Lá cẩm

Report Abuse

259. La cam (1)_Fotor
0 0 Reviews

Lá cẩm

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Lá cẩm tím
Tên địa phương
Lá cẩm
Tên tiếng Anh
Magenta plant
Tên khoa học
Peristrophe bivalvis (L.) Merr., 1917
Tên đồng nghĩa
Hypoestes bodinieri H. Lév.
Justicia bivalvis L.
Justicia roxburghiana Roem. & Schult.
Justicia tinctoria Roxb.
Peristrophe roxburghiana (Roem. & Schult.) Bremek.
Peristrophe tinctoria (Roxb.) Nees

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Họ
Ô rô
Bộ
Hoa môi
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Ấn Độ
Phân bố
Cây được bắt gặp ở huyện Phú Tân (xã Phú Thuận, xã Việt Thắng), huyện Cái Nước (xã Thạnh Phú, thị trấn Cái Nước, xã Tân Hưng Đông), huyện Ngọc Hiển (xã Tân Ân), huyện Năm Căn (xã Hàm rồng), huyện Trần Văn Thời (xã Phong Lạc), huyện Ngọc Hiển (xã Đất Mũi), huyện Đầm Dơi.
Sinh cảnh
Cây được người dân và chuyên gia trồng làm thuốc trong vườn nhà, ven đường, vườn thuốc nam, ven đường.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Thân thảo
Chiều cao
Cây cao trung bình từ 30 – 60cm.
Thân cây
Thân cây thường có 4 cạnh, bề mặt thân có những rãnh dọc sâu.
Cành nhánh
Cành nhẵn, có 4-6 rãnh dọc, khi cành non có lông bao phủ, khi già thường nhẵn.
Lá mọc đối, đơn, phiến lá hình trứng hoặc hình bầu dục hay hình ngọn giáo, gốc nhọn, mặt dưới có lông.
Cụm hoa
Cụm hoa nhỏ ở ngọn. Bao chung của cụm hoa có lá bắc không đều, có khoảng 10 hoa nằm lẫn giữa những lá bắc con hình tam giác nhọn, nhỏ hơn lá đài. Đài 5, đều nhau, dính vào nhau đến ½. Tràng màu tím, hồng hay trắng, ống hơi dài hơn môi, môi dưới hơi khía 3 thuỳ. Nhị 2, bao phấn tù. Bầu 2 ô, mỗi ô 2 noãn.
Hoa lượng tính
Tràng hoa có màu hồng hoặc tím.
Quả
Quả nang dài 1,5cm.
Sinh học
Cây ưa ẩm và ưa bóng, nhưng không chịu úng, thường mọc ở ven rừng núi đá vôi ẩm, gần bờ suối và được trồng dưới tán các cây ăn quả, bên cạnh các nguồn nước. Cây sinh trưởng mạnh vào xuân hè, có hoa vào mùa thu. Vào cuối mùa thu khi nhiệt độ xuống thấp và ít mưa cây bắt đầu bị rụng lá và vào mùa đông thì cây hầu như không còn lá.
Mùa hoa
Cây ra hoa mùa thu-đông.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Thành phần hoá học chính của phẩm màu tím chiết từ cây cẩm là các anthocyanin, bao gồm các chất có hai loại khung chính perlagonidin và pyranopeonidin. Thành phần chính bao gồm: Afzelechin(4-8)pelargonidyl glucozit, Pelargonidin-3-O-gentiobiozơ và Pelargonidin-3-O-sambabiozơ và 4’-sucxinoyl-3-rhamnozyl-(4H, 5H)-pyranocyanidin.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Vị ngọt và nhạt, tính mát.
Khái quát chung công dụng
Thuốc lợi tiểu, chữa sỏi thận, đái vàng, đái dắt, đái đục(Lá), chữa lao phổi, ho ra máu, viêm phế quản cấp tính, ỉa chảy, kiết lỵ, bong gân cấp và làm tan máu tụ (cả cây).
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Toàn cây
Thời gian thu hoạch
Thu hái lá vào mùa hè hoặc các thời điểm khác trong năm, trừ mùa đông. Vì thời điểm này cây rụng hết lá.
Tác dụng dược lý
Có tác dụng chống ho, cầm máu, tán ứ.
Chế biến
Đem rửa sạch, để ráo và phơi khô.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuộc đa vị 1

Hỗ trợ điều trị chứng viêm phế quản: Lấy cành và lá cẩm (khoảng 40gr), mạch môn 20gr, cát cánh 20gr, tang bạch bì 20gr . Rửa sạch sau đó đem sắc hỗn hợp nguyên liệu này với khoảng 700 ml nước để uống. Thời gian từ 7-10 ngày sẽ có tác dụng hiệu quả trong việc chữa viêm phế quản, tiêu đờm.

Bài thuốc đa vị 2

Chữa gai cột sống: Rửa sạch lá cẩm, để cho ráo nước, sau đó chia thành 3 phần bằng nhau. Luộc trứng gà ta sao cho lòng đỏ chưa chín hết (trứng lòng đào). Luộc trong khoảng 6 phút, đảo đều trứng để lòng đỏ nằm gọn vào trong lòng trắng, khi lột sẽ dễ hơn. Ăn 1 quả trứng gà với 1 phần lá cẩm đã chuẩn bị, trước mỗi bữa ăn 1 giờ đồng hồ. Áp dụng bài thuốc này 3 bữa sáng, trưa, chiều tối. Kiên trì áp dụng trong ít nhất 1 tháng bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Bài thuốc đa vị 3

Chữa gai cột sống: Rửa sạch lá cẩm, để cho ráo nước. Dùng cối sạch giã nát phần lá cẩm đã chuẩn bị cùng một ít muối. Sao hỗn hợp trên lửa nhỏ đến khi lá cẩm khô hết nước. Đổ hỗn hợp ra khăn mỏng, sạch và đắp lên vùng bị đau nhức.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Những phụ nữ mang thai không nên tiêu dùng Cây Lá Cẩm.
Lá cẩm không có độc và được dùng cả trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên cần xác thực tính hiệu quả của bài thuốc từ lá cẩm trước khi thực hiện. Tránh trường hợp áp dụng bài thuốc vô hiệu khiến bệnh không bị ức chế và tiếp tục tiến triển theo chiều hướng xấu.