Go Back

Report Abuse

264. Lai tay

Lài tây

0 (0 Reviews)

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Ngọc bút, Bánh hỏi, Lài trâu
Tên địa phương
Lài tây
Tên tiếng Anh
Pinwheel flower, Crape jasmine, East India rosebay, Nero's crown, Paper Gardenia.
Tên khoa học
Tabernaemontana divaricata (L.) R.Br. ex Roem. & Schult., 1819
Tên đồng nghĩa
"Ervatamia coronaria (Jacq.) Stapf
Ervatamia divaricata (L.) Burkill
Ervatamia divaricata var. plena (Roxb. ex Voigt) M.R.Almeida
Ervatamia flabelliformis Tsiang
Ervatamia recurva (Roxb. ex Lindl.) Lace
Ervatamia siamensis (Warb. ex Pit.) Kerr
Jasminum zeylanicum Burm.f.
Kopsia cochinchinensis Kuntze
Nerium coronarium Jacq.
Nerium divaricatum L.
Nyctanthes acuminata Burm.f.
Reichardia grandiflora Dennst.
Reichardia jasminoides Dennst.
Taberna discolor (Sw.) Miers
Tabernaemontana citrifolia Lunan
Tabernaemontana coronaria (Jacq.) Willd.
Tabernaemontana discolor Sw.
Tabernaemontana flabelliformis (Tsiang) P.T.Li
Tabernaemontana gratissima Lindl.
Tabernaemontana lurida Van Heurck & Müll.Arg.
Tabernaemontana recurva Roxb. ex Lindl.
Tabernaemontana recurva Roxb.
Tabernaemontana siamensis Warb. ex Pit.
Testudipes recurva (Roxb. ex Lindl.) Markgr.
Vinca alba Noronha"

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Ly lài, Li lài, Lài trâu
Họ
Trúc đào
Bộ
Long đởm, Hoa vặn
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây của miền Đông Dương và Ấn Độ
Phân bố
Ngoại trừ Thành Phố Cà Mau và huyện Đầm Dơi (xã Ngọc Chánh) thì cây đều được tìm thấy tại các huyện khác của tỉnh CÀ Mau
Sinh cảnh
Cây được người dân và chuyên gia trồng làm thuốc trong vườn nhà, vườn thuốc nam, ven đường và được trồng làm kiểng ở trong chậu
Cách trồng
Cây được nhân giống bằng hạt, giâm cành hoặc chiết, giâm bằng ngọn cành dễ cho ra rễ hơn. Cũng có thể tách cây con từ rễ hoặc chặt cho đứt rễ rồi kéo một trâu ngóc lên khỏi đất để cây con mọc ra.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống nhiều năm
Dạng cây
Cây bụi
Chiều cao
Cây cao 1-3 m,
Thân cây
Thân có nhựa mủ trắng, đục. Tiết diện tròn, nhẵn; thân non màu xanh; thân già màu nâu, sần sùi.
Cành nhánh
Cây phân nhiều cành
Cuốn lá
Cuống lá dài 1-2 cm. Gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới; 6-9 cặp gân thứ cấp hơi lồi ở mặt dưới, cong hướng lên trên
Lá đơn, nguyên, mọc đối chéo chữ thập, hình xoan, dài 12-15 cm, rộng 6-9 cm, đầu lá có đuôi, đáy phiến men dọc theo hai bên cuống lá, mặt trên xanh sẫm, bóng, mặt dưới nhạt, không có lông
Cụm hoa
Cụm hoa: Hoa mọc thành xim ở ngọn cành, trục cụm hoa dài 8-10 cm.
Hoa lượng tính
Hoa lưỡng tính, màu trắng, mùi rất thơm. Cuống hoa dài 0,5-0,7 cm, màu xanh nhạt. Lá bắc và 2 lá bắc con hình vẩy tam giác, màu xanh nhạt, dài 2-4 mm. Lá đài 5, rời hay dính rất ít ở đáy, hình tam giác, dài 5-6 mm, màu xanh lục nhạt, mặt trong có các tuyến màu vàng nhạt ở đáy và có nhiều lông mịn; tiền khai năm điểm. Cánh hoa 5, dính nhau. Ống tràng màu trắng, dài 2-2,5 cm, hơi dính nhau ở ngọn, chỗ phình có màu xanh nhạt; bên trên xòe thành 5 phiến màu trắng dài 1,8-2,1 cm, hình trứng, mép hơi nhăn nhúm, miệng ống tràng có màu vàng; tiền khai vặn. Nhị 5, rời, đính trên chỗ phình của ống tràng, xen kẽ cánh hoa. Chỉ nhị ngắn, dọc 2 bên chỉ nhị nơi đính vào ống tràng có những hàng lông trắng. Bao phấn màu vàng, hình mũi tên, 2 ô, hướng trong, khai dọc, đính đáy. Các bao phấn chụm trên đầu nhụy. Hạt phấn rời, hình trụ, có rãnh. Lá noãn 2, rời ở bầu nhưng dính ở vòi và đầu nhụy. Bầu trên, màu vàng tươi, nhiều noãn, đính noãn mép. Vòi nhụy 1, màu trắng, dạng sợi mảnh, dài khoảng 1,6 cm. Đầu nhụy hình trụ, màu vàng, trên có 2 thùy nhỏ, hình nón màu trắng.
Hạt
Hạt thuôn, có áo hạt
Sinh học
Cây ưa đất giàu mùn, ẩm ướt và thoát nước tốt. Nếu cây sống trong điều kiện nhiều bóng mát thì lá sẽ có nhiều đốm đậm màu
Mùa hoa
Tháng 4 đến 10
Mùa quả
Tháng 4 đến 10

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
"Rễ đắng, chứa nhiều alkaloid: tabernaemontanin, voaphilin, voacangin (nhiều ở lá), oxocoronaridin, tahoricin, ervaticinin. Lá chứa nhiều voacangin, coronaridin, voacristin.
Các bộ phận của cây đều có độc. Cụ thể, qua các kết quả thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một số hoạt tính sau đây:
Cao chiết khô từ rễ, hạt và vỏ cây lài trâu đều gây ức chế hoạt động của tủy xương và làm giảm bạch cầu (trên cơ thể động vật thí nghiệm).
Cao ethanol chiết xuất từ hoa, lá, rễ và thân cây lài trâu đều có thể gây ức chế hô hấp, có tác dụng an thần nhưng nếu dùng quá liều thì có thể gây ảo giác.
Chiết xuất từ cây lài trâu khi dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch thì thấy có tác dụng làm chậm nhịp tim (ở chuột lang).
Dịch chiết của cây khi dùng quá liều có thể gây liệt hô hấp và gây chết ở động vật thí nghiệm (chất độc ở rễ và thân mạnh hơn ở lá và hoa)"

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
"Cây có nhiều nhựa, có độc.
Rễ, lá và gỗ cây có tính mát."
Khái quát chung công dụng
Rễ trị sốt rét rừng đau bụng và dùng bó gãy xương. Lá làm mát, giải nhiệt, lợi tiểu, tiêu thũng, dùng chữa đau mắt, ghẻ lở nhọt chốc, chó dại cắn. Vỏ, rễ, nhựa dùng tẩy gium, chữa đau răng, đau mắt. Nhựa làm giảm sưng tấy. Hoa chữa bệnh ngoài da.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Rễ, lá, hoa, nhựa
Thời gian thu hoạch
Thu hái các bộ phận của cây quanh năm.
Tác dụng dược lý
Nhựa cây có tác dụng làm giảm sưng tấy (và vì có độc nên cũng được dùng để tẩm tên độc).
Lá cây có tác dụng làm mát, điều trị bệnh ngoài da (ghẻ lở, nhọt) và giải độc chó dại cắn.
Rễ, lá và gỗ cây có thể làm tan uất kết, hạ huyết áp, giúp giảm đau và tiêu thũng.
Vỏ, rễ và nhựa của cây có tác dụng tẩy giun, điều trị đau răng, đau mắt.
Rễ cây còn được dùng để bó gãy xương.
Cao ethanol từ vỏ rễ và vỏ thân có tác dụng kháng khuẩn, diệt côn trùng"