Nguyệt quế

Report Abuse

351. Nguyet que
0 0 Reviews

Nguyệt quế

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Nguyệt quất, Cửu lý hương , Nguyệt quý, Nhâm hôi
Tên địa phương
Nguyệt quế
Tên tiếng Anh
Orange Jessamine, Orange cestrum
Tên khoa học
Murraya paniculata (L.) Jack, 1820
Tên đồng nghĩa
Camunium exoticum (L.) Kuntze
Chalcas cammuneng Burm f.
Chalcas exotica (L.) Millsp.
Chalcas intermedia M.Roem.
Chalcas japanensis Lour.
Chalcas paniculata L.
Chalcas paniculata var. omphalocarpa Yu.Tanaka
Chalcas sumatrana M.Roem.
Connarus foetens Blanco
Connarus santaloides Blanco
Limonia malliculensis J.R.Forst. ex Steud.
Marsana buxifolia Sonn.
Murraya exotica L.
Murraya omphalocarpa Hayata
Murraya paniculata var. exotica(L.) C.C.Huang
Murraya paniculata var. omphalocarpa (Hayata) Tanaka

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Họ
Cam quýt
Bộ
Bồ hòn
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc vùng nhiệt đới của lục địa Châu Á.
Phân bố
Ngoại trừ Thành phố Cà Mau thì cây đều được tìm thấy tại các huyện khác của tỉnh Cà Mau.
Sinh cảnh
Cây được trồng làm thuốc ở trong vườn nhà, ven đường, ven ao và ven sông.
Cách trồng
Trồng bằng hạt

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Cây gỗ nhỏ
Chiều cao
2 - 8m
Vỏ cây
Vỏ hơi trăng trắng.
Thân cây
Thân hình trụ đường kính khoảng 1 – 5 mm, có những nếp nhăn theo chiều dọc. Khi còn non thì thân cây có màu xanh. Nhưng đến khi cây trưởng thành thì nó sẽ dần chuyển sang màu nâu hoặc xám. Nhưng dù là cây non hay già thì đều có thân nhẵn bóng.
Lá kép lông chim lẻ, có 5-9 lá chét mọc so le, nguyên, hình bầu dục ngọn giáo, nhọn ở gốc, bóng láng, dai, có gân chính nổi rõ . Lá dài khoảng 8 đến 15 cm, xếp theo đường xoắn, lá kép hình lông chim thường mang 7 - 9 lá phụ mỗi bên, thơm, hình bầu dục, hay ellip, kích thước lá phụ khoảng 2 đến 7 cm không lông, có đóm tuyến rất nhỏ, đỉnh nhọn, bìa phiến lá dợn sóng.
Cụm hoa
Chùm hoa tụ tán nhỏ, phân nhánh, cụm hoa ở ngọn hay ở nách lá, khoảng 1,5 đến 2 cm dài.
Hoa lượng tính
Hoa lớn màu trắng vàng, thơm, thành xim ít hoa ở nách lá hay ở ngọn cây . Hoa lưỡng tính, đều, màu trắng trổ vào ban đêm, hương thơm ngào ngạt, đài hoa hình trứng, đế hình ngọn giáo dài 1,5 – 3 mm, màu xanh, cánh hoa thuôn dài khoảng 1,5 cm, có tuyến, ít lông ngắn, tiểu nhụy 10, bầu noản thượng, nuốm có thùy.
Quả
Quả đỏ, nạc, hình cầu hay hình trứng, có đài tồn tại, với 1-2 hạt hơi hoá gỗ . Trái thuộc dạng phì quả, dạng ellip 7 -13 mm x 6 - 8 mm, đầu nhọn, màu da cam chuyển sang màu đỏ.
Hạt
Hạt ngắn có lông
Mùi hương
Hoa có mùi thơm

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Lá cũng như vỏ, có chứa tinh dầu. Các bộ phận của cây, nhất là các cánh hoa, chứa một glycosid gọi là murrayin mà khi có mặt của các acid pha loãng và đun sôi sẽ phân tích ra thành murrayetin và glucose. Cánh hoa phơi khô chứa glucosid scopolin. Murrayin được xem như có tính chất kích thích và làm săn da.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Vị cay, đắng, hơi ấm.
Khái quát chung công dụng
Thường dùng trị: 1. Đòn ngã tổn thương, phong thấp đau xương; 2. Đau dạ dày và đau răng; 3. Ỉa chảy, kiết lỵ; 4. Sâu bọ và rắn cắn. Còn được dùng trị dịch viêm não và gây tê cục bộ. Ngày dùng 9-15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, ngâm lá tươi để rửa đắp tại chỗ.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Rễ và lá - Radix et Folium Murrayae Paniculatae, thường có tên là Cửu lý hương.
Thời gian thu hoạch
Thu hái rễ và lá quanh năm.
Tác dụng dược lý
Có tác dụng gây tê, trấn kinh, giải biểu tiêu viêm, khư phong hoạt lạc; lá cũng kích thích và thu liễm.
Chế biến
Hoa và quả có khi cũng được dùng, thu hái vào mùa khô.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuộc độc vị 1

Trị đau răng: Lấy vỏ than hoặc lá cây nguyệt quới nhai ngậm nhiều lần trong vài ba ngày.

Bài thuốc độc vị 2

Bổ phổi: Lấy hoa nguyệt quới sao khô và sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc độc vị 3

Trị chứng ho có đờm: Lá nguyệt quới khô 8 - 16g sao vàng sắc lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc độc vị 4

Trị vết thương: Lấy lá nguyệt quới khô nghiền thành bột đắp lên vết thương sưng đau. Ngày làm 1 - 2 lần.

Bài thuốc độc vị 5

Điều trị chứng khó tiêu: Dùng lá nguyệt quế để hãm trà uống mỗi ngày.

Bài thuốc độc vị 6

Chữa tiểu đường: Lấy bột nguyệt quế để nấu ăn. Hoặc có thể lấy 1 thìa cà phê nhỏ hòa với nước để uống.

Bài thuốc độc vị 7

Chống nhiễm trùng: Đem lá nguyệt quế giã nát hoặc nghiền bột rồi đắp vào chỗ bị thương. Đây là cách cầm máu nhanh mà còn ngăn nhiễm trùng tốt nữa.

Bài thuốc độc vị 8

Ngừa rối loạn kinh nguyệt, huyết hư: Cho quả nguyệt quế vào nồi nước đun lấy nước uống là được.

Bài thuốc độc vị 9

Giảm căng thẳng: Dùng tinh dầu nguyệt quế để làm tinh dầu thư giãn khi tắm. Chỉ cần 1 vài giọt thả vào trong bồn tắm và ngâm mình ở đó chừng 15p là có thể xua tan mệt mỏi rồi. Đồng thời đây cũng là cách chống cảm lạnh tốt.

Bài thuốc độc vị 10

Điều trị đường tiết niệu bị nhiễm trùng: Lấy 1 cốc sữa pha với bột nguyệt quế để uống.

Bài thuốc độc vị 11

Kháng viêm: Xoa trực tiếp tinh dầu nguyệt quế lên chỗ bị sưng đau. Đồng thời kết hợp các món ăn từ lá nguyệt quế để tăng hiệu quả.

Bài thuốc đa vị 1

Trị chứng đau phong thấp: Nguyệt quới 15g, rễ bông ổi 15g, rễ móng bò 15g nấu thành súp với thịt gà ăn hằng ngày hoặc ngâm rượu uống.

Bài thuốc đa vị 2

Chữa dị ứng: Đem lá và quả nguyệt quế nghiền bột mịn ra rồi trộn cùng chút vaseline. Sau đó bôi lên chỗ da cần điều trị.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Những đối tượng nhạy cảm như mẹ bầu, trẻ em hay mẹ sau sinh tốt nhất là không nên dùng nguyệt quế.
Những người dị ứng với cây nguyệt quế càng không nên sử dụng.
Nếu đang dùng thuốc đặc trị tiểu đường hay insulin thì không được phép dùng cây nguyệt quế.
Chỉ nên dùng cây đúng liều lượng. Không lạm dụng vì có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và hô hấp.