Lộc vừng

Report Abuse

267. Loc vung
0 0 Reviews

Lộc vừng

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Lộc mưng, Lộc vừng hoa đỏ, Chiếc, Chiếc khế
Tên địa phương
Lộc vừng
Tên tiếng Anh
freshwater mangrove, Itchytree, Mango-pine
Tên khoa học
Barringtonia acutanggula (L.) Gaertn, 1791
Tên đồng nghĩa
"Barringtonia acutangula subsp.acutangula
Barringtonia balansae R.Knuth
Barringtonia bicolor Craib
Barringtonia coccinea (Lour.) Kostel.
Barringtonia costata (Blume) Miq.
Barringtonia demissa (Miers) R.Knuth
Barringtonia denticulata (Miers) R.Knuth
Barringtonia edaphocarpa Gagnep.
Barringtonia edaphocarpa var. ladellii Craib
Barringtonia gracilis (Miers) R.Knuth
Barringtonia kedahensis R.Knuth
Barringtonia kermodei C.E.C.Fischer
Barringtonia luzonensis (C.Presl) Vidal
Barringtonia martensii R.Knuth
Barringtonia merguiensis R.Knuth
Barringtonia micrantha Gagnep.
Barringtonia multiflora (Eberh. & Dubard) Guillaumin
Barringtonia nitida Miq.
Barringtonia pedicellata Ridl.
Barringtonia pubescens (Miers) R.Knuth Barringtonia schmidtii Warb. ex Craib
Barringtonia tetraptera Lauterb.
Botryoropis luzonensis C.Presl
Butonica acutangula (L.) Lam.
Butonica rubra Miers
Careya coccinea (Lour.) A.Chev.
Caryophyllus acutangulus (L.) Stokes
Eugenia acutangula L.
Huttum acutangulum (L.) Britten
Meteorus coccineus Lour.
Michelia acutangula (L.) Kuntze
Michelia costata (Blume) Kuntze
Michelia luzonensis (C.Presl) Kuntze
Michelia nitida (Miq.) Kuntze
Stravadium acutangulum (L.) Sweet
Stravadium acutangulum (L.) Miers
Stravadium coccineum (Lour.) DC.
Stravadium costatum Blume
Stravadium demissum Miers
Stravadium denticulatum Miers
Stravadium gracile Miers
Stravadium luzonense (C.Presl) Miers
Stravadium pubescens Miers
Stravadium rheedei Blume
Symplocos multiflora Eberh. & Dubard"

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Lộc vừng
Họ
Lộc vừng
Bộ
Thạch nam, Đỗ Quyên
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Lộc vừng là cây nhiệt đới châu Á.
Phân bố
Ở Cà Mau, cây lộc vừng được tìm thấy ở huyện Phú Tân (xã Việt Thắng), huyện U Minh (xã Khánh Hòa, xã Khánh Tiến, TT. U Minh), huyện Cái Nước (TT. Cái Nước, xã Tân Hưng Đông), huyện Năm Căn (xã Hàng Vịnh), huyện Ngọc Hiển (xã Đất Mũi), huyện Đầm Dơi.
Sinh cảnh
cây lộc vừng được người dân trồng kiểng ở trong vườn nhà, ven đường, hoặc trong chậu
Cách trồng
"Cây được nhân giống hữu tính (bằng cách gieo hạt) và vô tính (giâm cành, chiết cành)
Nhân giống hữu tính: gieo từ hạt đã “chín cây”. Lấy hạt từ quả chín cây phơi cho khô nước rồi đem gieo.
Nhân giống vô tính: bằng cách chiết cây vào mùa nóng ẩm (lúc cây phát nhựa). Hoặc giâm cành vào mùa hanh lạnh (lúc cây thu mủ) – cây vào mùa rụng lá, chồi ẩn chưa hoạt động."

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Cây gỗ
Chiều cao
Cây cao trung bình 8-10m
Vỏ cây
Vỏ cây có màu nâu sẫm và sần sùi
Thân cây
Thân non màu xanh, thân trung bình màu xanh bạc có nhiều nốt sần, thân già màu nâu đen.
Cành nhánh
Cành già màu nâu đen.
Cuốn lá
Cuống lá ngắn, mặt trên phẳng màu nâu đỏ, mặt dưới lồi màu xanh, dài 0,8-1,2 cm.
Lá đơn, mọc cách. Phiến lá dày và nhẵn bóng, màu xanh lục, mặt trên đậm hơn mặt dưới, hình xoan, gốc thuôn hẹp hình buồm, đầu nhọn, bìa phiến có khía răng nhỏ và đều, dài 25-33 cm, rộng 10-11 cm. Gân lá hình lông chim nổi rõ ở 2 mặt, 8-10 cặp gân phụ.
Cụm hoa
Cụm hoa chùm thòng dài ở đầu cành; trục cụm hoa màu xanh, nhẵn, hình trụ, dài 30-110 cm, đường kính 2-2,5 mm, mang hoa suốt chiều dài trục phát hoa.
Hoa lượng tính
Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 4. Cuống hoa màu xanh, nhẵn, hình trụ hơi phình ở đỉnh, dài 0,3-0,45 cm. Lá bắc dạng vẩy, màu xanh nhạt, có lông ở mép, dài khoảng 2 mm, rụng sớm. Lá bắc con 2, dạng vẩy tam giác rất nhỏ, màu xanh nhạt. Lá đài 4, đều, màu xanh, dính nhau phía dưới thành ống dài 0,2-0,25 cm, đường kính 0,3-0,35 cm, phía trên chia 5 thùy hình bầu dục dài 0,25-0,3 cm, rộng 0,2-0,25 cm, bìa dạng màng mỏng màu trắng có nhiều lông, tiền khai van. Cánh hoa 4, đều, rời, màu trắng pha hồng nhạt ở giữa màu xanh ở đỉnh, hình bầu dục đỉnh cong hình muỗng, dài 1-1,2 cm, rộng 0,4-0,5 cm, có lông mịn ở 2 mặt, tiền khai 1 cánh trong, 1 cánh ngoài, 2 cánh vừa trong vừa ngoài. Bộ nhị gồm nhiều nhị không đều, dính nhau ở phía dưới thành ống màu trắng dài 0,3-0,4 cm phía trên rời dạng sợi màu đỏ, đính 3 vòng: 2 vòng ngoài chỉ nhị dài 1,7-2,5 cm; vòng thứ 3 nhị lép không có bao phấn, chỉ có chỉ nhị dài 0,4-0,5 cm, đôi khi chỉ nhị phân nhánh dài 0,1-0,2 cm; bao phấn hình bầu dục, màu vàng, 2 ô, nứt dọc, hướng trong, đính đáy; hạt phấn hình bầu dục dài 37,5-40 µm, rộng 30-32,5 µm, màu vàng nâu, có rãnh dọc và nhiều vân mạng. Lá noãn 2-3, dính nhau tạo thành bầu dưới 2-3 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính trung trụ; bầu noãn hình cầu, đường kính 0,1 cm, màu xanh nhẵn, dính vào ống đài, đĩa mật dạng vòng cao 0,1 cm, màu vàng bao quanh đỉnh bầu; vòi nhụy dạng sợi dài 2,4-2,5 cm, đính ở đỉnh bầu, màu trắng pha hồng, nhẵn; đầu nhụy dạng điểm màu trắng.
Quả
Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 4. Cuống hoa màu xanh, nhẵn, hình trụ hơi phình ở đỉnh, dài 0,3-0,45 cm. Lá bắc dạng vẩy, màu xanh nhạt, có lông ở mép, dài khoảng 2 mm, rụng sớm. Lá bắc con 2, dạng vẩy tam giác rất nhỏ, màu xanh nhạt. Lá đài 4, đều, màu xanh, dính nhau phía dưới thành ống dài 0,2-0,25 cm, đường kính 0,3-0,35 cm, phía trên chia 5 thùy hình bầu dục dài 0,25-0,3 cm, rộng 0,2-0,25 cm, bìa dạng màng mỏng màu trắng có nhiều lông, tiền khai van. Cánh hoa 4, đều, rời, màu trắng pha hồng nhạt ở giữa màu xanh ở đỉnh, hình bầu dục đỉnh cong hình muỗng, dài 1-1,2 cm, rộng 0,4-0,5 cm, có lông mịn ở 2 mặt, tiền khai 1 cánh trong, 1 cánh ngoài, 2 cánh vừa trong vừa ngoài. Bộ nhị gồm nhiều nhị không đều, dính nhau ở phía dưới thành ống màu trắng dài 0,3-0,4 cm phía trên rời dạng sợi màu đỏ, đính 3 vòng: 2 vòng ngoài chỉ nhị dài 1,7-2,5 cm; vòng thứ 3 nhị lép không có bao phấn, chỉ có chỉ nhị dài 0,4-0,5 cm, đôi khi chỉ nhị phân nhánh dài 0,1-0,2 cm; bao phấn hình bầu dục, màu vàng, 2 ô, nứt dọc, hướng trong, đính đáy; hạt phấn hình bầu dục dài 37,5-40 µm, rộng 30-32,5 µm, màu vàng nâu, có rãnh dọc và nhiều vân mạng. Lá noãn 2-3, dính nhau tạo thành bầu dưới 2-3 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính trung trụ; bầu noãn hình cầu, đường kính 0,1 cm, màu xanh nhẵn, dính vào ống đài, đĩa mật dạng vòng cao 0,1 cm, màu vàng bao quanh đỉnh bầu; vòi nhụy dạng sợi dài 2,4-2,5 cm, đính ở đỉnh bầu, màu trắng pha hồng, nhẵn; đầu nhụy dạng điểm màu trắng.
Hạt
Hạt đơn độc
Sinh học
Cây mọc tự nhiên ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm vừa phải đến ẩm ướt. Lộc vừng phát triển tốt nhất khi được trồng ở vùng đất màu mỡ, ẩm ướt, thoát nước tốt. Cây ưa ánh nắng mặt trời đầy đủ hoặc ánh sáng. Cây lộc vừng có khả năng chịu hạn khá tốt và chịu được các điều kiện nhiễm mặn và gió có muối. Chúng phát triển mạnh trong môi trường hoang dã nơi rễ của chúng ngâm mình trong vùng nước lợ của đầm phá, cửa vào, cửa sông và vùng ven biển bị ngập lụt theo mùa.
Mùi hương
Hoa có mùi thơm
Mùa hoa
Hoa tháng 7
Mùa quả
Quả tháng 9

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
"Hạt chứa tanin, gôm nhựa và 2 saponin, một chất cố độc là glucosid - saponin có tên là barringtonin.
Quả chứa 6,31% protein, 0,35% chất béo, 1,33% đường, 4,08% tinh bột, 2,26% tanin, 2 saponin (1 chất là chất độc). Hạt chứa một glucosid triterpenoid là 2, 3, 19-trihydroxyolean-12-en-23,28-dioic acid28-O-glucopyranosid và các saponin."

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Lộc vừng vị ngọt, tính bình. Quả có vị se. Rễ rất đắng
Khái quát chung công dụng
Đau bụng, ỉa chảy (Vỏ sắc uống). Ho, hen (Quả).
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Vỏ thân, quả
Thời gian thu hoạch
Thu hái vỏ thân quanh năm
Tác dụng dược lý
Vỏ có tác dụng hạ nhiệt. Gỗ có tính cầm máu. Rễ có tác dụng giải nhiệt, giải khát.
Chế biến
Vỏ thân sau khi thu hái đem hái phiến, phơi khô. Quả thường dùng tươi

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Lá cây
Chữa bệnh trĩ bằng lá cây lộc vừng
Quả (trái)
Dùng nước ép quả bôi chữa chàm. Ta cũng dùng quả làm thuốc duốc cá

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Đau bụng, sốt, ỉa chảy: Lấy 8-16g vỏ cây Lộc vừng sắc uống

Bài thuốc độc vị 2

Chữa bệnh trĩ bằng: Lấy lá cây lộc vừng, rửa lá thật sạch, có thể ngâm với nước muối hoặc rửa qua thêm một lần nước đun sôi để nguội sau đó để ráo nước. Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, người bệnh lấy lá lộc vừng nhai nuốt nước, còn phần bã đắp vào hậu môn (vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi đắp lá). Dùng băng gạc sạch băng lại, giữ trong khoảng 15 phút thì tháo ra và rửa lại hậu môn bằng nước sạch, thời gian dùng trong khoảng 7 – 10 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt làm giảm hẳn các triệu chứng táo bón, làm co búi trĩ (nội và ngoại) chống viêm, cầm máu .

Bài thuốc độc vị 3

Trị bệnh đau bụng, tiêu chảy, sốt: Lấy vỏ thân lộc vừng cạo bỏ lớp bần bên ngoài, rửa sạch, thái phiến, phơi hoặc sấy khô được dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, sốt, do vỏ chứa nhiều tanin (16%). Khi dùng, lấy 8-16g vỏ sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày (theo Dược sĩ Đỗ Huy Bích).

Bài thuốc độc vị 4

Chữa đau răng: Lấy quả lộc vừng còn xanh, ép lấy nước, bôi chữa chàm, hoặc nghiền nhỏ ngâm với rượu, ngậm nhổ nước chữa đau răng (theo Dược sĩ Đỗ Huy Bích).

Bài thuốc độc vị 5

"Chữa bệnh trĩ: Chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đắp bã và uống nước lá lộc vừng. Chuẩn bị: 20g lá lộc vừng. Chọn lá bánh tẻ gần ngọn sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Đem lá lộc vừng rửa qua vài nước cho sạch bụi bẩn. Để đảm bảo vệ sinh, đừng quên ngâm lá lộc vừng với nước muối pha loãng. Cho lá lộc vừng vào cối giã nát. Chắt nước cốt uống. Phần bã giữ lại đắp trực tiếp vào hậu môn. Khi đắp thuốc bạn nên nằm im thư giãn khoảng 20 phút để xác lá không bị rơi ra ngoài. Chắc chắn hơn, bạn có thể dùng gạc y tế băng cố định lại. Loại bỏ bã thuốc và rửa sạch hậu môn. Lặp lại theo cách tương tự mỗi ngày 1 lần liên tục trong 7- 10 ngày
Giai đoạn 2: Ăn sống lá lộc vừng. Kết thúc giai đoạn 1, các triệu chứng bệnh trĩ đã có sự cải thiện rõ rệt. Lúc này bạn nên tiếp tục ăn sống lá lộc vừng thêm 10 ngày nữa để duy trì được hiệu quả lâu dài."

Bài thuốc độc vị 6

Chữa tiêu chảy, kiết lị: Lấy lá lộc vừng non xay nhuyễn ép lấy nước uống trị bệnh. Hạt lộc vừng phối hợp với nước ép gừng để chữa cảm lạnh và đi tả. Hoặc cũng có thể dùng nước ép lá lộc vừng pha với mật ong

Bài thuốc độc vị 7

Trị tiêu chảy, sốt: Vỏ thân lộc vừng cạo lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch, thái nhỏ, đem phơi hoặc sấy khô. Dùng 6-16g vỏ sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml nước, uống ngày 2 lần

Bài thuốc đa vị 1

Trị bệnh trĩ: Chuẩn bị Hạt lộc vừng: 50g, Ngưu tất: 50g, Hà thủ ô: 50g. Các nguyên liệu đã chuẩn bị đem giã hoặc say nhuyễn thành bột mịn, Đem hỗn hợp chia thành những phần nhỏ, mỗi phần 10g, vo tròn thành viên hoàn. Cất thuốc vào trong hũ thủy tinh và đậy kín nắp lại để không bị ẩm mốc. Uống mỗi ngày 3 viên, chia làm 3 lần uống vào các buổi sáng, trưa, tối. Kiên trì dùng đều đặn cho đến khi thấy phân mềm thì ngưng.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
"Lộc vừng có nhiều tác dụng quý với sức khỏe nhưng cũng chứa chất độc. Mặc dù hàm lượng không quá cao song khi dùng quá liều cũng có thể khiến niêm mạc ruột bị kích thích mạnh, viêm nhiễm, ngộ độc, buồn nôn, ói mửa… Chưa kể một số đối tượng còn bị dị ứng sau khi dùng lá và hạt lộc vừng. Do vậy, khi chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng cần lưu ý:
Dùng đúng theo liều lượng được hướng dẫn
Không áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng dân gian này nếu bạn từng bị dị ứng với cây lộc vừng hoặc bất cứ thành phần nào của cây.
Để đảm bảo an toàn, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, thầy thuốc Đông y trước khi áp dụng. Ở lần thử nghiệm đầu tiên, bạn chỉ nên đắp lá lộc vừng trước. Nếu không thấy phản ứng quá mẫn nào thì mới dùng theo đường uống."