Chó đẻ thân đỏ

Report Abuse

095. Cho de than do
0 0 Reviews

Chó đẻ thân đỏ

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Chó đẻ răng cưa, Chó đẻ, Diệp hạ châu
Tên địa phương
Chó đẻ thân đỏ
Tên tiếng Anh
Chamber bitter, Gipeweed, Shatterstone, Stonebreaker, Leafflower
Tên khoa học
Phyllanthus urinaria L., 1753
Tên đồng nghĩa
"Diasperus urinaria (L.) Kuntze
Phyllanthus alatus Blume
Phyllanthus cantoniensis Hornem.
Phyllanthus croizatii Steyerm.
Phyllanthus lauterbachianus Pax
Phyllanthus leprocarpus Wight
Phyllanthus mauritianus Henry H.Johnst.
Phyllanthus nozeranii Rossignol & Haicour
Phyllanthus rubens Bojer ex Baker
Phyllanthus urinaria var. laevis Haines
Phyllanthus urinaria var. oblongifolius Müll.Arg.
Phyllanthus urinaria subsp. urinaria"

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Loài
P. urinaria
Họ
Diệp hạ châu
Bộ
Sơ ri
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Phân bố
Ở Cà Mau, cây Chó đẻ thân đỏ phân bố tập ở huyện Phú Tân (xã Phú Thuận), huyện Phú Thuận (xã Phong Lạc, xã Khánh Hưng), huyện Đầm Dơi (xã Tân Dân, xã Tạ An Khương)
Sinh cảnh
Cây mọc tự nhiên theo ven đường đi
Cách trồng
Cây mọc tự nhiên từ hạt.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây hàng năm hoặc sống dai.
Dạng cây
Cây thảo
Chiều cao
Cây cao 20 – 30 cm
Thân cây
Thân có màu hanh đỏ và màu thường đậm nơi gốc cành, phân nhánh rất nhiều. Thân gần như nhẵn, mọc thẳng đứng, mang cành, thường có màu đỏ
Phiến lá có màu xanh hơi đậm, dài và dầy hơn cây chó đẻ thân xanh. Lá mọc so le,lưỡng lệ trông như lá kép, phiến lá thuôn, dài 5-15mm, rộng 2-5mm, đầu nhọn hay hơi tù, mép nguyên nhưng hơi có răng cưa rất nhỏ, mặt dưới màu xanh lơ, không cuống hay có cuống rất ngắn
Hoa lượng tính
Hoa mọc ở kẽ lá, nhỏ, màu nâu đỏ, đơn tính, hoa đực, hoa cái cùng gốc, ở đầu cành, cái ở dưới. Hoa không cuống, hoặc có cuống rất ngắn
Hoa đực
Hoa đực mọc ở nách gần phía ngọn, hoa có cuống rất ngắn hoặc không có, đài 6 hình bầu dục ngược, đĩa mật có 6 tuyến, nhị 3 chỉ nhị rất ngắn, dính nhau ở gốc.
Hoa cái
Hoa cái mọc đơn độc ở phía dưới các cành, dài 6 hình bầu dục mũi mác, đĩa mật hình vòng phân thùy, các vòi nhụy rất ngắn xẻ đôi thành 2 nhánh uốn cong, bầu hình trứng.
Quả
Quả nang hơi đỏ, hình cầu, đường kính quả có thể đạt tới 2mm, có gai nhỏ, chứa 6 hạt treo lủng lẳng dưới lá, do đó có tên là diệp hạ châu có nghĩa là hạt dưới mặt lá.
Hạt
Hạt 3 cạnh, hình trứng, màu nâu nhạt, có vân ngang
Mùa hoa
Tháng 4 đến 6
Mùa quả
Tháng 7 đến 9

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Trong cây có các acid, các triterpen, một vài alcoloid và các dẫn xuất phenol. Gần đây, từ lá, người ta đã trích được acid ellagic, acid gallic, một acid phenolic và một flavonoid; chất thứ nhất không tan trong nước, các chất sau tan trong nước nóng; còn có một chiết xuất tinh gọi là coderacin

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Cây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát
Khái quát chung công dụng
Thường được dùng chữa đau yết hầu, viêm cổ họng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da thần kinh, lở ngứa, sản hậu ứ huyết, trẻ em tưa lưỡi, chàm má. Còn dùng trị rắn cắn. Liều dùng 8-16 g cây khô sắc nước uống, hoặc dùng cây tươi giã chiết lấy dịch uống hoặc vắt lấy nước bôi và lấy bã đắp. Cây tươi còn có thể giã nát đắp chữa các đầu khớp sưng đau. Ở Trung Quốc, người ta dùng Chó đẻ thân đỏ để chữa: 1. Viêm thận phù thũng; 2. Viêm niệu đạo và sỏi niệu đạo, viêm ruột, lỵ, viêm kết mạc, viêm gan; 3. Trẻ em cam tích, suy dinh dưỡng. Ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây như là thuốc lợi tiểu trong bệnh phù, cũng dùng trị bệnh lậu và những rối loạn đường niệu sinh dục và làm thuốc duốc cá. Rễ cây dùng cho trẻ em mất ngủ. Ở Campuchia, người ta dùng cây sắc uống, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trị các bệnh về gan, trị kiết lỵ, sốt rét. Ở Thái Lan, cây được dùng trị các bệnh đau dạ dày, bệnh hoa liễu, vàng da, trĩ và lỵ. Cây non được dùng làm thuốc ho cho trẻ em
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Toàn cây
Thời gian thu hoạch
Thu hái toàn cây vào mùa hè thu
Tác dụng dược lý
- Cây có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, điều kinh, thanh can, sáng mắt, làm se và hạ nhiệt. Ngoài ra, người ta còn thấy tác dụng diệt khuẩn và diệt nấm rõ rệt của acid phenolic và flavonoid trong cây. Coderacin dùng chế thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ tra mắt, nó có khả năng diệt một số vi khuẩn, nấm và mốc, chủ yếu là các mầm gây bệnh đối với mắt
- Diệp hạ châu thân đỏ với vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, điều kinh, thanh can, sáng mắt, làm se và hạ nhiệt. Tuy nhiên, cây chó đẻ thân đỏ vẫn được khai thác trong tự nhiên để làm thuốc nhưng có lẽ dược tính không mạnh bằng cây chó đẻ thân xanh nên không được trồng đại trà
Chế biến
Cây sau khi thu hoạch, rửa sạch phơi nắng gần khô, đem phơi trong râm rồi cất dùng

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Chữa bệnh gan, chữa sốt, đau mắt, rắn cắn: Ngày uống 20-40g cây tươi, sao khô sắc đặc mà uống. Dùng ngoài không kể liều lượng

Bài thuốc độc vị 2

Chữa trẻ em tưa lưỡi: Giã cây tươi vắt lấy nước cốt bôi

Bài thuốc độc vị 3

Sản hậu ứ huyết: Dùng 8-16 g cây khô sắc uống hàng ngày

Bài thuốc độc vị 4

Chữa bị thương, vết đứt chảy máu: Dùng Chó đẻ thân đỏ với vôi giã nhỏ, đắp vào vết thương (Bách gia trân tràng)

Bài thuốc đa vị 1

Chữa bệnh viêm gan B: Diệp hạ châu 30g, nhân trần 12g, chi từ 8g, sài hồ 12g, cùng hạ khô thảo 12g, ngày sắc uống một thang

Bài thuốc đa vị 2

Chữa viêm gan, viêm ruột tiêu chảy, vàng da: Diệp hạ châu đắnh 40g, mã đề 20g, cây dành dành 12g, sắc lên rồi dùng

Bài thuốc đa vị 3

Chữa bệnh sốt rét: Cây chó đẻ 8g, dây hà thủ ô, lá cây mãng cầu tươi, thảo quả, thường sơn, dây gớm, mỗi loại lấy 10g, hạt cau, dây cóc, ô mai, mỗi vị lấy 4g sắc với 600ml nước, sau khi sắc xong còn khoảng 200ml nước đem chia làm hai phần, uống trước cơn sốt rét 2h. Nếu dùng mà vẫn chưa hết thì cho thêm sài hổ 10g. 4. Cách sử dụng diệp hạ châu chữa bệnh

Bài thuốc đa vị 4

Chữa viêm gan siêu vi: Diệp hạ châu đắng 16g, Nhân trần nam16g, Vỏ bưởi (phơi khô, sao) 4g, Hậu phác 8g, Thổ phục linh 12g. Nếu cơ thể quá suy nhược có thể gia thêm rễ Đinh lăng 12g, nhiệt nhiều gia thêm Rau má 12g, Hạt dành dành 12g, báng tích nhiều gia Vỏ đại 8g. Sự phối hợp giữa diệp hạ châu, Nhân trần và Thổ phục linh tăng tác dụng giải độc, chống siêu vi. Gia thêm Vỏ bưởi, Hậu phác ấm nóng giúp kiện Tỳ để trung hoà bớt tính mát của Nhân trần và diệp hạ châu khi cần sử dụng lâu dài

Bài thuốc đa vị 5

Chữa suy gan do rượu, sốt rét, nhiễm độc do môi trường hoặc các trường hợp hay nổi mẩn, nổi mụn do huyết nhiệt: Diệp hạ châu đắng 12g, Cam thảo đất 12g. Sắc nước uống hàng ngày thay trà

Bài thuốc đa vị 6

Chữa sạn mật, sạn thận: Diệp hạ châu đắng 24g. Sắc uống, sắc làm 2 nước để vừa tận dụng được hoạt chất vừa uống thêm nhiều nước. Nếu đầy bụng, ăn kém gia thêm Gừng sống hoặc Hậu phác. Để ngăn chận sỏi tái phát, thỉnh thoảng nên dùng diệp hạ châu dưới hình thức hãm uống thay trà, liều khoảng 8 đến 10g mỗi ngày

Bài thuốc đa vị 7

Cách chữa sốt rét bằng diệp hạ châu: Diệp hạ châu đắng 16g, Thảo quả 12g, Thường sơn 16g, Hạ khô thảo 12g, Binh lang 8g, Đinh lăng 12g. Sắc uống

Bài thuốc đa vị 8

Chữa nhọt độc, sưng đau: Dùng cây chó đẻ thân đỏ một nắm với một ít muối giả nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp chỗ đau (Bách gia trân tràng)

Bài thuốc đa vị 9

Chữa viêm gan vàng da, viêm thận tiểu ra máu hoặc viêm ruột tiêu chảy, mắt đau sưng đỏ: Diệp hạ châu 40g, mã đề 20g, dành dành 12g. Sắc lấy nước uống.

Bài thuốc đa vị 10

Chữa bị thương ứ máu: Dùng lá, cành Chó đẻ thân đỏ với Mần tưới, mỗi thứ một nắm, giã nhỏ chế nước đồng tiện vào, vắt lấy nước uống, bã thì đắp. Hoặc hòa thêm bột Đại hoàng 8-12 g càng tốt (Hoạt nhân toát yếu)

Bài thuốc đa vị 11

Chữa mắt đau, sưng đỏ, viêm gan vàng da, viêm thận đái đỏ, hoặc viêm ruột đi ngoài ra nước: Dùng Chó đẻ thân đỏ 40g, Mã đề 20g, Dành dành 12 g sắc uống

Bài thuốc đa vị 12

Chữa lở loét thối thịt không liền miệng: Dùng lá Chỏ đẻ thân đỏ, là Thồm lồm, liều bằng nhau, Đinh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp (Bách gia trân tàng)

Bài thuốc đa vị 13

Chữa suy gan do nghiện rượu, ứ mật: Diệp hạ châu 10g, Cam thảo đất 20g. Sắc uống thay nước hàng ngày.

Bài thuốc đa vị 14

Chữa viêm gan do virut B: Diệp hạ châu đắng 10g, nghệ vàng 5g, sắc nước 3 lần, lần đầu với 3 bát nước lấy 1 bát thuốc. Lần thứ 2 và 3 với 2 bát nước, mỗi lần lấy nửa bát thuốc. Trộn chung rồi thêm 50 gam đường, đun sôi cho tan đường, chia làm 4 lần uống trong ngày. Sau 15 ngày dùng thuốc xét nghiệm lại, khi kết quả xét nghiệm máu đạt HbsAg (-) thì thôi dùng thuốc.

Bài thuốc đa vị 15

Chữa xơ gan cổ trướng: Diệp hạ châu đắng 100g sắc nước 4 lần. Lần đầu với 3 bát nước lấy 1 bát thuốc, 3 lần sau mỗi lần sắc với 2 bát nước lấy nửa bát thuốc. Trộn chung rồi thêm 100 gam đường, đun sôi cho tan đường. Chia làm 6 lần uống trong ngày. Khi hết triệu chứng thì thôi dùng thuốc (khoảng 30-40 ngày).Khẩu phần hàng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).

Bài thuốc đa vị 16

Chữa sốt rét: Diệp hạ châu 8g; thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10g; hạt cau, ô mai, dây cóc mỗi vị 4g. Tất cả đem sắc với 600ml nước đến khi còn khoảng 200ml, chia uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, có thể thêm sài hồ 10g.

Bài thuốc đa vị 17

Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu sẫm màu: Diệp hạ châu 1g, nhọ nồi 2g, xuyên tâm liên 1g. Tất cả đem phơi khô trong râm rồi tán bột. Sau đó, sắc bột thuốc này và uống hết ngay một lúc, ngày uống 3 lần. (Theo y học dân gian Ấn Độ).

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Diệp hạ châu không có độc tính, độ an toàn cao ngoại trừ một số trường hợp đau cơ, co giật trong khi điều trị sỏi thận hoặc sỏi mật do quá trình tống xuất sỏi. Tuy nhiên, Diệp hạ châu có tính mát có thể gây trệ Tỳ, đầy bụng ở những người có Tỳ Vị hư hàn, dùng liều cao hoặc dùng lâu ngày. Do đó, những trường hợp nầy nên phối hợp với những vị thuốc có tính cay ấm để dung hoà bớt tính mát của Diệp hạ châu