Lức Cây

Report Abuse

272. Luc cay
0 0 Reviews

Lức Cây

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Cây lức, Phật phà (Tày), Lức ấn, Đại ngải, Hoa mai não, Băng phiến ngải, Co mát (Thái), phặc phà (Tày)
Tên địa phương
Lức Cây
Tên tiếng Anh
Indian camphorweed, Indian fleabane, Indian pluchea
Tên tiếng Pháp
Camphrée
Tên khoa học
Pluchea indica (L.) Less., 1831
Tên đồng nghĩa
"Baccharis indica L.
Conyza corymbosa Roxb.
Conyza foliolosa Wall. ex DC.
Conyza indica (L.) Blume ex DC.
Conyza indica var. indica
Conyza indica var. integerrima Miq.
Erigeron denticulatum Burm. f. Erigeron denticulatus Burm .f. Pluchea indica subsp. indica"

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Cúc tần, Lức
Họ
Cúc
Bộ
Cúc
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Loài cây của vùng Ấn Độ, Malaixia
Phân bố
Cây có sự phân bố rộng rãi hầu như đều có thể tìm thấy ở 09 đơn vị hành chính của tỉnh Cà Mau
Sinh cảnh
Phần lớn cây mọc tự nhiên trong vườn nhà và ven đường, ven sông, ven ao và trong vườn thuốc nam cây cũng được người dân trồng trong vườn nhà để làm thuốc
Cách trồng
Cây được trồng bằng hạt hoặc bằng cây con

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống nhiều năm
Dạng cây
Cây bụi
Chiều cao
Cây cao 1 - 2 m
Thân cây
Tiết diện thân tròn, toàn cây có nhiều lông thô nhám và có mùi rất thơm. Thân non màu xanh; thân già màu nâu tía
Cành nhánh
Cành mảnh.
Cuốn lá
Cuống lá ngắn khoảng 0,3-0,5 cm hoặc gần như không có, hình trụ hơi dẹt ở hai mặt, màu xanh nhạt, có nhiều lông
Lá đơn, mọc cách. Phiến lá hơi dòn dai, hình bầu dục đầu nhọn, đáy phiến men dần xuống cuống, màu xanh lục hơi xám và thô nhám, hai mặt lá gần giống nhau, mép lá có răng cưa nhọn khá cạn và không đều, kích thước 4-9,5 x 2,5-4,5 cm, lá ở cành mang hoa có kích thước khoảng 2-5 x 1-2 cm. Gân lá hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, 6-9 cặp gân phụ
Cụm hoa
Cụm hoa đầu hợp thành dạng ngù ở ngọn cành, chiều dài cụm hoa 5-15 cm. Đầu hình trứng khi là nụ, khi hoa nở hình chuông hơi thắt ở giữa, kích thước 0,5-0,6 x 0,3-0,4 cm; cuống ngắn 0,5-1 cm, lá bắc của đầu dạng vảy nạc nhỏ; tổng bao lá bắc 6-8 hàng xếp kết lợp, vòng trong dài hơn vòng ngoài, màu xanh hơi vàng nâu ở rìa, dạng hình bầu dục hơi khum úp vào trong mặt ngoài nhiều lông trắng nhỏ ở 3-4 vòng ngoài đến dạng dải hẹp thẳng và nhẵn ở 3-4 vòng trong, kích thước 1,5-5 x 0,5-2 mm, thường tồn tại; đế cụm hoa phẳng hơi lõm ở giữa, lỗ tổ ong. Đầu mang hoa hình ống có hai loại hoa: hoa cái rất nhiều xếp trên 4-5 vòng ở ngoài, hoa lưỡng tính 6-10 hoa ở trong
Hoa lượng tính
Hoa lưỡng tính: màu hồng nhạt, đài hoa giống hoa bìa; tràng hoa dính nhau bên dưới thành một ống dài khoảng 0,5 cm, hơi thắt ở dưới, phía trên loe, tận cùng chia 5 phiến đều hình bầu dục đỉnh nhọn, có ít lông tiết ngắn, tiền khai van; nhị 5, đều, chỉ nhị màu hồng nhạt, rời, dạng sợi dài khoảng 0,3 cm, đính ở gần gốc ống tràng xen kẽ cánh hoa, bao phấn màu hồng dính nhau thành ống dài khoảng 0,2 cm bao lấy vòi nhụy, 2 buồng, nứt dọc, hướng trong, chung đới dạng phiến bầu dục đỉnh nhọn, gốc có tai tam giác nhọn; hạt phấn màu trắng, hình bầu dục gần cầu, có gai, đường kính 25-30 x 17,5-27,5 µm; bầu giống hoa cái, kích thước ngắn và to hơn; vòi nhụy màu hồng nhạt đậm dần ở trên, dạng sợi, dài 0,4-0,5 cm, có gai nạc ở gần đầu nhụy, đĩa mật rõ quanh gốc vòi; 2 đầu nhụy màu hồng nhạt, dạng máng hẹp
Hoa cái
Hoa cái: màu trắng hơi hồng; đài hoa là một chùm lông mào màu trắng bẩn, dài 0,4-0,5 cm, có gai nạc; tràng hoa dính nhau bên dưới thành một ống rất hẹp, dài 0,4-0,5 mm, trên chia làm 2-5 răng tam giác, tiền khai van; lá noãn 2 ở vị trí trước sau tạo thành bầu dưới 1 ô đựng 1 noãn đính đáy; bầu có màu trắng xanh, hình trụ dài khoảng 1 mm, hơi cong ở những hoa ngoài cùng, gốc có khoen đính, mặt ngoài có gờ dọc, ít lông ngắn màu trắng; vòi nhụy màu trắng hồng dạng sợi dài khoảng 0,4 mm, nhẵn; đĩa mật không rõ ở gốc vòi nhụy; 2 đầu nhụy màu trắng ngà, dạng sợi, thò choãi hướng trước sau, lấm tấm gai nạc ngắn
Quả
Quả bế màu nâu nhạt, hình trụ khoảng 1 mm, có túm lông mào của đài tồn tại, mặt ngoài vỏ quả có dọc lồi, có lông ngắn và tuyến rất nhỏ
Sinh học
Cây ưa sáng và có thể chịu hạn tốt
Mùa hoa
Tháng 2 đến 6
Mùa quả
Tháng 2 đến 6

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Lức cây chứa acid clorogenic, protid, lipid, cellulose, caroten, vitamin C, các chất vô cơ. Lá chứa dẫn chất thiophen. Trong lá có tinh dầu và axit chlorogenic; trong lá tươi có 5,7% protid, 1% lipid, 5,1% cellulose, 2,3% tro; 19 mg% Ca, 2,3% P, 5 mg% Fe, 4,6% caroten, 15 mg% vitamin C . rong lá đại bi có chứa tinh dầu, thành phần chính của tinh dầu là bornéol, camphor, cinéol, limonen, acid palmitic, acid myristic và các sesquiterpen alcol… Trong cây còn chứa 18 chất triterpen như: Erythrodiol, acid hedragonic, acid maslinic, acid ajunolic, acid asiatic, acid hydroxyasiatic... Các chất có tác dụng chống dị ứng như: acid rosmarinic, astragalin, nicotinflorin bauerol… và các flavonoid như: trihydroxy flavon, tetrahydroxy flavon…

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Cây có vị hơi đắng, cay, mùi thơm, tính ấm
Khái quát chung công dụng
Người ta thường thu lá non dùng ăn như rau sống. Cành, lá, rễ thường dùng trị 1. Cảm mạo, nóng không ra mồ hôi, bí tiểu tiện; 2. Phong thấp tê bại, đau nhức xương, đau thắt lưng; 3. Trẻ em ăn uống chậm tiêu. Dùng ngoài trị chấn thương, gãy xương, bong gân và trị ghẻ.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Rễ, lá, cành
Thời gian thu hoạch
Người ta thu hái các bộ phận của cây quanh năm, tốt nhất là vào mùa hè - thu
Tác dụng dược lý
Cây có tác dụng tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá
Chế biến
Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Chữa chấn thương, bầm giập: Lấy lá cúc tần giã nát nhuyễn đắp vào chỗ chấn thương sẽ mau lành

Bài thuốc độc vị 2

Hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa: Sau mỗi bữa ăn, người bệnh hái một nắm lá cúc tần tươi, rửa sạch và ăn sống

Bài thuốc độc vị 3

Điều trị chứng bí tiểu: Sử dụng 40 gram lá cúc tần khô hoặc 100 gram tươi đun sôi với nước và uống hàng ngày

Bài thuốc đa vị 1

Trị thấp khớp, đau nhức xương: Dùng rễ Cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Có thể phối hợp với rễ Trinh nữ 20g, rễ Bưởi bung 20g, Đinh lăng 10g, Cam thảo dây 10g, sắc nước uống

Bài thuốc đa vị 2

Trị cảm sốt, nhức đầu, ho, không có mồ hôi: Dùng Cúc tần 2 nắm, lá Sả 1 nắm, lá Chanh 1 nắm, sắc xông và uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi

Bài thuốc đa vị 3

Chữa đau mỏi lưng: Lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát, thêm ít rượu sao nóng lên, đắp vào nơi đau ở hai bên thận

Bài thuốc đa vị 4

Trị thấp khớp, đau nhức xương: Rễ cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Có thể phối hợp với rễ trinh nữ 20g, rễ bưởi bung 20g, đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g, sắc uống. Dùng 5-7 ngày

Bài thuốc đa vị 5

Chữa đau đầu do suy nghĩ nhiều, tinh thần căng thẳng: Cúc tần 50g, hoa cúc trắng 50g (xé nhỏ), đu đủ vừa chín tới 100g, óc lợn 100g. Cho cúc tần, hoa cúc trắng, đu đủ vào nồi, thêm 1 lít nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ là ăn được. Ăn nóng trước bữa cơm, 2 lần/ngày, ăn liền 1 tuần

Bài thuốc đa vị 6

Chữa ho do viêm khí quản: Dùng 20g cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ, 2 nắm gạo, 3g gừng tươi, cắt nhỏ, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Tất cả đem nấu cháo chín nhừ. Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ

Bài thuốc đa vị 7

Điều trị hen suyễn: Sử dụng 1 bó rau cúc tần cùng với 1 bó rau muống đem dựng vào chỗ mát. Tiếp đó, nhặt lấy phần ngọn, cả lá non và già đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng. Cuối cùng, giã nát và lọc lấy nước cốt. Uống nước này liên tục trong vòng 100 ngày, giúp cải thiện triệu chứng hen suyễn

Bài thuốc đa vị 8

Giảm căng thẳng: Sử dụng 50 gram cúc tần với 50 gram hoa cúc trắng, 100 gram óc lợn và 100 gram đu đủ vừa chín tới hầm canh. Đầu tiên, người bệnh cho cúc tần, đu đủ và hoa cúc trắng đun sôi với 1 lít nước sôi. Tiếp đó, cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ. Ăn nóng trước bữa cơm chính. Mỗi ngày nên ăn 2 lần. Áp dụng liên tục trong 1 tuần, căng thẳng sẽ biến mất

Bài thuốc đa vị 9

Chữa bệnh trĩ: Chuẩn bị lá cúc tần, lá ngải cứu, lá sung và lá lốt, mỗi thứ một nắm cùng với một vài lát nghệ. Nấu nước rồi dùng nước xông hậu môn khoảng 15 phút. Sau khi nước còn ấm, bệnh nhân có thể ngâm trực tiếp 10 – 15 phút rồi lau khô lại bằng khăn mềm. Trong trường hợp trĩ nhẹ, kiên trì thực hiện bài thuốc này 2 – 3 lần mỗi tuần và sau 2 tháng, bệnh có dấu hiệu thuyên giảm đáng kể

Bài thuốc đa vị 10

Điều trị bệnh gai cột sống: Dùng 1 nắm lá cúc tần tươi, rửa sạch và giã nát. Sau đó, trộn chung với 1 ít muối và 1/4 lon bia rồi uống. Sử dụng bài thuốc này trong vòng 1 tuần, giúp giảm đau do gai cột sống gây ra