Lá dứa

Report Abuse

260. La dua (7)_Fotor
0 0 Reviews

Lá dứa

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Dứa thơm, Lá nếp
Tên địa phương
Lá dứa
Tên tiếng Anh
Pandan
Tên khoa học
Pandanus amaryllifolius Roxb., 1832
Tên đồng nghĩa
Pandanus hasskarlii Merr.
Pandanus latifolius var. minor Hassk.
Pandanus odorus Ridl.

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Họ
Dứa dại
Bộ
Dứa dại, Dứa gai
Lớp
Một lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Về xuất xứ của loài này hiện cũng chưa biết chính xác từ đâu. Song theo FM. Setyowati và J.S. Siemonsna, 1999 (PROSEA 13 – Spices, p. 164 – 166), có lẽ ở quần đảo Molucca (Indonesia) do tại đây trước kia người ta đã thu thập được tiêu bản có hoa của loài này.
Phân bố
Cây có sự phân bố rộng rãi hầu như đều có thể tìm thấy ở 09 đơn vị hành chính của tỉnh Cà Mau.
Sinh cảnh
Lá dứa được người dân trồng theo ven ao, ven mương, ven đường, cườn nhà, bể cá để làm bánh hoặc nấu nước uống. Cây cũng được tìm thấy mọc tự nhiên ở trong vườn và ven đường.
Cách trồng
Cây là loài vô sinh và chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng thông qua chồi hoặc giâm cành.
Cây giống là các nhánh con, tách ra từ khóm cây mẹ. Cây trồng không kén đất nên có thể trồng trên đất thịt, đất pha cát hoặc đất bạc màu. Thời vụ trồng gần như quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa xuân. Cự ly trồng 30 x 40 cm/nhánh. Bón lót bằng phân chuồng mục. Cây trồng cho thu hái lá thường xuyên, sau 2 – 3 năm mới phải trồng lại. Chú ý từ năm thứ hai cần bón thúc phân chuồng vào cuối mùa xuân. Chưa phát hiện thấy sâu bệnh.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống nhiều năm
Dạng cây
Cây thân thảo
Chiều cao
Lá dứa có thân dài khoảng 30 – 4 cm, hẹp khoảng 3 – 4 cm, thẳng giống như một lưỡi gươm.
Thân cây
Thân có đường kính 1 – 5cm. Cây mọc thành bụi sum ê.
Lá hình mác, xếp lợp lên nhau thành hai hàng thẳng, dài 40 – 50 cm, rộng 3 – 4 cm, gốc có bẹ ôm thân, đầu nhọn có ít lông ở mép, mép lá nguyên, hai mặt nhẵn, gân chính lõm ở mặt trên như máng thuyền và lồi rõ ở mặt dưới. Phiến lá khi khô vò ra có mùi thơm như cơm nếp.
Hoa lượng tính
Cây trồng thường không ra hoa.
Sinh học
Cây ưa ẩm, ưa sáng và có khả năng chịu bóng tốt.
Mùi hương
Lá có mùi xạ rất đặc trưng tương tự như mùi cơm nếp, để càng khô lá càng thơm.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Lá dứa chứa hương xạ đặc trưng mà các loại cây thuộc họ Dứa dại khác không có. Đây là một mùi được tạo ra từ một loại emzym không bền vững và dễ oxy hóa.Ngoài ra, Lá dứa cũng chứa một số thành phần hóa học khác như: Nước, chất xơ, Glycosides, Alkaloid, 2-Axetyl – 1 – Pyrrolin, 3-Metyl-2 (5H) – Furanon.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Mùi thơm đặc trưng.
Khái quát chung công dụng
Trong Đông y, lá dứa được dùng nhiều để chữa bệnh lý như đau nhức xương khớp, bệnh gout, chữa ho, viêm phế quản và ổn định đường huyết cho người bị bệnh tiểu đường type 2.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Thời gian thu hoạch
Lá dứa có thể thu hái quanh năm. Khi thu hái chọn những lá già, dài, dày và có màu xanh sẫm.
Tác dụng dược lý
- Lá dứa có một số tác dụng dược lý như: Điều trị đái tháo đường, hỗ trợ hệ thống thần kinh, trị gàu trên da đầu, hỗ trợ cải thiện tình trạng thấp khớp, hỗ trợ giải cảm, chống oxy hóa, loại trừ các gốc tự do.

- Ổn định đường huyết của người bị bệnh tiểu đường.
Chế biến
Sau khi thu hái mang lá đi rửa sạch, dùng như một loại gia vị trong các món ăn hoặc hãm cùng với nước trà, dùng uống.

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Lá cây
Dùng xông ở phụ nữ vừa sinh con, giúp da hồng hào và tăng cường sức khỏe.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuộc độc vị 1

Trị tiểu đường, ổn định đường huyết: Sử dụng lá dứa với liều lượng vừa đủ, rửa sạch, phơi nắng cho khô. Sau đó thái nhuyễn, nấu nước dùng uống như nước trà mỗi ngày để hỗ trợ điều trị và phòng chống tiểu đường.

Bài thuốc độc vị 2

Chữa thấp khớp: Sử dụng 3 lá dứa và một bát nhỏ dầu dừa. Lá dứa rửa sạch, thái nhuyễn, để ráo nước. Dầu dừa đun nhỏ lửa đến khi nóng thì tắt lửa, cho lá dứa đã thái nhuyễn vào, khuấy đều. Đợi hỗn hợp nguội thì dùng thoa vào vùng khu vực sưng đau.

Bài thuốc độc vị 3

Thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ lợi tiểu: Lá dứa rửa sạch, thái nhỏ, chia thành 2 phần bằng nhau. Một phần cho vào máy xay để xay nhuyễn với một lượng nước vừa đủ, sau đó lọc lấy phần nước cốt. Phần lá còn lại cho vào nồi đun nhỏ lửa, đến khi sôi thì cho thêm đường phèn, khuấy tan. Tắt lửa, chờ đến khi nước ấm thì cho phần nước cốt lá vào, tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi sôi thì tắt bếp. Chờ đến khi lá nguội hẳn thì dùng uống.

Bài thuốc độc vị 4

Điều trị phong hàn, giải cảm: Lá dứa rửa sạch, đun sôi dùng xông hơi kín để giải cảm.

Bài thuốc độc vị 5

Chữa yếu dây thần kinh: Dùng 3 chiếc lá Nếp thơm, rửa sạch, cắt nhỏ, mang đi sắc với 3 bát nước, khi còn 2 bát thì dùng uống. Nên uống nước khi còn nóng và vào buổi trưa trong ngày.

Bài thuốc độc vị 6

Trị gàu, mảng bám trên da đầu: Dùng 7 Lá dứa, rửa sạch, giã nát, sau đó cho thêm một ít nước, khuấy đều, lọc lấy phần nước cốt. Thoa nước cốt lá lên da đầu, để yên trong 1 giờ sau đó thoa thêm một lần nữa, để yên chở khô. Gội đầu với nước sạch. Có thể áp dụng phương pháp này mỗi ngày cho đến khi sạch gàu.

Bài thuốc độc vị 7

Hỗ trợ cải thiện cảm giác lo lắng, bồn chồn không yên: Người hay lo lắng, căng thẳng có thể dùng 2 chiếc lá Nếp thơm to sắc cùng với một ly nước, dùng uống. Chất Tannin có trong lá có thể làm dịu căng thẳng và hỗ trợ cải thiện tâm trạng. Lá dứa là một loại thảo dược quen thuộc và có nhiều công dụng với sức khỏe con người. Tuy nhiên trước khi sử dụng các bài thuốc chứa Lá dứa, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn chi tiết.

Bài thuốc độc vị 8

Hạ đường huyết, ổn định đường trong máu: Lấy lá dứa về phơi khô dùng dần, phơi thế nào cho lá vẫn còn màu xanh lục diệp. Mỗi lần nấu khoảng 10 lá khô với 2,5 lít nước, nấu sôi cho đến khi còn lại 2 lít là vừa. Uống trước mỗi bữa ăn khoảng 20 phút và uống hết số nước ấy trong ngày. Uống sau 10 ngày là có kết quả.

Bài thuốc độc vị 9

Phòng chống đái tháo đường: Chuẩn bị lá dứa tươi, rửa nhiều lần cho sạch và phơi nắng cho lá khô. Thái nhỏ lá dứa, đun cùng với nước để uống, mỗi ngày nên uống 1 lít để thay trà. Người có nguy cơ bị đường huyết hoặc người lớn tuổi có thể uống nước lá mỗi ngày rất tốt.

Bài thuốc độc vị 10

Giải cảm sốt, trị phong hàn: Chuẩn bị 1 nắm lá dứa tươi. Rửa sạch, cho vào nồi đun cùng với khoảng 2 lít nước. Sau khi sôi thì đổ ra chậu, để cho nguội bớt. Dùng nước lá dứa để xông hơi toàn thân trong khoảng 20 phút.

Bài thuốc độc vị 11

Thanh nhiệt cơ thể, giải nhiệt, lợi tiểu: Uống nước lá dứa mỗi ngày để cơ thể được thanh lọc, kích thích lợi tiểu, tốt cho người bị nóng sốt, nóng trong, bí tiểu, giải độc tố tích tụ lâu ngày bên trong cơ thể.

Bài thuốc độc vị 12

Nhuận tràng đặc biệt với trẻ nhỏ: Khi trẻ nhỏ gặp các bệnh về đường tiêu hoá như khó tiêu, đầy bụng, táo bón,… mẹ hãy cho con uống nước lá dứa để nhuận tràng.

Bài thuốc độc vị 13

Bồi bổ sức khỏe, tốt cho hệ thần kinh, chữa đau nhức và mỏi cơ bắp, tốt cho phụ nữ sau sinh: Uống trà lá dứa giúp kích thích cảm giác ăn ngon miệng, mỗi ngày vào 2 buổi sáng và tối nên uống 1 ly nước. Để pha trà lá dứa, bạn có thể sử dụng lá dứa tươi hoặc lá dứa khô đều được. Cách làm như sau:
Lá dứa tươi: Rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ và đun cùng với 3 bát nước cho đến khi chỉ còn lại khoảng 2 bát, có mùi thơm dịu nhẹ toả ra là được.
Lá dứa khô: Đun sôi khoảng 10 – 15gr lá dứa khô cùng với 3 bát nước, khi còn 2 bát thì có thể dùng được. Tốt nhất nên đun nước lá dứa khô thay vì hãm nước sôi như các loại trà khác.
Trà lá dứa có vị hơi chát, đặc biệt có mùi thơm rất đặc trưng. Để thuận tiện hơn, người ta ưa chuộng sử dụng lá khô để pha trà hơn.

Bài thuốc độc vị 14

Làm dịu da do bị bỏng nắng: Với nhiều người có làn da mỏng, nhạy cảm, rất dễ bị bắt nắng, cháy nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Biểu hiện da bị cháy nắng dễ nhận biết nhất là da sạm đen, nổi mụn nước phồng rộp, da bong tróc từng mảng,… Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng da, hoại tử, tăng nguy cơ ung thư da. Cách dùng lá nếp làm dịu da đơn giản như sau: Lấy vài lá dứa thơm rửa sạch sau đó cắt thành khúc nhỏ, đun cùng 2 lít nước, tắt bếp cho đến khi nguội. Pha nước lá vào nước tắm, chú ý điều chỉnh cho nước ở nhiệt độ thường. Ngâm người trong nước thuốc và tắm như bình thường.

Bài thuốc độc vị 15

Trị gàu da đầu đơn giản: Sử dụng dầu gội đầu công nghiệp có thể không làm sạch được các mảng bám và gàu trên da đầu. Thay vì đó, bạn hãy dùng cây lá nếp trị gàu theo cách sau: Lấy 7 chiếc lá nếp, rửa sạch và giã nát, thêm 100ml nước, khuấy đều và dùng vải xô lọc lấy nước cốt. Thoa đều nước cốt lên khắp da đầu, để như vậy trong khoảng 30 phút, sau đó xả lại bằng nước sạch. Dùng cách này liên tục sẽ hết gàu da đầu nhanh chóng, đồng thời dưỡng tóc bóng mượt, chắc khoẻ, ngăn ngừa tóc gãy rụng hiệu quả.

Bài thuốc độc vị 16

Chữa đau nhức răng, viêm nướu răng: Ngâm 1 lá cơm nếp trong nước muối pha loãng cho sạch bụi đất, hoá chất. Cắt lá thành từng đoạn nhỏ. Mỗi lần đau nhức răng có thể dùng 1 đoạn nhỏ để nhai sống trực tiếp, ngậm nước chiết ra từ lá trên răng để giảm đau. Cách này cũng có thể dùng để loại bỏ mùi hôi miệng khi bị bệnh răng lợi, giúp hơi thở thơm tho.

Bài thuốc độc vị 17

Chữa bệnh tiểu đường: Rửa sạch lá dứa, cuộn lá dứa lại chừng một nắm tay, cho lá dứa vào nồi hay ấm sắc thuốc, đổ nước ngập lá dứa trong nồi hay ấm, dùng lửa lớn để đun sôi, rồi hạ lửa nhỏ cho đến kha ra nước xanh. Lấy nước đó uống hàng ngày thay nước lọc. Nên uống thường xuyên và liên tục để có kết quả như mong đợi. Tùy vào cơ địa mỗi người mà tác dụng hạ đường huyết sẽ khác nhau. Bệnh nhân cần thường xuyên đo lại mức đường huyết để nhận biết liều lượng dùng cho phù hợp. Lưu ý khác là không nên uống cùng lúc với các loại thuốc khác nhằm tránh các phản ứng không mong muốn. Tốt nhất là uống cách nhau 2-3 tiếng để không làm ảnh hưởng khả năng hấp thụ của cơ thể.

Bài thuốc độc vị 18

Chữa bệnh tiểu đường: Chuẩn bị nhiều lá dứa, rửa thật sạch và để ráo, phơi khô lá dứa trong bóng râm. Lưu ý vệ sinh sạch sẽ ở chỗ phơi, tránh làm bẩn lá. Điều quan trọng là vẫn giữ cho được màu xanh của lá. Cất lá dứa đã phơi ở nơi khô ráo và sạch. Mỗi lần nấu dùng khoảng 10 lá dứa nấu kèm 2,5 lít nước. Đến khi nước còn 2 lít là tắt lửa. Trong ngày, uống hết 2 lít nước lá dứa này trước bữa ăn chừng 20 phút. Kiên trì uống 1-2 tháng mới cảm nhận được hiệu quả.

Bài thuốc đa vị 1

Trị chứng chuột rút dạ dày: Chuẩn bị: 4 cây lá dứa đã rửa sạch và cắt thành khúc, ½ củ gừng ta nhỏ thái lát, 5 hạt bạch đậu khấu. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đun cùng 3 bát nước ở nhiệt độ vừa trong 10 phút. Rót nước lá ra ly, thêm 1 thìa đường cọ vào và uống khi còn ấm.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Trong quá trình uống lá dứa thơm, điều lưu ý, phải ăn kiêng theo chế độ và năng tập thể dục.
Nhóm đối tượng bị huyết áp, thận, lao phổi,… nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và người có chuyên môn trước khi dùng.
Khi sử dụng các bài thuốc dân gian trị bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần lưu ý:
Đến cơ sở y tế kiểm tra đường huyết định kỳ nhằm theo dõi tình trang sức khỏe và có phương pháp điều trị phù hợp nhất
Có chế độ luyện tập thể thao 20-30 phút để tăng cường sức đề kháng, khiến cơ thể mạnh khỏe hơn
Kiêng ăn đồ ngọt, bia rượu và thịt đỏ như bò, dê, lợn vì không tốt cho sức khỏe
Bổ sung chất đạm từ thịt trắng như thịt cá, thịt gia cầm bỏ da, rau xanh và hoa quả
Lựa chọn ăn những thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp.