đen 30g (rang nổ), sắc với 600ml nước còn 300ml. Người lớn chia 2 lần, trẻ em tùy tuổi dùng ít hơn.

Bài thuốc đa vị 2

Chữa chúng nóng trong người: Nấu canh rau mồng tơi thái nhỏ cùng cua đồng giã nát (lọc bỏ bã) ăn rất tốt.

Bài thuốc đa vị 3

Chữa sưng trĩ (thể nhẹ): Một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời ăn thường xuyên canh mồng tơi với cá diếc

Bài thuốc đa vị 4

Chữa da không tươi sáng: Rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn 1 lần hoặc lấy lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.

Bài thuốc đa vị 5

Chữa táo bón: Lấy 500g mồng tơi cho mắm muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày.

Bài thuốc đa vị 6

Chữa chứng đại tiện xuất huyết kinh niên: Lấy mồng tơi 30g, gà mái già: 1 con (bỏ đầu, chân, nội tạng) hầm lên ăn. Chú ý khi thịt gà chín mới cho mồng tơi vào, nấu thêm 20 phút bắc ra là ăn được.

Bài thuốc đa vị 7

Chữa khớp chân tay đau nhức do phong thấp: Mồng tơi cả cây khoảng 100g, móng chân giò 1 cái, hầm với nước và rượu. Ăn trong bữa cơm hằng ngày.

Bài thuốc đa vị 9

Cầm máu: Mồng tơi trộn với đường phèn, giã nát, đắp vào chỗ bị thương sẽ giúp

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Rau mồng tơi tính mát lạnh, vì vậy dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng, đại tiện lỏng. Để hạn chế lạnh, nên nấu kỹ.