Lài ta

Report Abuse

263. Lai ta
0 0 Reviews

Lài ta

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Nhài
Tên địa phương
Lài ta
Tên tiếng Anh
Arabian jasmine, Sambac jasmine
Tên khoa học
Jasminum sambac (L.) Aiton, 1789
Tên đồng nghĩa
"Jasminum bicorollatum Noronha
Jasminum blancoi Hassk.
Jasminum heyneanum Wall. ex G.Don
Jasminum odoratum Noronha
Jasminum quinqueflorum B.Heyne ex G.Don
Jasminum quinqueflorum var. pubescens G.Don
Jasminum sambac var. duplex Voigt
Jasminum sambac var. gimea (Zuccagni) DC.
Jasminum sambac var. goaense (Zuccagni) DC.
Jasminum sambac var. heyneanum (Wall. ex G.Don) C.B.Clarke
Jasminum sambac var. kerianum Kuntze
Jasminum sambac var. nemocalyx Kuntze
Jasminum sambac var. plenum Stokes
Jasminum sambac var. syringifolium Wall. ex Kuntze
Jasminum sambac var. trifoliatum Vahl
Jasminum sambac var. trifoliatum (L.) Sims
Jasminum sambac var. undulatum (L.) Kuntze
Jasminum sambac var. verum DC.
Jasminum undulatum (L.) Willd.
Mogorium gimea Zuccagni
Mogorium goaense Zuccagni
Mogorium sambac (L.) Lam.
Mogorium undulatum (L.) Lam.
Nyctanthes goa Steud.
Nyctanthes sambac L.
Nyctanthes undulata L."

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Nhài, Lài
Họ
Nhài
Bộ
Hoa môi
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây gốc ở Ấn Độ
Phân bố
Ngoại trừ Thành Phố Cà Mau thì cây đều được tìm thấy tại các huyện khác của tỉnh CÀ Mau
Sinh cảnh
Cây được người dân và chuyên gia trồng làm thuốc trong vườn nhà, vườn thuốc nam, ven đường và được trồng làm kiểng ở trong chậu
Cách trồng
"Cây có thể được trồng bằng cách chiết cành, tách gốc, gieo hạt hay giâm cành.
Trồng bằng cách giâm cành: Vào mùa xuân, chọn cành bánh tẻ cắm xuống đất hoặc cắt thành đoạn 25-30cm đem giâm. Đất nào cũng trồng được nhài, miễn là không bị úng. Có thể trồng thành ruộng, thành vườn, trong bồn hoặc trong chậu. Tuy nhiên, cần thường xuyên làm cỏ, tưới đủ ẩm và bón thúc nhất là thời kì ra hoa. Hiện nay, nhài được trồng chủ yếu để lấy hoa tươi phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân."

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Cây gỗ nhỏ có khi leo
Chiều cao
Cây cao 0,5-3m
Cành nhánh
Có nhiều cành mọc tỏa ra xung quanh
Lá hình trái xoan bầu dục, bóng cả hai mặt, có lông ở dưới, ở kẽ những gân phụ
Cụm hoa
Cụm hoa ở ngọn, thưa hoa
Hoa lượng tính
Hoa màu trắng, thơm ngát
Quả
Quả hình cầu, màu đen bao bởi đài tồn tại, có 2 ngăn
Sinh học
Cây ưa sáng, ưa ẩm, đất khô giàu mùn
Mùi hương
Hoa có mùi thơm dặc trưng
Mùa hoa
Tháng 5 đến 7
Mùa quả
Tháng 7 đến 9

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Hoa nhài có chứa chất béo thơm với hàm lượng 0.08%. Chất béo này chứa este anthranylic metyl, indol, ester formic acetic-benzoic-linalyl, paraffin,…

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Hoa và lá nhài có vị cay và ngọt, tính mát và Rễ có vị cay ngọt, tính mát, hơi có độc.
Khái quát chung công dụng
Hoa và lá dùng trị ngoại cảm phát sốt, đau bụng, ỉa chảy, lỵ, mụn nhọt độc. Hoa sắc nước dùng rửa mặt, chữa viêm màng khoé mắt và màng mộng, chữa trẻ em lên sởi có sốt, sởi mọc không đều. Lá cũng dùng trị bạch đới. Lá khô ngâm trong nước rồi làm thành dạng thuốc đắp trị loét ngoan cố. Rễ trị mất ngủ, đòn ngã bị thương. Còn dùng để điều kinh. Cũng dùng nước sắc bôi trị viêm mũi, viêm giác mạc.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Hoa, lá và rễ
Thời gian thu hoạch
Lá thu hái quanh năm. Hoa thu hái vào hè thu, khi mới nở. Rễ được thu hái vào mùa đông
Tác dụng dược lý
Trấn thống, thanh nhiệt giải biểu, lợi thấp, gây tê, an thần
Chế biến
Sau khi đào lấy rễ, đem thái nhỏ, sấy hoặc phơi khô. Hoa có thể dùng tươi hoặc phơi khô

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Mất ngủ: Rễ Nhài 1-1,5g, nghiền trong nước, lấy hỗn dịch uống

Bài thuốc độc vị 2

Rôm sẩy: Lá Nhài vò vào nước để tắm, có thể phối hợp với lá Ngải cứu để tăng tác dụng

Bài thuốc độc vị 3

Giúp thanh nhiệt mùa hè, tăng cường sức đề kháng: Hoa nhài khô 1 thìa, cho hoa nhài vào bình trà, cho 300ml nước sôi để hãm, 5 phút sau trà có mùi thơm, uống được, người thích ngọt thì cho thêm mật ong hòa đều để nguội uống. Hoặc hoa nhài khô 6g sắc uống thay nước hàng ngày. Bài thuốc này có công dụng thanh thuần tỉnh não, khai khiếu giải phiền

Bài thuốc đa vị 1

Ngoại cảm phát sốt, ỉa chảy: Hoa Nhài 6g, Chè xanh 10g, Thảo quả 3g, sắc uống

Bài thuốc đa vị 2

Đau mắt: Hoa nhài 6g, dùng riêng hay phối hợp với Kim ngân hoa và hoa Bạch cúc, mỗi vị 9g, đun sôi lấy nước xông rồi uống. Hoặc lấy lá giã vắt lấy nước, trộn với lòng trắng trứng gà đắp

Bài thuốc đa vị 3

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hoa nhài 10g, hoa hòe 10g, kim cúc 6g, hoa đại 6g. Sắc với ba bát nước còn một bát, chia uống hai lần trong ngày. Uống vào buổi sáng và tối sau bữa ăn. Mỗi liệu trình uống 10 ngày

Bài thuốc đa vị 4

Nhức mỏi, đau đầu gối: Hoa nhài 50g, móng giò lợn 200g. Cách chế biến: Móng giò lợn rửa sạch, chặt khúc, ướp gia vị. Hoa nhài đã rửa sạch để ráo. Cho 3 bát nước đun sôi móng giò khoảng 30 phút, cho hoa nhài vào, nêm gia vị vừa đủ bắc ra ngay. Ăn khi canh còn nóng, có thể dùng làm canh ăn với cơm. Mỗi tuần nên ăn khoảng 3 - 5 lần

Bài thuốc đa vị 5

Chữa mất ngủ: Hoa nhài 10g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 10g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần. Uống liên tục trong 7 ngày. Hoặc hoa nhài 6g, tâm sen 8g. Hoa nhài và tâm sen hãm với nước sôi uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục từ 7 - 10 ngày sẽ thấy kết quả rõ rệt

Bài thuốc đa vị 6

Trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do ăn thức ăn sống lạnh: Hoa nhài 10g, vỏ quả lựu 10g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần. Uống trong 4 ngày. Hoặc hoa nhài 6g, chè xanh 10g, thảo quả 3g, vỏ dộp ổi 3g. Cách dùng: 4 thứ trên đem sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống sau các bữa ăn. Uống liên tục trong 3 ngày

Bài thuốc đa vị 7

Chữa đau nhức đầu gối: Móng giò lợn 200g và hoa nhài 50g. Đem các nguyên liệu rửa sạch, móng gió chặt khúc và ướp gia vị. Hoa nhài để ráo. Đun sôi móng giò với 3 bát nước trong khoảng 30 phút và cho thêm hoa nhài vào, thêm gia vị và tắt bếp. Ăn với cơm và dùng khi còn nóng. Nên ăn từ 3 – 5 lần/ tuần

Bài thuốc đa vị 8

Chữa đầy bụng, tiêu chảy do ăn đồ sống: Thảo quả 3g, chè xanh 10g, hoa lài 6g, vỏ dộp ổi 3g. Đem nguyên liệu sắc với 600ml nước còn lại 200ml. Chia nước sắc thành 3 lần và uống sau khi bữa ăn. Dùng liên tục trong 3 ngày

Bài thuốc đa vị 9

"Chữa mất ngủ:
Cách 1: Dùng rễ nhài 1 – 1.5g, nghiền trong nước và lấy dịch uống.
Cách 2: Chuẩn bị bồ công anh, hoa nhài và kim ngân hoa mỗi thứ 20g, cam thảo đất 10g. Đem các vị sắc uống, chia thành 2 – 3 lần uống. Ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi hẳn.
Cách 3: Dùng tâm sen và hoa nhài hãm với nước và uống nhiều lần trong ngày. Sử dụng liên tục trong 7 – 10 ngày sẽ nhận thấy kết quả rõ rệt"

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
"Người có thai và cơ thể suy nhược không nên dùng
Trà hoa nhài có chứa caffeine, có thể gây mất ngủ và tăng huyết áp nhẹ. Nếu dùng cần phối hợp với các dược liệu khác để tránh tình trạng nói trên.
Không dùng hoa nhài cho phụ nữ mang thai do mùi hương của dược liệu có thể gây co thắt sớm và gây sảy thai, sinh non.
Dùng trà hoa nhài khi bụng đói có thể gây đau thượng vị và làm nghiêm trọng các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng.
Catechin trong trà nhài có thể làm giảm quá trình hấp thu sắt từ thực phẩm. Vì vậy tránh dùng dược liệu này trong thời gian dài vì có nguy cơ gây thiếu máu.
Người bị suy nhược không nên dùng bài thuốc từ hoa nhài."