Củ cải trắng

Report Abuse

137Cu cai trang (1)_Fotor
0 0 Reviews

Củ cải trắng

12

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Rau lú bú, Củ cải, La bặc tử, Lai phục tử, cải củ, Bặc căn
Tên địa phương
Củ cải trắng
Tên tiếng Anh
Daikon, White radish
Tên tiếng Pháp
Radis
Tên khoa học
Raphanus sativus L
Tên đồng nghĩa
"Raphanistrum gayanum Fisch. & C.A.Mey.
Raphanus acanthiformis Morel ex L.Sisley
Raphanus acanthiformis J.M. Morel ex Sasaki
Raphanus acanthiformis var. raphanistroides (Makino) Hara
Raphanus candidus Vorosch.
Raphanus chinensis Mill.
Raphanus gayanus (Fisch. & C.A.Mey.) G.Don
Raphanus macropodus H.Lév.
Raphanus niger Mill.
Raphanus oleifer Steud.
Raphanus orbicularis Mill.
Raphanus radicula Pers.
Raphanus raphanistroides (Makino) Nakai
Raphanus raphanistrum var. sativus (L.) Schmalh.
Raphanus raphanistrum subsp. sativus Schmalh.
Raphanus raphanistrum var. sativus (L.) Domin
Raphanus raphanistrum var. sativus (L.) Beck
Raphanus rotundus Mill.
Raphanus sativus L.
Raphanus sativus subsp. esculentus Metzg.
Raphanus sativus var. longipinnatus L.H. Bailey
Raphanus sativus var. macropodus (H. Lév.) Makino
Raphanus sativus var. niger (Mill.) J.Kern.
Raphanus sativus var. radicula Pers.
Raphanus sativus var. raphanistroides (Makino) Makino
Raphanus sativus f. raphanistroides Makino
Raphanus sativus subsp. sinensis Sazonova & Stank.
Raphanus taquetii H.Lév.
Raphanus taquetti H. Lév."

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Họ
Cải
Bộ
Cải
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kính
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Củ cải trắng có nguồn gốc từ Ai Cập và Trung Quốc
Phân bố
Ở Cà Mau, Củ cải trắng phân bố ở huyện Thới Bình (xã Trí Phải), huyện U Minh (TT. U Minh).
Sinh cảnh
Cây được người dân trồng trong vườn nhà để làm thuốc và làm thực phẩm
Cách trồng
Củ cải trắng được trồng bằng hạt. Củ cải trắng có thể trồng được nhiều vụ trong năm: vụ chính gieo hạt tháng 8-9; vụ muộn gieo hạt tháng 10-11(vụ muộn thường có nhiều mưa làm dập nát cây do đó để trồng vụ muộn cần làm nhà lưới che mưa); vụ xuân hè gieo hạt tháng 2-4. Củ cải trắng trồng vụ xuân hè nhanh cho thu hoạch nhất (khoảng 25-35 ngày) nhưng cho năng suất thấp. Nếu gieo theo luống thì rải phân bón lót trên mặt luống rồi trộn đều với đất, để 1-2 ngày mới gieo hạt. Nếu gieo hàng thì tiến hành rạch hàng cách nhau 25-30 cm, bỏ phân vào rạch, lấp đất vài hôm rồi gieo. Gieo hạt xong lấy đất tơi xốp phủ 1 lớp mỏng lên trên, phủ rơm rạ rồi tưới ẩm (đảm bảo độ ẩm đạt 75-80%) để hạt nảy mầm tốt.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống một năm hay hai năm
Dạng cây
Cây thân thảo
Rể
Rễ củ phình to, màu trắng, vỏ mỏng, vị cay nồng, hình trụ dài, có thể dài 20 – 40cm với trọng lượng trung bình từ 250 gram đến 1 kg, nhưng cá biệt có củ nặng đến 25 kg, gặp tại Nhật
Cuốn lá
Cuống lá dài.
Lá mọc từ củ, tỏa ra xung quanh, cuống lá dài. Phiến lá hình mũi mác, màu xanh lục, có đường gân chính chạy giữa phiến lá.
Cụm hoa
Hoa mọc thành chùm
Hoa lượng tính
Hoa màu trắng hay hơi tím hồng.
Quả
Quả là một giác, có hình trụ, thắt ở giữa các hạt, các hạt xếp lại thành chuỗi tràng hạt.
Hạt
Hạt cải củ hình trứng dẹt, dài chừng 2.5-4mm, rộng 2-3mm, mặt ngoài màu nâu đỏ hoặc xám nâu, vỏ hạt mỏng, dòn, nhìn qua kính lúp sẽ thấy các chỗ lõm hình mạng, ở một đầu có tễ, không mùi vị, có chất đầu có tê, không mùi vị, có chất dầu hơi cay, hạt mẫm, chắc, màu nâu đỏ là tốt. Hạt nhỏ màu đỏ sậm: 1 gram chứa khoảng 120 hạt. Có thể giữ khả năng nẩy mầm đến 5 năm.
Sinh học
Cây củ cải trắng ưa ẩm, nhưng không chịu được ngập úng. Cây có đặc điểm là khi hình thành củ, củ thường trồi lên mặt luống làm cho vỏ củ sần sùi, không sáng mã.
Mùa hoa
Tháng 4 đến 7
Mùa quả
Tháng 6 đến 7

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Dinh dưỡng
Về dinh dưỡng: Củ cải trắng có khả năng làm giảm mức cholesterol huyết thanh và nồng độ chất béo trung tính, trong khi làm tăng HDL cholesterol (cholesterol tốt). Chất cay nhẹ trong củ cải trắng giúp kháng khuẩn, giảm đau. Giúp hỗ trợ gan và ngăn ngừa bệnh tim mạch vì chứa hoạt chất sinh học betaine. Chất này hỗ trợ gan hoạt động tốt hơn, đồng thời làm giảm lượng homocysteine huyết tương - một trong những tác nhân gây bệnh tim mạch
Thành Phần Hóa Học
Củ cải tươi có chứa Pentosan, Arginin, Cholin, Diastase, Oxydase catalase, Oxalic acid, Glucose, Adenin, Histidin, Trigonellin, Glucosidase, Allyl isothiocyanat, vitamin C, B, A,… Hạt có chứa oleic acid, Linoleic acid, Raphanin, Oleic acid, Erucic acid, dầu béo,… Rễ chứa Methyl mercapten và glucosid enzyme.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
"Hạt có vị cay, ngọt, tính bình và mùi thơm. Củ có vị ngọt, hơi cay, đắng, không độc và tính bình.
Lá cũng có vị đắng, cay, tính bình."
Khái quát chung công dụng
Củ cải trắng được dùng trong trườg hợp ăn uống không ngon miệng, các bệnh hoại huyết, còi xương, thiếu khoáng, lên men trong ruột, đau gan mãn, vàng da, sỏi mật, viêm khớp, thấp khớp và các bệnh dưìmg hô hấp (ho, hen). Đông y còn dùng củ chữa nhiệt lỵ, giải độc, và dùng ngoài đắp trị bông. Hạt dùng chữa chững phong đàm, thở suyễn, ly, mụn nhọt, đại tiểu tiện không thông, lại phá được trệ khí. Lá dùng chữa khản tiếng, chữa xuất huyết ở ruột, khái hụyết và còn dùng chữa suyễn cho người già.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Hạt, rễ củ, lá.
Thời gian thu hoạch
Thu hái vào mùa hè – thu khi quả đã già.
Tác dụng dược lý
Củ cải trắng có tác dụng long đờm, trừ viêm, tiêu tích, lợi tiểu, tiêu ứ huyết. Củ cải trắng giúp khai vị, làm ăn ngon miệng, chống loại huyết, chống còi xương, sát khuẩn nói chung, lọc gan và thận và làm long đờm. Hạt có tác dụng hạ khí, tiêu đờm và tiêu thức ăn. Lá ngoài việc dùng muối dưa, còn giúp sự tiêu hóa.
Chế biến
Đến mùa quả chín, hái cả cây, phơi khô, đập lấy hạt, bỏ hết vỏ và tạp chát, phơi khô, khi dùng sao cho hơi vàng có mùi thơm. Ngoài ra có thể bào chế dược liệu la bặc tử với những cách sau: Rửa sạch hạt, muốn tiêu thực thì sao còn nếu dùng tiêu đờm thì để dùng sống. Loại bỏ tạp chất và đất cát, sau đó vớt ra và phơi khô. Khi dùng nên giã nát.

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Toàn cây
Củ cải, lá, rễ và hạt đều có tác dụng tiêu đờm, tiêu thực, kích thích vị giác và lợi đại tiểu tiện. Dược liệu này thường được nhân dân sử dụng để chữa ho có đờm, hen suyễn, viêm khí quản mãn tính, táo bón ở người cao tuổi, ăn uống không tiêu,…
Lá cây
Theo Trung-dược hiện đại, Lá, phơi khô hay La bặc diệp (Luo-bo Ye) dùng để trị tiêu chảy và kiết lỵ.
Hạt
Theo Trung-dược hiện đại, Hạt tươi được dùng đề trị nhiễm Trichomonas nơi Phụ nữ, trị ho ra máu. Nước sắc từ hạt tươi dùng để bơm rửa (enema) trị sưng ruột do nhiễm trùng loại ulcerative colitis.
Rễ
Theo Trung-dược hiện đại,Rễ tươi hay La bản (Luo-po) dùng trị ăn không tiêu, tức ách khó chịu; khát nước, chảy máu cam.
Củ
Dược tính theo Y học Tây Phương, Khả năng giúp tiêu thực: Củ cải trắng có thể dùng để giúp tiêu hóa các chất bột

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Trẻ nhỏ bị ho: Lấy củ cải thái thành miếng mỏng, thả vào ngâm trong nước đường đặc vài ngày. Mỗi lần lấy ra một thìa nhỏ, pha thêm nước nóng cho trẻ uống.

Bài thuốc độc vị 2

Chữa nhiệt miệng: Súc miệng bằng nước cốt củ cải, ngày súc miệng nhiều lần sẽ nhanh khỏi.

Bài thuốc độc vị 3

Chữa bỏng: Củ cải tươi, thái lát và đắp lên vùng da bị bỏng.

Bài thuốc độc vị 4

Chữa chứng nhiễm khói than bị ngất: Lá củ cải hoặc củ cải tươi, giã nát, vắt lấy nước và cho bệnh nhân uống.

Bài thuốc độc vị 5

Trị ế cách và phản vị: Củ cải đem tẩm mật, chưng, nghiền nát và ăn trực tiếp.

Bài thuốc độc vị 6

Chữa chứng nhọt sưng đau nhưng chưa vỡ: Lấy 1 củ cải tươi cắt ngang và cho vào lửa, nướng chín. Cắt bỏ chỗ cháy đen, đem xát vào chỗ bị đau nhức. Khi nguội thì thay miếng khác, thực hiện như vật khoảng 3 – 4 lần sẽ thấy mụn nhọt vỡ cồi.

Bài thuốc độc vị 7

"Trị táo bón ở người cao tuổi:
Lấy 30 – 40g hạt củ cải trắng sao vàng, đem sắc với nước, dùng 2 – 3 lần/ ngày. Nên uống khi nước còn ấm." .

Bài thuốc độc vị 8

Trị ban sởi mọc chậm không đều: Lấy Hạt củ cải tươi nghiền nát, mỗi lần dùng 6g uống với nước cơm.

Bài thuốc độc vị 9

"Chữa chứng phù nề:
Cách 1: Dùng củ cải tươi ép lấy nước, sau đó thêm vào ít muối và nước. Đun sôi và uống, dùng mỗi ngày 1 lần.
Cách 2: Chuẩn bị 40 hạt củ cải, đem sắc uống hằng ngày."

Bài thuốc độc vị 10

Tiêu ung nhọt: Lấy 1 ít hạt củ cải trắng, giã nát và thêm giấm vào, dùng bôi lên nhọt.

Bài thuốc độc vị 11

Chữa táo bón, miệng khô đắng: Dùng củ cải tươi xào với tỏi ăn trong bữa cơm. Ngày 2 lần. Ăn trong 3 – 5 ngày.

Bài thuốc độc vị 12

Chữa ho nhiều đờm do viêm phế quản mãn tính: Cam thảo sống 8g, hạnh nhân và hạt cải củ sao mỗi thứ 12g. Đem các vị sắc uống.

Bài thuốc độc vị 13

Trị Nấc cục (Hiccup): Lấy 1 củ cải trắng tươi và 2 lát gừng tươi, nghiền nát chung, lấy nước cốt thêm mật ong, đổ vào 1 ly nước nóng ấm và uống.

Bài thuốc độc vị 14

Chữa viêm họng: Chuẩn bị: Một ít đường phèn và củ cải tươi 1 – 2 củ. Cạo sạch vỏ củ cải, rửa sạch và cắt thành sợi. Đem trộn với đường phèn, cho vào hũ và ngâm qua đêm. Sáng hôm sau chắt lấy nước uống. Thực hiện liên tục vài ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Bài thuốc đa vị 1

Trị lao phổi ho ra máu: Củ cải 300g, mật ong 150g, phèn chua 10g, nước 400ml. Cho củ cải vào đun cùng với nước cho sôi, đến khi còn khoảng 100ml thì gạn lấy nước bỏ bã. Cho phèn chua và mật ong vào nước này khuấy đều, đun sôi chia làm 3 lần uống trong ngày trước khi ăn.

Bài thuốc đa vị 2

Chữa lỵ, đau khi đại tiện: Chuẩn bị: Tỏi 1 củ và hạt cải củ 12g. Đem tỏi giã nát lấy nước, hạt cải củ nghiền nát. Dùng thuốc bột và nước tỏi cùng với nước ấm.

Bài thuốc đa vị 3

Chữa đái tháo đường: Củ cải 250g, gạo 100g. Củ cải tươi rửa sạch, cắt nhỏ, nấu với gạo thành cháo ăn hằng ngày.

Bài thuốc đa vị 4

Trị sỏi mật: Củ cải 400g, mật ong 100g. Củ cải gọt vỏ, cắt từng miếng dài khoảng 6cm, tẩm mật ong rồi sấy khô (chú ý không để củ cải cháy). Ăn củ cải và uống cốc nước muối loãng độ mặn (như nước canh). Ngoài ra, nước ép từ củ cải có tác dụng chống nấm và phòng ngừa sỏi mật.

Bài thuốc đa vị 5

Chữa ho nhiều, người mệt mỏi suy nhược: Chuẩn bị Củ cải trắng, lê, mỗi loại 1kg; Gừng tươi, sữa tươi, mật ong mỗi thứ 250g. Cách chế biến: Lê gọt sạch bỏ hạt. Sau đó giã nhỏ lê, củ cải trắng, gừng cho riêng từng thứ một. Vắt lấy nước cốt cho vào từng cốc riêng, các có thể vắt bằng khăn xô. Tiếp theo các cho nước cốt củ cải trắng và nước cốt lê đã vắt được ở trên vào nồi đun sôi, sau đó hạ bớt lửa cho đến khi nước đặc sền sệt thì cho các thứ còn lại vào, khuấy đều, đun sôi lại. Căn vào tỷ lệ nguyên liệu như trên các có thể làm nhiều một lúc trữ vào trong lọ dùng dần, mỗi lần uống từ 10-15ml, pha với nước ấm ngày uống 2 lần. Đặc biệt về mùa lạnh rất dễ bị ho, các nên chuẩn bị sẵn khi cần sẽ có để dùng luôn.

Bài thuốc đa vị 6

"Hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tinh ở người cao tuổi Ở người cao tuổi do sức khỏe suy yếu nên rất dễ mắc các bệnh. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi thì tỷ lệ mắc bệnh lại cao hơn ở lứa tuổi này. Bệnh viêm phế quản mạn tính cũng là bệnh phổ biến. Sau đây xin chia sẻ với đọc cách hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính ở lứa tuổi người già bằng củ cải trắng rất dễ làm và hiệu quả. Cách 1: Nguyên liệu: 250g củ cải trắng, đường phèn, mật ong vừa đủ và một bát con nước Cách chế biến: Củ cải rửa sạch thái miếng nhỏ. Cho các nguyên liệu trên vào sắc cho đến khi còn nửa bắt con nước. Người bệnh nên dùng 2 lần vào buổi sáng và tối, có thể uống cả nước và ăn củ cải đã sắc. Nên dùng liên tục từ 7-10 ngày để phát huy tác dụng; Cách 2: dùng Củ cải trắng 250g, đường phèn, mật ong vừa đủ, một bát con nước. Sắc đến khi còn nửa bát con nước, ăn củ cải và uống nước. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Cách 3: Tử tô (hạt tía tô) và la bặc tử sao mỗi thứ 12g. Đem sắc uống hằng ngày.
Cách 4: Chuẩn bị củ cải 60g và bì sứa 120g, đổ nước, thêm gia vị và hầm cho nhừ. Chia thành 2 lần ăn và dùng hết trong ngày."

Bài thuốc đa vị 7

Chữa ho do hen phế quản, nhiều đờm: Nguyên liệu bao gồm: Hạt củ cải đã phơi khô, gừng tươi, vỏ quýt, bột gạo. Cách chế biến: Gừng tươi ép lấy nước cốt, trừ lại 1 nhánh vừa. Hạt củ cải rửa sạch sau đó tẩm nước gừng tươi, sao vàng và tán thành bột mịn. Lấy khoảng 5 vỏ quýt và nhánh gừng tươi còn lại cho vào nồi đung sôi kỹ sắc còn 40-50ml nước, lấy nước trong cho thêm bột gạo quấy đền khi chín đều thành hồ sền sệt. Tiếp theo lấy bột hạt củ cải trộn đều với nước hồ ở trên, đem viên thành hạt nhỏ như hạt đậu đen. Người bệnh nên uống 15 đến 20 viên một lần và uống hằng ngày trước bữa ăn.

Bài thuốc đa vị 8

Chữa khản tiếng, mất tiếng Khàn tiếng, mất tiếng: Dùng nước ép của cải trắng, cho thêm 2-3 lát gừng ngậm sau đó nuốt dần. Nên ngậm nhiều lần trong ngày để phát huy tác dụng;

Bài thuốc đa vị 9

Viêm loét miệng do nhiệt: Củ cải trắng có tính mát, diệt khuẩn do đó nó còn phát huy tác dụng thanh nhiệt giải độc. Đặc biệt có hữu ích trong việc chữa viêm loét, miệng do nhiệt. Thay vì súc miệng bằng nước lọc các có thể thay thế bằng nước ép của củ cải tươi. Các nên súc miệng nhiều lần trong ngày để có kết quả tốt.

Bài thuốc đa vị 10

"Hỗ trợ điều trị đái tháo đường:
Cách 1: Dùng 200g củ cải trắng, gạo tẻ 50g, gạo nếp 50g nấu thành cháo. Nên ăn nóng và ăn ngày một lần. Các có thể ăn thường xuyên. Cách 2:chuẩn bị: Gạo tẻ 50g và củ cải 200g. Thực hiện: Nấu thành cháo, ăn ngày 2 lần và dùng khi còn nóng. Ngoài ra có thể ăn củ cải trắng luộc hoặc xào cũng giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường."

Bài thuốc đa vị 11

Chữa chứng ăn không tiêu, ợ chua, ngực bụng đầy và thực tích: Chuẩn bị: Thần khúc 80g, bán hạ 120g, phục linh 120g, sơn tra 240g, la bặc tử 40g, trần bì 120g, liên kiều 40g. Đem các vị tán bột, làm thành hoàn. Mỗi ngày dùng từ 20 – 30g.

Bài thuốc đa vị 12

Trị loét miệng, nôn ói, mất tiếng và khản giọng: Gừng tươi và củ cải tươi, liều lượng tùy ý. Đem ép lấy nước, dùng uống nhiều lần trong ngày. Có thể phối hợp với nước giá đậu xanh để tăng tác dụng.

Bài thuốc đa vị 13

Khử mùi hôi của cơ thể như hôi nách, hôi chân: Dùng nước cốt ép từ 4-5 củ cải trắng cỡ trung bình, thêm vào 1/4 thìa glycerine chứa trong chai kín hay giữ trong tù lạnh: thoa nơi nách hay kẽ chân mỗi buổi sáng sau khi tắm.

Bài thuốc đa vị 14

Món ăn chữa ho từ củ cải trắng: Chuẩn bị: Gừng tươi, mật ong và sữa mỗi thứ 250g, quả lê và củ cải trắng mỗi thứ 1kg. Thực hiện: Gừng tươi, củ cải gọt vỏ, thải nhỏ, lê gọt vỏ và bỏ hạt. Vắt nước cốt riêng từng loại. Sau đó cho nước lê và nước củ cải vào, đun cho sôi thì giảm bớt lửa cho đến khi đặc dính. Lúc này, thêm mật ong, sữa và nước cốt gừng vào, khuấy đều và đun sôi trở lại. Khi hỗn hợp nguội, đem cho vào lọ kín và dùng dần. Mỗi lần dùng 1 thìa hòa với nước ấm, ngày uống 2 lần.

Bài thuốc đa vị 15

Chữa đại tiện ra máu do uống rượu nhiều hoặc do bệnh trĩ: Chuẩn bị: Củ cải (cả cuống và lá) 20 củ. Rửa sạch, thái lát và nấu cho chín nhừ, thêm bột gạo, ít giấm và vài lát gừng vào, đun cho sôi và để nguội, dùng ăn.

Bài thuốc đa vị 16

Chữa cảm phong: Chuẩn bị: 1 thìa nước củ cải, 1 thìa tương đậu nành và 750ml nước. Trộn đều các nguyên liệu và uống thuốc khi nằm trên giường. Khi mồ hôi ra hết sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Bài thuốc đa vị 17

Chữa ngực căng, thở gấp do hen suyễn: Chuẩn bị: Hạt bồ kết đốt tồn tính và hạt củ cải sao, mỗi vị bằng lượng nhau. Đem các vị tán thành bột mịn, luyện với mật là thành viên hoàn. Mỗi lần dùng 4g, ngày dùng 2 – 3 lần.

Bài thuốc đa vị 18

Trị hen suyễn ở trẻ nhỏ gây thở khò khè: Chuẩn bị: Cam thảo, tạo giáp tử, ma hoàng, hạt cải củ và đăng tâm thảo bằng lượng nhau. Đem các vị tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 4g.

Bài thuốc đa vị 19

Chữa chứng đầy bụng, khó tiêu do ăn quá nhiều bánh kẹo: Chuẩn bị: Củ cải 50g và gạo tẻ 100g. Đem củ cải thái lát và nấu với gạo thành cháo, thêm 1 ít muối và dùng ăn khi nóng.

Bài thuốc đa vị 20

"Chữa đại tiện khô, bụng trướng, đổ mồ hôi và tiêu hóa kém: Chuẩn bị: Chỉ xác 8g, thần khúc (sao xém) 16g và la bặc tử 12g. Đem sắc kỹ, đem nước sắc uống hết trong ngày.
."

Bài thuốc đa vị 21

Chữa ho suyễn, viêm khí phế quản và suy nhược: Chuẩn bị: Cá diếc 1 con, thịt dê 100g và củ cải 60g. Dùng nấu canh, nêm nếm thêm gia vị và ăn khi nóng.

Bài thuốc đa vị 22

Chữa tức ngực, khó thở, hen suyễn và ho nhiều đờm: Chuẩn bị: Bạch giới tử (hạt cải canh) 3g, tô tử, củ cải mỗi thứ 10g. Đem các vị sao vàng, tán nhỏ và bọc lại trong túi vải. Đem đun sôi với 300ml nước, còn lại 100ml. Chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
"Tránh nhầm lẫn la bặc tử với bạch giới tử (hạt của cây cải canh). Bạch giới tử có kích thước nhỏ nhưng vị cay hơn la bặc tử.
Không dùng hạt củ cải cho người sức yếu (khí hư), thể hao tổn khí, không bị đầy tích và đờm trệ đọng.
Nên hạn chế dùng củ cải cho người có tỳ vị hư hàn.
Cải củ là vị thuốc nam quý, có công dụng chữa các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, ho, hen suyễn,… Tuy nhiên phần lớn các bài thuốc từ dược liệu này đều được lưu truyền trong phạm vi nhân dân. Vì vậy nên tham khảo người có chuyên môn trước khi thực hiện nhằm kiểm soát các rủi ro và tác dụng không mong muốn"