Lưỡi hổ vàng

Report Abuse

276. Luoi ho vang a_Fotor
0 0 Reviews

Lưỡi hổ vàng

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Hỗ vĩ mép lá vàng, Duôi hỏ, Hổ vĩ lan, Kim biên hổ vĩ lan, Lưỡi cọp sọc
Tên địa phương
Lưỡi hổ vàng
Tên tiếng Anh
Mother-in-law's tongue
Tên khoa học
Sansevieria trifasciata Hort. ex Prain var. laurentii (De Wild.) N. E. Brown., 1903
Tên đồng nghĩa
"Aletris hyacinthoides var. zeylanica L.
Sansevieria craigii auct.
Sansevieria jacquinii N.E.Br.
Sansevieria laurentii De Wild.
Sansevieria trifasciata var. laurentii (De Wild.) N.E.Br.
Sansevieria trifasciata var. trifasciata
Sansevieria zeylanica var. laurentii (De Wild.) L.H.Bailey"

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Họ
Măng tây
Bộ
Măng tây
Lớp
Một lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Phi (Congo)
Phân bố
Cây có sự phân bố rộng rãi hầu như đều có thể tìm thấy ở 09 đơn vị hành chính của tỉnh Cà Mau
Sinh cảnh
Cây được người dân và chuyên gia trồng làm thuốc trong vườn nhà, vườn thuốc nam, ven đường và được trồng làm kiểng ở trong chậu
Cách trồng
Cây có thể trồng bằng thân rễ hoặc một đoạn lá trưởng thành.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây lâu năm
Dạng cây
Cây thân thảo
Chiều cao
Cây cao 30-50cm
Rể
Rễ chùm nhỏ
Thân cây
Thân rễ mọc bò ngang
Lá hình dải dài, dày và cuống có vằn ngang, mép lá có viền vàng.
Cụm hoa
Cụm hoa mọc thẳng ở giữa túm lá thành chùm trên một cán dài 30 – 60 cm; hoa màu trắng hoặc lục nhạt; bao hoa có 6 phiến bằng nhau hàn liền ở phía dưới thành ống, lên trên xòe gập xuống khi nở; nhị 6, chỉ nhị mảnh.
Quả
Quả hình cầu màu vàng da cam.
Sinh học
Một số loài là nguồn cung cấp sợi hoặc được trồng làm cảnh, do lá có màu đốm phong phú và ít cần sự chăm sóc. Ở Việt Nam, chi này có 4 – 5 loài, vốn là những cây được du nhập, có loài nay đã trở nên hoang dại hóa. Cây thích hợp vứi ánh sáng trung bình và chịu được ánh sáng yếu và ánh sáng cao. Trong điều kiện ánh sáng yếu, các loài và giống có lá sẫm màu hơn.
Mùa hoa
Tháng 5.
Mùa quả
Tháng 9.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
"Hổ vĩ mép lá vàng chứa 25 S – ruscogenin, sansevierigenin (Trung dược từ hải II, 1996).....Rễ chứa alcaloid sansevierin. Dịch lá tươi chứa acid aconitic, polifenol, steroit và ancaloit. Thân rễ khô và rễ chứa alcaloid và nhựa aloe-emodin.
Phân tính hoá thực vật chiết xuất lá Lưỡi hổ cho thấy sự hiện diện của các phytoconstituents như glycoside, saponin, flavonoid, terpenoit, alkaloid, tannin, anthraquinone và glycoside."

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Vị chua, tính mát.
Khái quát chung công dụng
Trị ho do cảm mạo, viêm chi khí quản, vấp ngã bị tổn thương, rắn cắn, nhọt lở loét sưng độc, bỏng lửa bỏng nước.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc

Thời gian thu hoạch
Quanh năm
Tác dụng dược lý
Thanh nhiệt, giải độc, trừ thối mục sinh cơ.
Chế biến
Thường dùng tươi.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Chữa ho, viêm họng, khản tiếng: Ngày dùng 6-12g lá nhai với muối ngậm nuốt nước dần dần.

Bài thuốc độc vị 2

Chữa viêm tai chảy mủ: Dùng ngoài lấy lá hơ lửa cho héo giã nát lấy nước nhỏ tai nhiều lần chữa viêm tai có mủ. Ngày nhỏ nhiều lần.

Bài thuốc độc vị 3

Chữa bỏng: Chuẩn bị: 2 – 3 lá cây Lưỡi hổ ở dạng tươi. Đem lá đi rửa sạch rồi cắt ngang. Lấy phần dịch gel trong lá để thoa trực tiếp lên vùng da tổn thương. Thực hiện ngày 2 lần vào các buổi sáng và buổi tối. Duy trì đều đặn trong nhiều ngày.

Bài thuốc độc vị 4

Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng: Chuẩn bị khoảng 2 lá cây Lưỡi hổ tươi. Đem dược liệu đi rửa sạch rồi nạo lấy phần gel bên trong. Pha với nước sôi ấm để uống mỗi ngày 1 lần. Mỗi liệu trình điều trị kéo dài liên tục trong 1 tháng.

Bài thuốc độc vị 5

Giúp làm dịu cơn hen suyễn: Chuẩn bị: 2 – 3 lá cây Lưỡi hổ tươi. Đem dược liệu đi rửa sạch, cắt lấy phần gel bên trong lá. Sau đó hòa trong cốc nước sôi nóng. Ghé mũi gần miệng cốc để xông hơi. Dùng mỗi ngày 1 lần sẽ giúp khai thông đường thở rất tốt.

Bài thuốc độc vị 6

Hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa: Chuẩn bị: 2 – 3 lá Lưỡi hổ tươi. Rửa sạch dược liệu với nước muối pha loãng. Sau đó cho vào máy ép lấy nước. Chỉ dùng khoảng 2 – 3 lần/tuần, kiên trì đến khi bệnh có xu hướng thuyên giảm.

Bài thuốc độc vị 7

Chứng khó tiêu, ợ hơi: Chuẩn bị: 1 nắm lá cây Lưỡi hổ tươi. Rửa sạch lá Lưỡi hổ rồi giã nát. Gạn lấy phần nước, loại bỏ bã. Uống mỗi ngày chỉ 1 lần duy nhất.

Bài thuốc độc vị 8

Viêm da: Lấy Khoảng 3 lá Lưỡi hổ tươi rửa sạch dược liệu rồi thái nhỏ và cho vào cối giã nát. Chắt lọc lấy nước bỏ bã đi. Sau đó tiến hành vệ sinh vùng da tổn thương rồi thoa nước thuốc lên. Cần thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần.