Chổi đực

Report Abuse

097. Choi duc
0 0 Reviews

Chổi đực

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Ké hoa vàng, Ké đồng tiền, Bạch bối hoàng, Khắt bó lương (Thái).
Tên địa phương
Chổi đực
Tên tiếng Anh
Queensland hemp, Spinyhead sida, Southern sida, Broom weed
Tên tiếng Pháp
Sida jaune, herbe dure, herbe à balais
Tên khoa học
Sida rhombifolia L., 1753
Tên đồng nghĩa
"Diadesma rhombifolia (L.) Raf.
Malva rhombifolia (L.) E.H.L.Krause
Napaea rhombifolia (L.) Moench
Sida adjusta Marais
Sida alba Cav.
Sida andicola Gand.
Sida compressa Wall.
Sida hondensis Kunth
Sida insularis Hatus.
Sida pringlei Gand.
Sida rhombifolia var. canescens DC.
Sida rhombifolia var. guazumifolia K. Schum.
Sida rhombifolia subsp. insularis (Hatus.) Hatus.
Sida rhombifolia subsp. rhombifolia
Sida rhombifolia var. rhombifolia
Sida rhombifolia var. rhomboidea (Roxb. ex Fleming) Mast.
Sida ruderata Macfad.
Sida unicornis Marais"

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Họ
Cẩm quỳ
Bộ
Cẩm quỳ, Bông
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Hòa Bình
Phân bố
Ở Cà Mau, cây Chổi đực phân bố tập trung ở huyện Phú Tân (xã Việt Thắng), huyện U Minh (TT. U Minh), huyện Năm Căn (xã Hàng Vịnh), huyện Ngọc Hiển (xã Đất Mũi), huyện Đầm Dơi (xã Ngọc Chánh).
Sinh cảnh
Cây mọc tự nhiên ở ven đường và trong vườn

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây đa niên
Dạng cây
Cây bụi nhỏ
Chiều cao
Cây cao 1m
Thân cây
Thân và cành có lông hình sao
Lá mọc so le, hình quả trám, mép khía răng tù, mặt dưới có lông hình sao
Hoa lượng tính
Hoa màu vàng mọc ở nách lá hoặc ở ngọn cành
Quả
Quả nang, có sừng nhọn, các mảnh có vỏ mỏng.
Hạt
Hạt có lông.
Sinh học
Cây ưa sáng, chịu hạn tốt do có bộ rễ khỏe. Cây có thể sống được trên nhiều loại đất, kể cả loại đất đồi cằn cỗi, ra hoa quả nhiều hàng năm. Khi quả chín, tự mở cho hạt rơi xuống đất. Vỏ quả có gai móc dễ vướng vào quần áo, lông động vật, phát tán xa. Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt; tái sinh cây chồi khỏe sau khi chặt. Trồng được bằng hạt, sau 130 ngày có thể thu hoạch vỏ lấy sợi. Khi trồng, người ta thường gieo dày cho cây mọc thẳng, ít phân cành.
Mùa hoa
Tháng 9 đến tháng 12.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
"Phần trên mặt đất và rễ Chổi đực chứa cholin, betain, beta-phenethylamin, quinazolin, carboxyl tryptamin.
Lá chứa prostaglandin, acid myristic, acid stearic, acid palmitic, acid oleic, acid linoleic, nhiều acid amin: lysin, histidin…
Hạt chứa acid malvalic, acid sterculid."

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Cây có vị ngọt đắng, không có độc, tính mát. Vào kinh can.
Khái quát chung công dụng
Điều trị bệnh vàng da do suy giảm chức năng gan, điều trị phong tê thấp, đau nhức xương khớp, mụn nhọt (Có mủ), sưng chín mé, trị bệnh đường ruột
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Toàn cây gồm thân, lá và cả hoa để làm thuốc.
Thời gian thu hoạch
Có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào lúc cây đang ra hoa.
Tác dụng dược lý
- Cây có tác dụng làm ra mồ hôi nhẹ, giảm cân, giải cảm, phong nhiệt, làm tan máu ứ, tiêu sung
- Trong thử nghiệm về tác dụng bảo vệ chống viêm gan gây bởi carbon tetraclorid, paracetamol và rifampicin, cao chiết từ Chổi đực thể hiện tác dụng bảo vệ gan đáng kể, có so sánh với thuốc chuẩn silymarin. Dịch chiết nước có tác dụng mạnh nhất. Toàn cây có tính chất ức chế co thắt hồi tràng cô lập chuột lang gây bởi acetylcholine và histamin, dạng thuốc thử là cao chiết với cồn 500. Cao rễ cây có hoạt tính chống sốt rét in vivo (chống Plasmodium berghei).
- Chổi đực được dùng chữa cảm cúm, cảm mạo, sốt, tiểu tiện nóng đỏ hay vàng sẫm, viêm họng, viêm ruột, lỵ, mụn nhọt. Liều dùng 20-40g dược liệu khô sắc uống. Dùng tươi giã đắp, chữa mụn nhọt, lở ngứa.
- Ở Ấn Độ, Chổi đực có tác dụng tốt trong điều trị lao phổi và thấp khớp. Lá hãm uống thay chè. Thân cây chứa dịch nhầy được dùng làm thuốc giảm đau, làm dịu, chữa bệnh da, làm thuốc lợi tiểu và trị sốt. Rễ trị thấp khớp và khí hư. Để chữa sốt rét, lấy rễ Chổi đực tán bột, uống mỗi lần 5g, ngày 3 lần, trong 3 ngày.
- Ở Nepal, nhân dân dùng rễ Chổi đực làm thành bột nhão uống để trị khó tiêu, và dùng nước ép cây bôi trị nhọt. Ở Indonesia, nước hãm của hoa Chổi đực và cây Ké hoa đào pha với sữa dừa uống để chữa thủy đậu và sốt. Ở Australia, nhân dân địa phương dùng Chổi đực trị bệnh về mặt và thấp khớp.
Chế biến
Người ta hay hái lá cây để dùng tươi. Nhưng có khi hái lá hay toàn cây về phơi khô. Khi dùng có khi sao vàng để sắc uống.

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Toàn cây
Bệnh vàng da do nóng gan. Ở Âu châu, toàn cây được dùng trị lao phổi và thấp khớp
Thân cây
Thân nhiều chất nhầy dùng làm thuốc dịu, dùng cả bên trong và bên ngoài
Lá cây
Điều trị phong tê thấp. Ở Ấn độ, lá giã ra dùng đắp tiêu sưng
Hoa
Chữa thủy đậu và sốt
Rễ
Để chữa sốt rét, tê thấp.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Trị chứng mụn nhọt, sưng đau: Lá Chổi đực tươi, rửa sạch rồi giã nát đắp lên vùng bị mụn nhọt, 20 - 40g lá Chổi đực sao khô, sắc uống thay nước trong ngày.

Bài thuốc độc vị 2

Chữa sốt, đau lưng, tê thấp: Dùng toàn cây 30g sắc uống.

Bài thuốc độc vị 3

Chữa lỵ: Ngày sắc uống thay nước, mỗi ngày uống 20-40g cây phơi khô

Bài thuốc độc vị 4

Trị bệnh tổ đỉa: Sử dụng toàn bộ cây Chổi đực tươi, đun lấy nước tắm hàng ngày, Nếu bị ở chân hoặc tay thì có thể ngâm trực tiếp tay chân vào thau nước ở nhiệt độ vừa phải. Để đạt được hiệu quả như mong đợi, nên áp dụng cách làm này thường xuyên trong thời gian nhất định.

Bài thuốc độc vị 5

Trị chứng phong tê thấp: Dùng thân và lá Chổi đực khô 30g để làm thuốc sắc uống hằng ngày. Có thể sao vàng thân và lá Chổi đực để có mùi thơm và dễ uống hơn. Nếu kiên trì hãy sử dụng thay nước lọc để hiệu quả nhanh hơn

Bài thuốc đa vị 1

Trị chứng vàng da: Chổi đực 30g, vẩy rồng 30g, hàm ếch 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc đa vị 2

Trị chứng khí hư bạch đới, đau lung mỏi gối: Chổi đực 6g, thổ phục linh 12g, rau dừa nước 8g, hương phụ 6g, rau đắng 8g, bạch tật lê 6g, cỏ nhọ nồi 12g, mẫu lệ 6g, cú gió đất 6g. Những vị thuốc trên sắc uống ngày 1 thang

Bài thuốc đa vị 3

Trị chứng viêm ruột lỵ: Chổi đực 30g, mã đề 30g, nghể răm 15g. Những vị thuốc trên sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc đa vị 4

Viêm ruột lỵ: Dùng Chổi đực, Mã đề, mỗi vị 30g, Nghể răm 15g, sắc uống.

Bài thuốc đa vị 5

Vàng da: Dùng Chổi đực, Vẩy rồng, Hàm ếch, mỗi vị 30g sắc uống.

Bài thuốc đa vị 6

Viêm hạch bạch huyết do lao cổ: Dùng Chổi đực 60g nấu với thịt với lượng gấp đôi rồi ăn. Cũng dùng lá tươi đắp ngoài.

Bài thuốc đa vị 7

Điều trị bệnh sỏi thận: Lấy lá cây Chổi đực tươi khoảng 100g sau đó rửa sạch., vào buổi chiều tối, đem vò với nước sôi để nguội sau đó lọc lấy phần nước (có thể dùng máy xay sinh tố, rồi lọc lấy nước). Sau đó, đem phơi sương qua đêm và uống vào buổi sáng sớm sau khi vừa thức dậy. Tiếp đến, có thể kết hợp dùng thêm rễ cây dứa dại khô sao vàng (40g/ngày) sắc uống. Dùng cách này liên trục trong thời gian từ 5 đến 7 ngày sẽ đánh bay sỏi thận.

Bài thuốc đa vị 8

Giúp thuyên giảm chứng vàng da do nóng gan từ cây Chổi đực: Lấy một lượng nhân trần vừa đủ và Chổi đực khô mỗi vị 25g. Đem các thành phần đã chuẩn bị đi sắc lấy nước uống. Sau khi nấu sôi thì để nhỏ lửa và sắc cho thuốc ra hết vị. Sử dụng liên tục trong vòng 2 tháng để thấy hiệu quả

Bài thuốc đa vị 9

Trị viêm hạch bạch huyết do lao cổ: Lấy cây Chổi đực khoảng 60g và thịt lợn 120g đem nấu chín Chổi đực và thịt lợn. Nấu thịt lợn cho chín vừa tới thì bỏ Chổi đực vào nấu chung để lửa vừa nhỏ, nấu thêm 7-10p thì có thể dùng được. Ăn khi còn nóng. Đồng thời nên kết hợp sử dụng lá tươi đắp vào vùng cổ bị sưng.

Bài thuốc đa vị 10

Trị vàng da: Dùng Chổi đực kết hợp với hàm ếch, vẩy rồng, mỗi vị sử dụng 30g sắc lấy nước uống. Sử dụng hằng ngày để thấy được hiệu quả

Bài thuốc đa vị 11

Giúp hạn chế tình trạng đau lưng, khí hư bạch giới: Dùng Thổ phục linh một lượng khoảng 12g, cây Chổi đực khoảng 6g, củ gió đất 6g, mẫu lệ 6g kết hợp với 8g rau dừa nước, cỏ nhọ nồi 12g, hương phụ 6g, bạch tật lê 6g và rau đắng 8g. Cho tất cả các vị thuốc lại với nhau, sau đó đem các vị sắc lên để uống, ngày dùng 1 thang. Và kiên trì sử dụng đến khi thuốc phát huy tác dụng của mình.